Đề kiểm tra định kì môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung (Có đáp án)

Câu 1: (4 điểm)

Dùng ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi gì? Lấy 1 ví dụ về sử dụng

ròng rọc trong cuộc sống?

Câu 2 : (3 điểm)

a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?

b) Kể tên và nêu công dụng của các loại nhiệt kế đã học?

pdf2 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THAN UYÊN TRƯỜNG PTDTBT THCS TÀ MUNG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Năm học: 2019 – 2020 Môn: Vật lí 6 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ BÀI Câu 1: (4 điểm) Dùng ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi gì? Lấy 1 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống? Câu 2 : (3 điểm) a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? b) Kể tên và nêu công dụng của các loại nhiệt kế đã học? Câu 3: ( 3 điểm) a) Tại sao khi đun nước không nên đổ nước thật đầy ấm? b) Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau. Một bạn học sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào? PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THAN UYÊN TRƯỜNG PTDTBT THCS TÀ MUNG HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học: 2019 – 2020 Môn: Vật lí 6 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (4 điểm) - Dùng ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. 1,5 - Dùng ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 1,5 - VD: HS lấy đúng ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống VD: dùng ròng rọc lấy nước từ giếng lên, kéo vật liệu xây dựng từ dưới lên... 1,0 Câu 2 (3 điểm) a) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi 1,0 Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau 1,0 b) Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế. 0,25 + Nhiệt kế rượu: để đo nhiệt độ khí quyển. 0,25 + Nhiệt kế thủy ngân: để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. 0,25 + Nhiệt kế y tế: để đo nhiệt độ cơ thể con người. 0,25 Câu 3 (3 điểm) a) - Vì khi bị đun nóng nước trong ấm nóng lên. 1,0 - Nó sẽ nở ra và tràn ra ngoài. 1,0 b) Cho nước đá vào cốc nằm bên trong để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc ngoài vào nước nóng để cốc này nở ra. Như vậy sẽ tách được hai cốc bị chồng khít vào nhau. 1,0 Tổng 10 điểm

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ki_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan