Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 701 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

I.Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi lại vào giấy chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:

Câu 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật?

A. Khi vật được chiếu sáng C. Khi có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta

B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật D. Khi vật phát ra ánh sáng

Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là vật sáng?

A. Mặt Trời C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời

B. Ngọn nến đang cháy D. Mặt trăng

Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực:

A.Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

B.Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng.

C.Mặt Trời bỗng dưng biến mất.

D.Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 4. Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi:

 A. Xung quanh ta có ánh sáng. B. Ta mở mắt.

 C. Không có vật chắn sáng. D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 701 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề 701 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: VẬT LÍ LỚP 7 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45 phút. I.Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi lại vào giấy chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: Câu 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật? A. Khi vật được chiếu sáng C. Khi có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật D. Khi vật phát ra ánh sáng Câu 2. Vật nào dưới đây không phải là vật sáng? A. Mặt Trời C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời B. Ngọn nến đang cháy D. Mặt trăng Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực: A.Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất. B.Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng. C.Mặt Trời bỗng dưng biến mất. D.Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 4. Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi: A. Xung quanh ta có ánh sáng. B. Ta mở mắt. C. Không có vật chắn sáng. D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta. Câu 5. Chiếu một tia sáng vuông góc với một mặt gương. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây? A. i’= 00 B. i’= 900 C. i’= 450 D. i’= 1800 Câu 6. Câu nào sau đây là câu sai ? A. Chùm sáng song song gồm nhiều tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. B. Nhà cửa, cây cối, bảng gỗ là những vật sáng. C. Những vật tự phát ra ánh sáng được gọi là nguồn sáng. D. Trong thực tế, ta không nhận thấy được tia sáng. Câu 7. Vật sáng là: A. Mặt Trời C. Bút chì được chiếu sáng B. Mặt trăng D. Tất cả đều đúng Câu 8. Cho điểm sáng S cách gương phẳng 20cm. Ảnh S’ của S qua gương sẽ cách gương một khoảng : A. 20cm B. 40cm C. 10cm D. 60cm Câu 9. Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng: A. Một tấm đồng nhẵn bóng C. Ô kính cửa sổ B. Mặt hồ nước gợn sóng D. Miếng thủy tinh phẳng Câu 10. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực? A. Ban ngày, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng. B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì Trái Đất che khuất. C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. D. Ban đêm, khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng. Câu 11. Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng? A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính. B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. C. Trong môi trường không đồng tính. D. Trong môi trường không trong suốt. Câu 12. Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu được nằm trong mặt phẳng nào? A. Mặt gương. B. Mặt phẳng tạo bởi tia tới và mặt gương. C. Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. D. Mặt phẳng vuông góc với tia tới. Câu 13. Có thể xoay cổ đèn pin để được chùm sáng song song phát đi xa là vì: A. Pha đèn pin có dạng một gương phẳng. B. Pha đèn pin có dạng một gương cầu lõm. C. Pha đèn pin có dạng một gương cầu lồi. D. Pha đèn pin có dạng một gương bất kì Câu 14. Trường hợp nào sau đây không nên dùng gương cầu lồi . A. Dùng gương làm chiếu hậu trên các phương tiện giao thông . B. Dùng làm gương soi trong gia đình vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước . C. Đặt gương cầu lồi ở những đường cong có khúc cua hẹp . D. Dùng gương cầu lồi để tạo ra những hình ảnh khác với vật trong các “ nhà cười “. Câu 15. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng có cùng điểm chung là: A. Đều là ảnh thật. C. Đều không hứng được trên màn chắn. B. Đều nhỏ hơn vật. D. Đều lớn hơn vật. Câu 16. Góc phản xạ là góc hợp bởi A. tia phản xạ và mặt gương. B. tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới. C. tia tới và pháp tuyến. D. tia tới và mặt gương. Câu 17: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm là: A. Lớn hơn vật. B. Bằng vật. C. Nhỏ hơn vật. D. Gấp đôi vật. Câu 18. Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì : A.Bản thân bông hoa có màu đỏ C. Bông hoa là một nguồn sáng B.Bông hoa là một vật sáng D.Có ánh sáng đỏ từ bông hoa truyền đến mắt ta Câu 19. Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường nào? A. Theo đường vòng. B. Theo đường cong bất kì. C. Theo đường dích dắc. D. Theo đường thẳng. Câu 20. Chiếu một tia sáng đến gương phẳng với góc tới bằng 300, góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ có giá trị bằng bao nhiêu? A. 400. B. 600. C. 500. D. 1200. II. Tự luận I 400 (Hình 1) S N A B (Hình 2) Câu 21: (1 điểm): Trên ôtô người ta thường lắp gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau. Làm như thế có lợi gì? Câu 22: (2 điểm): Chiếu 1 tia sáng SI lên một gương phẳng như hình vẽ. Góc tạo bởi tia SI với mặt phẳng bằng 400. a)Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng vẽ tia phản xạ IR. Tính góc phản xạ b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình minh họa? Câu 23: (1,5 điểm): Cho hình vẽ 2, trong đó vật sáng AB đặt trước gương phẳng. a) Vẽ ảnh A'B' của AB qua gương phẳng. b) Trình bày cách vẽ một tia sáng xuất phát từ A phản xạ đến B? Câu 24: (0,5 điểm): Cho 2 gương phẳng G1, G2 vuông góc với nhau và có mặt phản xạ quay vào nhau như hình vẽ. Chiếu một tia sáng SI tới gương. Hãy vẽ tia phản xạ của 2 gương? I S ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN : VẬT LÝ 7 ( Đề 701) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM I.Trắc nghiệm Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1- C 2- C 3- A 4- D 5- A 6- A 7 - D 8 - A 9-B 10-B 11-A 12-C 13-B 14-B 15-C 16-B 17-C 18-D 19-D 20-B 5 Câu 21 Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau. 0.5 0.5 Câu 22 a) Vẽ đúng IR, tính góc phản xạ b) Vẽ đúng 1.5 0.5 Câu 23 a) Vẽ đúng ảnh A’B’ b) Vẽ đúng tia AI; IC 1 0.5 Câu 24 - Vẽ đúng tia phản xạ của G1 - Vẽ đúng tia phản xạ của G2 0.25 0.25 BGH DUYỆT Dương Phương Hảo NHÓM TRƯỞNG Đào Thị Huyền NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Vi Linh

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_vat_ly_lop_6_ma_de_701_nam_hoc_202.doc
Giáo án liên quan