Giáo án tuần 14 lớp 4

I/. MỤC TIÊU:

¯ Đọc thành tiếng:Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

 kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa , đoảng, sưởi, vui vẻ,

¯ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

¯ Hiểu nội dung bài: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

¯ Hiểu nghĩa các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm .

II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

¯ Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 135, SGK (phóng to nếu có)

¯ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III/. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 14 lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 Thứ hai ngày tháng năm TẬP ĐỌC CHÚ ĐẤT NUNG I/. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng:Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa , đoảng, sưởi, vui vẻ,… Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Hiểu nội dung bài: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. Hiểu nghĩa các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm…. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 135, SGK (phóng to nếu có) Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. III/. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài tập đọc “Văn hay chữ tốt” và trả lời câu hỏi về nội dung. -Yêu cầu 1 HS trả lời câu hỏi: câu truyện muốn khuyên chúng ta điều gì? -Yêu cầu HS đọc toàn bài. -Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện? -Nhận xét về giọng đọc, câu trả lời và ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hỏi: Chủ điểm của tuần 14 này là gì(Tiếng sáo diều)? Chủ điểm “Tiếng sáo diều”sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ.Tiết học mở đầu hôm nay các em sẽ được làm quen với các nhân vật, đồ chơi trong truyện”Chú Đất Nung”. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: -Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý câu văn: +Chắc còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu. +Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại. -Yêu cầu 1 HS đọc phần chú giải. -Yêu cầu HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu, chú ý cách đọc. *Toàn bài đọc với giọng vui- hồn nhiên. Lời anh chành kị sĩ kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ ôn tồn. Lới chú bé Đất chuyển từ hồn nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu. *Nhấn giọng ở những từ ngữ: trung thu, rất bảnh, lầu son, phàn nàn, thật đoảng, bẩn hết, quần áo đẹp, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung,… * Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Cu Chắt có những đồ chơi nào? +Những đồ chơi của Cu Chắt có gì khác nhau? -GV giảng:Những đồ chơi của Cu Chắt rất khác nhau: một bên là chàng kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có một chuyện riêng đấy. -Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? +Những đồ chơi của Cu Chắt làm quen với nhau như thế nào? -Chuyện gì sẽ xảy ra với Cu Đất khi chú chơi một mình? Chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn còn lại. +Vì sao chú bé Đất lại ra đi? +Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? +Ông Hòm Rấm nói như thế nào khi thấy chú lùi lại? +Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? +Theo em hai ý kiến đó ý kiến nào là đúng? Vì sao? -Chúng ta thấy sự thay đổi của Cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng Đất có thể Nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được Nung. Điều đó khẳng định rằng: chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. +Chi tiết “Nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? -Ông cha ta thường nói “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ làm can đảm, mạnh mẽ, cố gắng hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc có ích cho cuộc sống. +Câu chuyện nói lên điều gì? -Ghi ý chính của bài. * Đọc diễn cảm: -Yêu cầu 4 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm). -Yêu cầu 4 HS đọc lại truyện theo vai. -Treo bảng phụ có đọan văn cần luyện đọc. -Tổ chức cho HS thi đọc theo vai và toàn chuyện. -Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố, dặn dò: -Hỏi: câu truyện muốn nói với chúng ta điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc bài và xem trước bài Chú Đất Nung (tiết theo). -HS thực hiện yêu cầu của GV. -2 HS trả lời câu hỏi. -HS nhận xét. +Tên chủ điểm: Tiếng sáo diều. -HS chú ý lắng nghe. -3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. +Đoạn 1:Tết trung thu … đến đi chăn trâu. +Đoạn 2: Cu Chắt … đến lọ thủy tinh. +Đoạn 3: Còn một mình … đến hết. -2 HS đọc toàn bài. +1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. -HS Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, và trả lời câu hỏi. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm trao đồi và trả lời câu hỏi. -Lắng nghe. +Chi tiết “Nung trong lửa” tượng trưng cho: Gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích. -Lắng nghe. +Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. -2 HS nhắc lại ý chính của bài. -4 HS đọc truyện theo vai. -4 HS đọc. -Luyện đọc theo nhóm (3 HS) -3 Lượt HS đọc theo vai. -HS cả lớp chú ý lắng nghe. Tiết 66: MỘT TỔNG CHIA CHO MỘT SỐ I-MỤC TIÊU: Giúp HS: Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số và một hiệ chia cho một số Aùp dụng tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số đểgiải các bài toán liên quan II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HOC CHỦ YẾU Giáo viên Học sinh 1-KIỂM TRA BÀI CŨ -? Nêu nội dung luyện tập tiết trước ? -GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm cho HS 2-BÀI MỚI a-Giới thiệu bài -GV : Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với tính chất một tổng chia cho một số b- Nội dung * Hoạt động 1: So sánh giá trị của biểu thức -GV viết lên bảng hai biểu thức: (35+21):7 và 35:7 +21 :7 -GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên. (35+21):7 =56 : 7 =8 35:7 +21 :7 = 5 +3 = 8 - Giá trị của hai biểu thức như thế nào so với nhau ? -GV nêu : Vậy ta có thể viết: (35+21):7 = 35:7 +21 :7 *Hoạt động 2: Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số -GV đặt câu hỏi để HS nhận xét về các biểu thức trên. + Biểu thức (35+7) : 7 có dạng như thế nào? - Hãy nhận xét về dạng của biểu thức 35:7+21:7 ? -Nêu từng thương trong biểu thức này. -35 và 21 là gì trong biểu thức (35+21):7 ? -Còn 7 là gì trong biểu thức (35+21):7 ? -GV: Vì : (35+21):7 và 35:7 +21 :7 nên ta nói : khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau. * Hoạt động 3 Bài 1a -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV viết lên bảng biểu thức: (15+35) :5 -GV yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên. +Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia +Lấy từng số hạng chia cho số chia rối cộng các kết quả với nhau. -GV nhắc lại : Vì biểu thức có dạng là một tổng chia cho một số, các sóáhạng của tổng đều chia hết cho số chia nên ta có thể thưc hiện hai cách như trên. -GV nhận xét và ghi điểm cho HS Bài 1b -GV viết lên bảng biểu thức : 12:4 +20:4 -GV yêu cầu HS tìm hiểu cách làm và làm bài theo mẫu. -GV hỏi : Theo em vì sao có thể viết là: 12:4+20:4 =(12+20):4. -GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó nhận xét và ghi điểm HS. Bài 2 -GV viết lên bảng biểu thức : (35 -21) : 7 -GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức trên theo2 cách. -GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. -GV yêu cầu 2HS vừa lên bảng nêu cách làm của mình. -GV : Như vậy khi có một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể làm thế nào ? -GV giới thiệu : Đó chính là tính chất một hiệu chia cho một số. -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài -GV nhận xét và ghi điểm cho HS. Bài 3 -GV gọi 1HS đọc yêu cầu của đề bài -GV yêu cầu HS tự tóm tắt bài toán và trình bày lời giải -GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nhận xét bài làm thuận tiện hơn. -GV ghi điểm cho HS 3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ -? Khi thực hiện chia một tổng cho một số ta làm thế nào? -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học bài , chuẩn bị bài sau -2HS -HS nhắc lại -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -HS nêu -HS trả lời -HS trả lời -HS nghe GV nêu , sau đó nêu lại -HS nêu -2HS nêu 2 cách -2HS lên bảng làm theo 2 cách -HS tính theo mẫu -HS trả lời -1HS lên làm bài,lớp làm VBT, đổi vở K/Tra. -HS đọc biểu thức -2HS lên bảng làm bài -Lớp nhận xét -HS nêu theo 2 cách -HS trả lời -1HS lên làm bài,lớp làm VBT. -HS đọc -1HS lên làm bài,lớp làm VBT Đạo đức BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO (Tiết 1) I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: 1/ Hiểu: , Công lao của các thầy giáo , cô giáo đối với HS. , Biết thầy cô giáo thể hiện truyền thống “ tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. 2/ Biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn thầygiáo, cô giáo. , Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo . Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp. , Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK Đạo đức 4. , Tranh vẽ các tình huống bài tập 1 , Bảng phụ ghi các tình huống hoạt động 3 , Giấy màu ,băng dính bút viết. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG1XỬ LÍ TÌNH HUỐNG - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm . + Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong sách và thoả luận để trả lời các câu hỏi : - Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì ? - Nếu em là các bạn , em sẽ làm gì ? - Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em . - Yêu cầu HS làm việc cả lớp . +Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp , các nhóm khác theo dõi , nhận xét . + Hỏi :Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó ? (việc làm của nhóm em thể hiện điều gì)? + Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào ? Tại sao phải biết ơn , kính trọng thấy cô giáo ? + Kết luận : Ta phải biết ơn ,kính trọng thầy cô gioá vig thầy cô là ngừời vất vả dạy chúng ta nên người . “ Thầy cô như thể mẹ cha Kính yêu chăm sóc mới là trò ngoan .” HOẠT ĐỘNG 2 THẾ NÀO LÀ BIÊT ƠN THẦY CÔ GIÁO ? - Tổ chức làm việc cả lớp . + Đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1,SGK . + Lần lượt hỏi :bức tranh …thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo hay không? Kết luận :Tranh 1, 2,4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn .trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trong thầy cô . + Hỏi :Nếu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo + Hỏi: Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó ? HOẠT ĐỘNG 3HÀNH ĐỘNG NÀO ĐÚNG ? - Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : + Đưa bảng phụ có ghi các hành động + Yêu cầu HS thảo luận hành động nào đúng ,hành động nào sai? vì sao ? - Lớp hát. - Học sinh nhắc lại. - HS làm việc theo nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi - Hai nhóm đóng vai –các nhóm khác theo dõi nhận xét cách giải quyết . - Trả lời :Vì phải biết nhớ ơn thầy cô giáo . - HS quan sát các bức tranh. Lắng nghe . - Trả lời :Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp ,chúc mừng ,cảm ơn các thầy cô khi cần thiết . - Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn :cần phài lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù không dạy mình . - HS làm việc theo nhóm cặp đôi , thảo luận nhận xét hành động đúng –sai và giải thích +Yêu cầu các nhóm giơ giấy màu đỏ nếu hành động đó đúng ,giấy màu xanh nếu hành động đó sai . +Yêu cầu HS giải thích hành động 2. + Hỏi :Tại sao hành động 4 lại sai ? + Hỏi:Nếu em là Nam ở hành động 5 ,em nên làm thế nào ? Em co làm như bạn Nam không ? + Kết luận :Việc chào hỏi lễ phép ,học tập chăm chỉ ,cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo ,giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn .không nên xa kánh thầy cô ,không nên ngại tiếp xúc với thầy cô giáo . HOẠT ĐỘNG 4 EM CÓ BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO KHÔNG ? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân : + Phát cho mỗi HS 2 tờ giấy màu xanh, vàng . + Yêu cầu HS viết vào tờ giấy xanh những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo ,viết vào tờ giấy vàng những việc em đã làm mà em cảm thấy chưa ngoan ,còn làm thầy cô buồn ,chưa biết ơn thầy cô. - Yêu cầu HS làm việc cả lớp : + Yêu cầu HS dán lên bảng theo 2 cột : cột xanh và cột vàng . + Yêu cầu 2 HS đọc một số kết quả Kết luận : + HS đã biết ơn thầy cô giáo hay chưa ? + Động viên các em chăm ngoan hơn, mạnh dạn hơn 4/ Củng cố: - Gọi học sinh đọc bài học 5/ Dặn dò: - Về sưu tầm các câu chuyện kể về sự biết ơn thầy cô giáo . - Kể lại một kỉ niệm khó quên với thầy cô giáo của mình . . Sưu tầm các câu thơ ,ca dao tục ngữ nói về sự biết ơn các thầy cô giáo . + Các HS thảo luận để đưa ra kết quả Hành động :3,6 là đúng Hành động :1,2,4,5 là sai và giơ giấy màu trình bày kết quả làm việc của nhóm + Hành động 2 sai vì phải học tốt tất cả các giờ , kính trọng tất cả các thầy cô giáo dù là giáo viên chủ nhiệm hay không . + Vì HS phải tôn trọng ,kính trọng giáo viên .Chê các thầy cô giáo là không ngoan . + Em sẽ chào cả hai thầy.Không nên chỉ chào thầy dạy lớp mình . - HS làm việc cá nhân , nhận giấy màu và thực hiện yêu cầu của giáo viên . - HS dán lên bảng các tờ giấy màu . - 2 HS đọc kết quả (1 HS đọc nội dung ở giấy xanh, 1 HS đọc ở giấy vàng ). -2 Học sinh đọc . - Học sinh lắng nghe. Thứ ba ngày tháng năm CHÍNH TẢ CHIẾC ÁO BÚP BÊ I/. Mục tiêu: Nghe – viết chính xác đẹp đoạn văn Chiếc áo búp bê. