Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1: Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa là:

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V

B. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V

C. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V

D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V

Câu 2: Một đoạn dây dẫn bằng đồng cứ 1m có điện trở là 0,2Ω. Vậy điện trở của cuộn dây có chiều dài 150m là bao nhiêu?

A. 15Ω B. 25Ω C. 30Ω D. 20Ω

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề thi 01 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: VẬT LÍ 9. Thời gian: 45 phút Năm học 2020 - 2021 I. TRẮC NGHIỆM: (20 câu: 5 điểm): Chọn đáp án đúng trong câu dưới đây: Câu 1: Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa là: A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V B. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V C. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V Câu 2: Một đoạn dây dẫn bằng đồng cứ 1m có điện trở là 0,2Ω. Vậy điện trở của cuộn dây có chiều dài 150m là bao nhiêu? A. 15Ω B. 25Ω C. 30Ω D. 20Ω Câu 3: Khi sử dụng cầu chì để giữ an toàn khi dùng điện thì cần mắc cầu chì như thế nào đối với thiết bị điện? A. Mắc song song với một điện trở bất kì trên mạch điện B. Mắc song song với thiết bị điện C. Mắc nối tiếp với thiết bị điện D. Mắc nối tiếp với một điện trở bất kì trên mạch điện Câu 4: Công thức không phải là công thức tính công suất của dòng điện là: A. P = A.t B. P = C. P = U.I D. P = I2.R Câu 5: Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây? A. Ampe kế B. Công tơ điện C. Vôn kế D. Đồng hồ đo điện đa năng Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng sang các dạng năng lượng khác? A. Điện năng có thể chuyển hóa trực tiếp thành năng lượng của gió. B. Điện năng có thể chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng. C. Điện năng có thể chuyển hóa thành cơ năng. D. Điện năng có thể chuyển hóa thành hóa năng và nhiệt năng. Câu 7: Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì: A. dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường B. dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng con người C. như vậy sẽ giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất D. càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và cho xã hội Câu 8: Một nguồn điện 24V đang nối vào mạch điện thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,8A. Khi giảm đi 6V thì cường độ dòng điện trong mạch sẽ là: A. I2 = 0,55A B. I2 = 0,6A C. I2 = 0,5A D. I2 = 0,65A Câu 9: Công thức nào dưới đây không đúng trong mạch có hai điện trở mắc nối tiếp: A. I = I1 = I2 B. C. D. U = U1 + U2 Câu 10: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt nhất? Biết điện trở suất của sắt, bạc, nhôm, đồng lần lượt là 12.10-8 Ωm; 1,6.10-8 Ωm; 2,8.10-8 Ωm; 1,7.10-8 Ωm. A. Sắt B. Nhôm C. Đồng D. Bạc Câu 11: Cho một mạch điện như hình vẽ, biến trở con chạy MN được mắc nối tiếp với bóng đèn Đ, hai đầu đoạn mạch AB được mắc vào một nguồn điện không đổi. Khi đó phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bóng đèn sáng nhất khi con chạy dịch về phía N B. Bóng đèn luôn sáng như nhau khi con chạy dịch chuyển C. Bóng đèn sáng nhất khi con chạy ở chính giữa MN D. Bóng đèn sáng nhất khi con chạy dịch về phía M Đ N M – + B A Câu 12: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu các dây dẫn khác nhau và đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó. Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi tính thương số U/I cho mỗi dây dẫn? A. Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng nhỏ B. Thương số này có giá trị như nhau đối với các dây dẫn C. Thương số này không có giá trị xác định đối với mỗi dây dẫn D. Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng lớn Câu 13: Điện trở là đại lượng đặc trưng gì cho dòng điện? A. Mức độ chênh lệch điện thế của hai đầu đoạn mạch B. Mức độ cản trở dòng điện trong mạch C. Độ mạnh yếu của dòng điện chạy trong mạch D. Mức độ dẫn điện của dòng điện trong mạch Câu 14: Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song? A. U = U1 = U2 B. C. D. U = U1 + U2 Câu 15: Cho hai điện trở, R1 = 30Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế nào dưới đây? A. 120V B. 80V C. 70V D. 40V Câu 16: Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch xác định bằng công thức: A. A = U.I2.t B. A = U2.I.t C. A = U.I.t D. A = R2.I.t Câu 17: Để thay đổi giá trị của biến trở người ta thường thực hiện bằng phương pháp nào dưới đây? A. Thay đổi cả chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn B. Thay đổi chiều dài của dây dẫn C. Thay đổi vật liệu của dây dẫn D. Thay đổi tiết diện của dây dẫn Câu 18: Điện trở R1 = 15 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A. Điện trở R2 = 10Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: A. 40V B. 25V C. 30V D. 10V Câu 19: Trên một bàn là điện có ghi 220V-1000W. Điện trở của bàn là điện này là: A. 48,4 Ω B. 220 Ω C. 1000 Ω D. 4,54 Ω Câu 20: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện S có điện trở 12Ω được chập lại làm đôi thành dây dẫn có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này có trị số: A. 3Ω B. 6Ω C. 2Ω D. 12Ω II. TỰ LUẬN: (2 câu: 5 điểm) Bài 1 (2,5 đ): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết điện trở R1= 8W; R2= 12W; R3 = 5W a. Tính điện trở tương đương toàn mạch? b. Cho cường độ dòng điện qua R1 là I1 = 0,3A. Tính công suất tiêu thụ của toàn mạch. R3 R1 R2 .B A. Bài 2 (2,5 đ): Một bếp điện có ghi 220V- 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 3 lít nước từ 200C. a. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước trên. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K b. Nếu hiệu suất của bếp là 80%. Tìm thời gian đun sôi lượng nước trên? c. Nếu thay dây đốt trên bằng loại dây cùng loại dài gấp đôi thì thời gian đun nước tăng lên hay giảm đi? Giải thích ?

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_9_ma_de_01_nam_hoc.doc
Giáo án liên quan