Câu 1: a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
b/ Giải nghĩa từ “tráng sĩ” trong đoạn văn.
Câu 2: Chi tiết : Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?
Câu 3: Hãy chỉ ra lỗi dùng từ sai trong câu văn sau và sửa lại cho đúng:
Tráng sĩ đã dũng cảm đánh tan quân xâm lược để bảo vệ bờ cõi nước ta khiến người đọc yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn tráng sĩ.
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề số 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Đề 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2020 – 2021
Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời . »
(SGK Ngữ văn 6- tập I)
Câu 1: a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
b/ Giải nghĩa từ “tráng sĩ” trong đoạn văn.
Câu 2: Chi tiết : Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?
Câu 3: Hãy chỉ ra lỗi dùng từ sai trong câu văn sau và sửa lại cho đúng:
Tráng sĩ đã dũng cảm đánh tan quân xâm lược để bảo vệ bờ cõi nước ta khiến người đọc yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn tráng sĩ.
Câu 4: Thánh Gióng là biểu tượng đẹp về lòng yêu nước của nhân dân ta. Vậy là học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước.(Trình bày thành đoạn văn khoảng 6->8 câu).
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
Kể lại truyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.
--------------------Chúc các em làm bài tốt-------------------
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA GIỮA KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
(5 đ)
1.a
- Đoạn văn thuộc văn bản “Thánh Gióng”
0,5
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
1.b
-Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
0,5
2
Ý nghĩa chi tiết: Đánh giặc xong, Gióng cởi giáp sắt để lại và bay về trời:
-Là chi tiết tưởng tượng, kì ảo. 0,25đ
-Gióng đánh giặc một cách vô tư, không màng danh lợi. 0,5đ
-Nhân dân yêu mến trân trọng,muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng: 0,75đ
+Gióng trở về cõi vô biên bất tử.
+Gióng hóa thân vào non nước đất trời, là biểu tượng đẹp của người dân Văn Lang.
1,5 đ
3
Phát hiện lỗi sai: Lỗi lặp từ “tráng sĩ”
0,5 đ
Sửa lại: bỏ từ “tráng sĩ” cuối câu
0,5 đ
4
- Về hình thức:(0,5điểm)
- Đúng đoạn văn, đảm bảo số câu, các câu liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi thông thường .
- Về nội dung:(1điểm)
HS có cách diễn đạt riêng, song cần đảm bảo các ý sau:
+ Ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành con ngoan, trò giỏi.
+Tiếp cận những khoa học kĩ thuật, rèn luyện các kĩ năng.
+Khắc phục những yếu kém của bản thân.
+ Học tập sáng tạo, say mê tìm tòi, mai sau góp phần dựng xây đất nước
1,5 đ
II
(5 đ)
A. Yêu cầu :
- Về hình thức:
- HS biết làm một bài văn tự sự
- Biết chọn ngôi kể phù hợp.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp thông thường.
* Về nội dung:
1. Mở bài : (0,5 đ)
Dẫn dắt, giới thiệu vào câu chuyện
2. Thân bài: (4 điểm): Dùng lời kể của mình để kể lại một cách hấp dẫn diễn biến của truyện:
+ Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
+ Thánh Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc
+ Sự lớn lên kì lạ, Gióng vươn vai thành tráng sĩ
+ Thánh Gióng ra trận
+ Gióng đánh tan quân xâm lược
+ Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại
3. Kết bài (0,5 đ)
Nêu ý nghĩa truyện.
B. Cho điểm
- Điểm 5: bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt dùng từ, lời kể tự nhiên linh hoạt.
-Điểm 4:bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhưng còn mắc một số lỗi về chính tả.
- Điểm 3: bài làm đúng yêu cầu của thể loại tự sự nhưng nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 2: bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi, hoặc chỉ làm được ít.
-Điểm 1:Cơ bản chưa đạt yêu cầu, điễn đạt kém.
- Điểm 0: bài không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn.
*Lưu ý:
+Giáo viên có thể căn cứ vào bài làm của HS để cho các mức điểm còn lại trong bài TLV.
+ Điểm toàn bài là điểm cộng của các phần.
Tổng điểm
10
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_de_so_2_nam_hoc.docx