Câu 1: Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu?
a. Họp trên bờ sông b. Họp trên ghe, ở giữa sông c. Họp trên ghe, ở giữa biển
Câu 2: Chợ nổi họp vào lúc nào trong ngày?
a. Vào buổi chiều b. Vào lúc bình minh lên c. Vào tất cả các buổi trong ngày
Câu 3: Người đi chợ mua bán những gì?
a. rau, trái cây b. hoa, rau, trái cây c. rau, quả, gà, tôm, vịt
Câu 4: Cảnh mua bán nào ở chợ nổi không thể có trên đất liền?
a. Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn.
b. Sương đọng trên những chiếc mùng giăng trên mui ghe.
c. Kẻ bán, người mua trùng trình trên sóng nước.
Câu 5: Người ta buộc nhánh cây ở đầu ghe để làm gì?
a. Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng
b. Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi tất bật bày biện
c. Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ con ngủ vùi và ngủ nướng
6 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2016-2017 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
Họ và tên.................
Lớp: 5 ....
Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2016
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2016 - 2017
(Thời gian làm bài: 30 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí PHHS
Đọc tiếng:..
Đọc hiểu:..
..
.............................................................
.............................................................
I. Đọc thành tiếng : GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 5.
II. Đọc thầm bài văn sau:
Chợ nổi Cà Mau
Đứng trên chiếc cầu cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể nhìn thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.
Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mũi ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.
Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn các nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thứ ấy. Lúc la lúc lủi trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh tao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà,...
Giữa chợ nổi Cà Mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt vườn sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
(Theo Nguyễn Ngọc Tư)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi hoặc làm bài tập dưới đây:
Câu 1: Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu?
a. Họp trên bờ sông b. Họp trên ghe, ở giữa sông c. Họp trên ghe, ở giữa biển
Câu 2: Chợ nổi họp vào lúc nào trong ngày?
a. Vào buổi chiều b. Vào lúc bình minh lên c. Vào tất cả các buổi trong ngày
Câu 3: Người đi chợ mua bán những gì?
a. rau, trái cây
b. hoa, rau, trái cây
c. rau, quả, gà, tôm, vịt
Câu 4: Cảnh mua bán nào ở chợ nổi không thể có trên đất liền?
a. Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn.
b. Sương đọng trên những chiếc mùng giăng trên mui ghe.
c. Kẻ bán, người mua trùng trình trên sóng nước.
Câu 5: Người ta buộc nhánh cây ở đầu ghe để làm gì?
a. Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng
b. Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi tất bật bày biện
c. Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ con ngủ vùi và ngủ nướng
Câu 6: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây dùng với nghĩa gốc?
a. Cái chân vịt gác chỏng trên ghe loang loáng dưới mặt trời.
b. Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần.
c. Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.
Câu 7: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây dùng với nghĩa chuyển?
a. Thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông
b. Tôi yêu cái màu đỏ thanh tao của trái đu đủ chín.
c. Nhánh cây buộc ở đầu ghe treo gì thì ghe bán thứ ấy.
Câu 8: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa gốc của từ “nổi” trong bài?
a. Chuyển từ phía dưới lên phía bề mặt của nước hay chất lỏng
b. Ở trên bề mặt của nước hay chất lỏng nào đó
c. Hiện ra, mọc hàng loạt trên bề mặt
Câu 9: Nội dung của đoạn 3 là gì?
a. Tả một nhánh cây thon, dài ở đầu mỗi chiếc ghe
b. Tả các ghe bán buôn rau quả miệt vườn ở chợ nổi Cà Mau
c. Giới thiệu các sản vật được bán buôn ở chợ nổi Cà Mau
Câu 10: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau:
Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần.
............................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
Họ và tên: .................
Lớp: 5 ....
Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2016
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2016 - 2017
(Thời gian làm bài: 55 phút)
I. Chính tả nghe - viết (5 điểm) - Thời gian viết 15 phút
TIẾNG SÁO DIỀU
Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.
Nguyễn Anh Tuấn
II. Tập làm văn (5điểm) - Thời gian viết 40 phút
Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KT ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
M«n: Tiếng Việt líp 5
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
1. Nội dung kiểm tra:
- Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ /1 phút trong các bài Tập đọc đã học ở sách giáo khoa tiếng Việt 5, tập một ( do GV lựa chọn và chuẩn bị trước; ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm rồi đọc thành tiếng).
Chú ý: Tránh trường hợp 2 HS được kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.
- Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).
+ Đọc sai 2 -> 4 tiếng (0,5 điểm)
+ Đọc sai từ 5 tiếng trở lên (0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 -> 3 chỗ (0,5 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên (0 điểm)
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm (1 điểm).
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm (0,5 điểm).
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm (0 điểm).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu không quá 1 phút (1 điểm)
+ Đọc quá 1 -> 2 phút (0,5 điểm)
+ Đọc quá 2 phút (0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (1 điểm).
+Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm)
+Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm).
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm):
Câu 1: Khoanh ý b
Câu 2: Khoanh ý b
Câu 3: Khoanh ý a
Câu 4: Khoanh ý c
Câu 5: Khoanh ý a
Câu 6: Khoanh ý c
Câu 7: Khoanh ý a
Câu 8: Khoanh ý b
Câu 9:Khoanh ý c
Câu 10: CN: Chợ lúc bình minh lên 0,25 điểm
VN: đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần 0,25 điểm
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KT ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
M«n: Tiếng Việt líp 5
B. KIỂM TRA VIẾT:
I, Chính tả: 5 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. (Trừ toàn bài không qua 3 điểm)
II, Tập làm văn: 5 điểm
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
- Bố cục đúng, đủ 3 phần : 0,5 đ
- Tả bao quát cảnh: 0,5 đ
- Tả rõ những đặc điểm nổi bật của cảnh: 2đ
- Bộc lộ suy nghĩ, tình cảm với ngôi trường: 0,5 đ
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. (0,5 đ) - cho điểm với bài hoàn thành.
(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt hoặc chữ viết, trình bày bài, có thể cho các mức điểm dưới 5: 4,5 à 0,5)
( Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi )
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_2.doc