Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm 2018-2019 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án)

2. (0,5 điểm) Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?

A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được

B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được

C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi

3. (0,5 điểm) Ngọn nến có kết cục như thế nào?

A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa

B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật

C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ

4. (0,5 điểm) Ngọn nến hiểu ra điều gì?

A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu

B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện

C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi

5. (0,5 điểm) Câu: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào?

A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến

 

doc6 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm 2018-2019 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2018 – 2019 Số TT Mạch kiến, thức kĩ năng Số câu & số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản: – Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. – Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. – Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. – Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Số câu 2 2 2 1 Câu số 1; 2 3; 4; 5; 6; 10 Số điểm 1 1 1 1 2 Kiến thức tiếng Việt: – Xác định từ loại, kiểu câu, thêm trạng ngữ cho câu. Số câu 1 1 1 1 Câu số 8 11 7 9 Số điểm 0,5 1 0,5 1 Tổng Số câu 2 3 1 3 1 1 11 Số điểm 1 1,5 1 1,5 1 1 7 TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Họ và tên: Lớp: 4A.. Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2019 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (Kiểm tra đọc) Năm học 2018 - 2019 (Thời gian làm bài: 30 phút) Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên . GV chấm (Ký, ghi rõ họ tên) Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV cho học sinh bắt thăm đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu in sẵn (có hướng dẫn riêng) II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) * Đọc thầm bài văn sau: Ngụ ngôn về ngọn nến Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. (Theo nguồn Internet) *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 9) và làm theo yêu cầu. 1. (0,5 điểm) Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng? A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối 2. (0,5 điểm) Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa? A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi 3. (0,5 điểm) Ngọn nến có kết cục như thế nào? A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ 4. (0,5 điểm) Ngọn nến hiểu ra điều gì? A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi 5. (0,5 điểm) Câu: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến 6. (0,5 điểm) Trong câu: “Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến.”, bộ phận nào là vị ngữ? A. đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến B. chảy ra lăn dài theo thân nến C. lăn dài theo thân nến 7. (0,5 điểm) Từ “hạnh phúc” trong câu: “Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ 8. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “lạc quan”? A. tin tưởng, phấn khởi, hi vọng B. tin tưởng, chán đời, thất vọng C. rầu rĩ, bi quan, chán chường 9. (1 điểm) Trong câu: “Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối.” có mấy tính từ? A. Một tính từ (Đó là: ........................................) B. Hai tính từ (Đó là: .................................................................) C. Ba tính từ (Đó là: ...................................................................................) 10. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... 11. (1 điểm) Thêm trạng ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau: a) Trạng ngữ chỉ địa điểm: .............................................................., nến đã được thắp lên. b) Trạng ngữ chỉ thời gian: ..................................................................., nến được thắp lên. PHỤ HUYNH HỌC SINH (Ký, ghi rõ họ tên) TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2018 - 2019 (KIỂM TRA VIẾT) Thời gian làm bài: 50 phút I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi các loài chim đến. Chim nhỏ ở những cành thấp hơn. Chúng bay ríu rít, giọng cao, giọng trầm, chuyện trò với nhau tưng bừng, nhộn nhịp, lại tranh cãi với nhau như họp chợ. Nhưng cây gạo chỉ là câu lạc bộ để các đàn chim nghỉ ngơi trong chốc lát, chuẩn bị cho những chuyến bay dài mà thôi. Chúng không bao giờ làm tổ trên cây gạo. Vì cây gạo mềm dẻo, niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại. (Theo Lý Khắc Cung) II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Gia đình em có nuôi một con vật, hãy tả con vật đó. Đề 2: Em đã từng được quan sát một con vật trong vườn thú, trong trang trại hay ở một nơi khác. Hãy tả con vật đó. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 4 (Kiểm tra đọc) Năm học 2018 - 2019 A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm (1 điểm) + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm (0,5 điểm) + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm (0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm + Đọc sai 2 đến 4 tiếng (0,5 điểm) + Đọc quá 2 phút, sai trên 5 tiếng (0 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm) II. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B C A C B A A C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 điểm: mỏng manh, im lìm Câu 10: (1 diểm) HS nêu được các ý sau: - Không nên sống ích kỉ, ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Không nên chỉ vì cái ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến người khác vì đem lại hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại hạnh phúc cho chính mình . - Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí. Câu 11: (1 điểm): HS đặt câu đúng yêu cầu, nội dung phù hợp mỗi phần được 0,5 điểm B/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm) - Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm) - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm) - Trình bày đúng quy định (0,25 điểm) - Viết sạch, đẹp (0,25 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm * Mở bài: (1 điểm) giới thiệu được con vật em yêu thích * Thân bài: (4 điểm), trong đó: Nội dung : + Tả ngoại hình: 1điểm + Tả các hoạt động: 1điểm Kĩ năng : + Trình tự miêu tả hợp lí: 1 điểm + Diễn đạt câu trôi chảy 1 điểm * Kết bài: (1 điểm) Nêu được tình cảm. Bài viết có sáng tạo, có hình ảnh (1 điểm) - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh * Bài được 7,5 -> 8 điểm (điểm giỏi) phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả. (Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi) Lưu ý: * Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân - Khi chấm chính tả, GVcần gạch chân chữ viết sai. Lỗi do viết thiếu chữ GV ghi bổ sung các chữ còn thiếu bằng bút đỏ. - Khi chấm TLV, cần gạch chân hoặc ghi kí hiệu lỗi về câu, từ, CT Dựa vào hướng dẫn chấm, giáo viên cần có lời nhận xét cả bài chính tả và TLV. Lời nhận xét cần để HS hiểu lí do mình bị trừ điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam.doc
Giáo án liên quan