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s / x hoặc âc / ât. Tìm đúng nhiếu tính từ có âm đầu x / s hoặc ât / âc. II/. Đồ dùng dạy học: Bài tập 2a, 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. Giấy khổ to và bút dạ. III/. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.kiểm tra bài cũ: HS lên bảng viết:Lỏng lẻo, nóng nay, lung linh, nôn nao, nóng nực,… Tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo , chơi thuyền, cái liềm. -Nhận xét về chữ viết của HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ viết đoạn văn chiếc áo búp bê.Các em chú ý lắng nghe và viết bài cho đúng. b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả: * Tìm hiểu nội dung đoạn văn: -Yêu cầu 1-2 HS đọc đoạn văn trang 135/SGK. -Hỏi: Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê chiếc áo đẹp như thế nào? +Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào? * Hướng dẫn viết từ khó: -Yêu cầu HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết và luyện viết. * Viết chính tả. * Soát lỗi và chấm bài: c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả: +GV có thể lựa chọn phần a. hoặc b hoặc bài tập do GV tự chọn để sửa lỗi cho HS địa phương Bài 2: a/. Yêu cầu HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu 2 dãy HS lên bảng làm tiếp sức. Mỗi HS chỉ điền 1 từ. -Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. -Kết luận lời giải đúng. -Yêu cầu HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. b/. Tiến hành tương tự a Bài 3: a/. Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu. -Phát giấy và bút dạ cho các nhóm. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. -Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. -Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa tìm được . b. Tiến hành tương tự a/ -Lời giải: chân thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bậc, chật chội, chất phác, chật vật, bất tài, bất nhã, bất nhân, khật khưỡng, lất phất, ngất ngưởng, thất vọng, phần phật, phất phơ, … lấc cấc, xấc xược, lấc láo, xấc láo, .,, 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tíêt học. -Dặn HS viết lại 10 tính từ trong các số tính từ tìm được. -HS lên bảng viết. -Lắng nghe. -Yêu cầu 1 ,2 HS đọc thành tiếng. +Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo khoác rất đẹp: cổ cao, tà loe, mép áo nền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm. +Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê. -HS viết vào bảng con. -Các từ ngữ: phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu… -1 HS đọc thành tiếng. -Thi tiếp sức làm bài. -Nhận xét, bổ sung. Xinh xinh, trong xóm, xúm xít, màu xanh, ngôi sao, khảu súng, sờ, xinh nhỉ, nó sợ ? -Lời giải: lất phất, đất, nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm. -1 HS đọc thành tiếng. -Hoạt động trong nhóm. -Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa tìm được. -Đọc các từ trên phiếu. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI I/. Mục tiêu: Biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy Biết đặt câu hỏi với các từ nghi vấn đúng, giàu hình ảnh, sáng tạo. II/. Đồ dùng dạy học: Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp. III/. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu hỏi: 1 câu dùng để hỏi ngưới khác, một câu tự hỏi mình. ?+Câu hỏi dùng để làm gì ? cho ví dụ. ?+Khi nào dùng câu hỏi để tự hỏi mình? Cho ví dụ? ?-Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm. -Nhận xét chung và cho điểm HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã hiểu tác dụng của dấu hỏi, dấu hiệu nhận biết câu hỏi. Bài học hôm nay sẽ mang lại cho các em biết thêm những điều thú vị về câu hỏi. b) Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS phát biểu ý kiến. Sau mỗi HS đặt câu, GV hỏi: Ai còn cách đặt câu khác? -Nhận xét chung về các câu hỏi của HS. Bài 2: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS đọc câu mình đặt trên bảng. HS khác nhận xét, sửa chữa . -Yêu cầu HS đọc những câu mình đặt. Bài 3: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Yêu cầu HS nhận xét, chữa bài của bạn. -Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 4: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS đọc các từ nghi vấn ở BT3. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Yêu cầu HS nhận xét, chữa bài của bạn. -Nhận xét chung về cách HS đặt câu. -Yêu cầu 1 vài HS dưới lớp đặt câu. Bài 5: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm. -GV gợi ý HS. -Hỏi: +Thế nào là câu hỏi? -Trong 5 câu có dấu chấm hỏi ghi ở SGK, có những câu là câu hỏi nhưng có những câu không là câu hỏi. Chúng ta phải tìm xem đó là câu nào và không được dùng dấu chấm hỏi. -Yêu cầu HS phát biểu, HS khác bổ sung. -Kết luận. +Câu a, d là câu hỏi vì chúng dùng để hỏi điều mà bạn chưa biết. +Câu c, d, e không phải là câu hỏi vì câu b là nêu ý kiến của người nói. Câu e, c là nêu ý kiến đề nghị. 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đặt 3 câu hỏi, 3 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi. -Chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng đặt câu. -3 HS đứng tại chỗ trả lới. -Nhận xét đúng/ sai câu văn có hay không? -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. -2 HS ngồi cùng bàn đặt câu, sửa chữa cho nhau. -Lần lượt nói câu mình đặt: -1 HS đọc thành tiếng. -3 HS đặt câu trên bảng lớp. Cả lớp tự đặt câu vào vở. -Nhận xét. -7 HS tiếp nối nhau đọc. -1 HS đọc thành tiếng. -1 HS lên bảng dùng phấn màư gạch chân các từ nghi vấn, HS dứơi lớp gạch bằng chì vào SGK. -Nhận xét sửa chữa bài trên bảng. -Chữa bài (nếu sai). -1 HS đọc thành tiếng. -3 HS lên bảng đặt câu, HS dưới lớp đặt câu vào vở. -Nhận xét chữa bài trên bảng. +Tiếp nối đọc câu mình đặt. -1 HS đọc thành tiếng. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau. -Tiếp nối nhau phát biểu. +Câu b, c, e không phải là câu hỏi , vì chúng không phải dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết. -Lắng nghe. -HS cả lớp. Tiết 67 : CHIA MỘT SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I-MỤC TIÊU: Gíup HS: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. Aùp dụng phép chia cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Giáo viên Học sinh 1-KIỂM TRA BÀI CŨ -?Khi thực hiện chia một tổng cho một số ta làm thế nào ? 2-BÀI MỚI a- Giới thiệu bài : Chia cho số có một chữ số b-Nội dung *Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia § Phép chia 128472 :6 -GV viết lên bảng phép chia 128472 :6 và yêu cầu HS đọc đề -GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép chia. -? Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào? -GV yêu cầu HS thực hiện phép tính. Kết quả và các bước thực hiện như SGK -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng , sau đó yêu cầu HS vừa lên bảng thực hiện phép chia nêu rõ các bước chia -?Phép chia 128472 :6 là phép chia hết hay có dư? § Phép chia 230859 :5 -GV viết lên bảng phép chia 230859 :5 và yêu cầu HS đặt tính thực hiện phép chia này. -Kết quả và các bước thực hiện như SGK - ? : Phép chia 230859:5 là phép chia hết hay có dư -Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì ? * Hoạt động 2: Luyện tập , thưc hành Bài 1 -GV cho HS tự làm bài. -GV nhận xét và ghi điểm cho HS Bài 2 -GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài -GV yêu cầu HS tự tóm tắt bài toán và làm bài Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc đề bài -GV hỏi : Có tất cả bao nhiêu chiếc áo? - ? một hộp có tất cả ? chiếc áo -Muốn biết xếp được nhiều nhất bao nhiêu chiếc áo ta phải làm phép tính gì ? GV chữa bài và ghi điểm cho HS 3- CỦNG CỐ, DẶN DÒ - ? Muốn chia cho số có nhiều chữ số ta làm thế nào? -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS học bài và chuẩn bị bài sau. -2HS -HS nhăùc lại -HSđọc đề phép chia -HS đặt tính -HS trả lời -Lớp theo dõi, nhận xét -HS trả lời -1HS lên bảng làm bài, lớp làmgiấy nháp -HS trả lời -HS trả lời -2HS lên bảng làm , lớp làm VBT -HS đọc -1HS lên bảng làm, lớp làm VBT. -HS đọc -HS trả lời -HS trả lời -HS trả lời -1HS lên bảng làm, lớp làm VBT. Lịch sử BÀI 12 : NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này , HS biết: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. Về cơ bản, nhà Trần cũng như nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau. II/ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: Phiếu học tập của HS. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GV HS 1/ Oån định : 2/ Kiểm trabài cũ: Quan Tống kéo quân sang xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào? Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuo

File đính kèm:

  • docTUẦN 14-L4.doc
Giáo án liên quan