Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)

PHẦN I: (5 điểm)

 Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

 “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:

- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!.

Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

 Xe chạy chầm chậm.Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại”.

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ghi rõ tên tác giả, năm sáng tác?

Thể loại của văn bản?

Câu 2:Tìm trường từ vựng chỉ “Đồ dùng trong cuộc sống” trong đoạn văn trên?

Câu 3: Phát hiện và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong đoạn trích?

Câu 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích? Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích?

 

docx8 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 10 / 11 /2020 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về: - Văn học: các văn bản “ Tôi đi học”, “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Lão Hạc”. - Tiếng Việt: Trường từ vựng, biện pháp nghệ thuật so sánh và tác dụng. - Tập làm văn: Văn bản tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập và viết bài văn cảm nhận, tóm tắt văn bản tự sự. 3. Thái độ: Học sinh làm bài nghiêm túc. 4. Phát triển năng lực: Năng lực cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt. II. MA TRẬN Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản Tác giả, Tác phẩm Năm sáng tác Thể loại văn bản Nêu tên văn bản - tác giả, năm sáng tác, tác phẩm, thể loại văn bản Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Nghệ thuật so sánh trong đoạn văn bản Chỉ rõ nghệ thuật so sánh Tác dụng của NT so sánh Số câu 2 Số điểm 1,5 Tỉ lệ 15% Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5 % Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10 % II. Tiếng Việt Trường từ vựng Xác định trường từ vựng Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 0,5 Tỉ lệ 5 % Tập làm văn Cảm nhận một nhân vật trong tác phẩm văn học Cảm nhận một nhân vật lão Hạc (Chị Dậu) Số câu 1 Số điểm 3,5 Tỉ lệ 35% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 3,5 Tỉ lệ 35 % Tóm tắt văn bản tự sự Tóm tắt văn bản “ Trong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ” Số câu 1 Số điểm 1,5 Tỉ lệ 15% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 1,5 Tỉ lệ 15 % Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Xác định yếu tố MT và BC Tác dụng của yếu tố MT + BC Số câu 2 Số điểm 2 Tỉ lệ 20% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Sốđiểm:1 Tỉlệ:10% Số câu: 1 Số điểm1 Tỉ lệ 10% Tổng số câu (ý) Tổng điểm Tỉ lệ % Số câu 3 Số điểm 2,5 Tỉ lệ 25% Số câu 2 Số điểm 1,5 Tỉ lệ 15% Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Số câu 2 Số điểm 5 Tỉ lệ 50% Số câu 8 Số điểm 10 Tỉ lệ 100% III. NỘI DUNG ĐÊ: đính kèm IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: đính kèm TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 10 / 11 /2020 PHẦN I: (5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: - Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!... Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Xe chạy chầm chậm...Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại”. Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ghi rõ tên tác giả, năm sáng tác? Thể loại của văn bản? Câu 2:Tìm trường từ vựng chỉ “Đồ dùng trong cuộc sống” trong đoạn văn trên? Câu 3: Phát hiện và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong đoạn trích? Câu 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích? Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích? PHẦN II: ( 5 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 10 câu tóm tắt lại văn bản “Tức nước vỡ bờ” (SGK Ngữ văn 8- Tập 1) của nhà văn Ngô Tất Tố. Câu 2: Viết đoạn văn diễn dịch từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về tình yêu thương con sâu sắc của lão Hạc qua văn bản “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Trong đoạn văn có sử dụng một thán từ ( gạch chân – chú thích) TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG Đề 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra:10 / 11 /2020 PHẦN I: (5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: “Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chìa ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước có sách vở thật nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi: – Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm: – Thôi để mẹ cầm cũng được. Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”. Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ghi rõ tên tác giả, năm sáng tác? Thể loại của văn bản? Câu 2: Tìm trường từ vựng chỉ “Đồ dùng học tập” trong đoạn trích? Câu 3: Phát hiện và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong đoạn trích? Câu 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích? Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích? PHẦN II: ( 5 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 8 câu tóm tắt lại văn bản “ Trong lòng mẹ” (SGK Ngữ văn 8- Tập 1) của nhà văn Nguyên Hồng. Câu 2: Viết đoạn văn diễn dịch từ 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về hành động phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố. Trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ.( Gạch chân – chú thích) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” - Tác giả: Nguyên Hồng - Năm sáng tác: 1938 - Thể loại văn bản: Hồi ký 1 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Trường từ vựng chỉ “Đồ dùng trong cuộc sống”: - Xe kéo, guốc, nón. 0,5 3 - Phát hiện hình ảnh so sánh: “Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. - Tác dụng: + Cách so sánh độc đáo mang ý nghĩa trừu tượng. + Nhấn mạnh niềm khát khao được gặp lại mẹ của chú bé Hồng sau bao ngày xa cách. + Làm cho câu văn giàu hình ảnh mang tính biểu cảm cao. 1,5 0,5 0,25 0,5 0,25 4 1.Yếu tố miêu tả - Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. - Chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên vỉa hè 2. Yếu tố biểu cảm: ( suy nghĩ) - Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi. - Cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực - Cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. 3.Tác dụng: Nhấn mạnh sự việc được gặp lại mẹ thật cảm động và niềm khao khát cháy bỏng khi nhận ra người mẹ yêu thương sau bao ngày xa cách của bé Hồng. 2 0,5 0,5 1 II 1 Đảm bảo các ý sau: - Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nộp sưu, bị hành hạ, đánh đập tưởng chết, người ta cõng anh về trả cho chị. - Nhờ bà lão hàng xóm cho bát gạo, chị nấu cho anh húp. - Vừa run rẩy kề bát cháo vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng đòi tiền sưu. - Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra. - Chị Dậu cũng hoảng, run run van xin chúng kho khất. - Nhưng chúng không nghe, quát với giọng hầm hè và chuận bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, van xin tha cho chồng. Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. - Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu thì chị tức quá không chịu được, liều mạng cự lại. - Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi chị bị tát. - Lúc này chị thay đổi cách xưng hô (xưng bà), đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng, mạnh mẽ. - Khi bị đẩy tới "đường cùng", chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt, với thái độ bất khuất. 1,5 2 Đoạn văn 1. Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn diễn dịch từ 10 -15 câu - Viết đúng một 1 thán từ ( gạch chân – chú thích rõ) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu; không mắc lỗi về dùng từ. 2. Yêu cầu về nội dung: Cần làm rõ lòng thương con của lão Hạc: - Biểu hiện: + Khi con bỏ đi, lão nhớ thương con, mong con trở về + Lão không muốn tiêu phạm vào tiền để dành cho con nên quyết định bán con chó. + Lão sống lay lắt qua ngày ( đói kém, mất mùa, bệnh tật, thất nghiệp) để dành tiền cho con. + Lão chấp nhận cái chết để dành tiền và giữ mảnh vườn cho con. Bộc lộ rõ vẻ đẹp phẩm chất của lão Hạc: yêu thương con tha thiết. Häc sinh biÕt lÊy dÉn chøng ®Ó minh ho¹ 1 0,25 0,25 0,5 2,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Tác phẩm “Tôi đi học” - Tác giả: Thanh Tịnh - Năm sáng tác: 1941 - Thể loại văn bản: Truyện ngắn 1 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Trường từ vựng chỉ “Đồ dùng học tập”: Sách vở, quyển vở, bút thước 1 3 - Phát hiện hình ảnh so sánh: “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi ”. - Tác dụng: + Cách so sánh độc đáo, mang ý nghĩa trừu tượng, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm + Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua nhưng sống mãi, đọng mãi và lung linh trong kí ức. Khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao. + Qua đó thể hiện tâm hồn trong trẻo, ngây thơ, khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời tri thức mới. + Nhờ hình ảnh so sánh trên đã tô đậm thêm chất trữ tình trong trẻo cho đoạn văn. 1,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 4 1.Yếu tố miêu tả - Áo quần tươm tất - Nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem - Mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết 2. Yếu tố biểu cảm ( suy nghĩ) - Cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. - Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. 3. Tác dụng Nhấn mạnh sự việc nhân vật “ Tôi” cảm thấy háo hức, hăm hở trong buổi tựu trường đầu tiên. 2 0,5 0,5 1 II 1 Đảm bảo các ý sau: - Sau đám tang thầy, bé Hồng đã đội mũ trắng, cuốn băng đen để tang thầy. - Một hôm, cô bé Hồng gọi bé vào nói chuyện riêng. - Bà cô vì muốn để cho bé Hồng ghét mẹ mình nên đã kể xấu mẹ Hồng với Hồng bằng giọng ngọt ngào giả tạo khiến cho bé Hồng vô cùng đau lòng, thậm chí bà cô còn bảo bé Hồng vào Thanh Hóa tìm mẹ và em bé. - Tuy mẹ đã đi xa lâu lại không viết cho Hồng lấy một lá thư, bé Hồng vẫn kiên quyết bảo vệ và tin tưởng mẹ trước những lời ác ý của bà cô. - Ngày hôm sau đi học, khi thoáng thấy bóng người giống mẹ, Hồng đã không kìm được lòng mà chạy đuổi theo gọi mẹ và đó đúng là mẹ Hồng về. - Bé Hồng ngồi lên xe, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve như ngày còn bé. - Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. - Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ. 1,5 2 Đoạn văn 1. Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn diễn dịch từ 10 -15 câu - Viết đúng một 1 trợ từ ( gạch chân – chú thích rõ) - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu; không mắc lỗi về dùng từ. 2. Yêu cầu về nội dung: - Bộc lộ cảm xúc sung sướng, hả hê trước hành động phản kháng của chị Dậu. - Hành động phản kháng của chị Dậu: Ban đầu chị van xin, chuyển sang đấu lý, cuối cùng chị chuyển sang đấu lực. (Biết lấy dẫn chứng, phân tích dẫn chứng phù hợp). - Nhận xét đánh giá hành động của chị: quyết liệt, dữ dội với sức mạnh bất ngờ, phản ánh qui luật “có áp bức có đấu tranh” - Hành động phản kháng của chị Dậu xuất phát từ tình yêu thương chồng tha thiết. - Hành động này thể hiện sức sống tiềm tàng của chị Dậu đại diện cho người phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. 1 0,25 0,25 0,5 2,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 BGH duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người ra đề Tạ Thanh Hương Ngô Thúy Loan

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tr.docx