Câu 3 (0,5 điểm). Những ngày tiếp theo, số lượng cây anh đốn được thế nào ?
A. Duy trì số lượng như ngày đầu B.Tăng dần so với ngày đầu.
C.Giảm dần so với ngày đầu. D. Có hôm tăng, có hôm giảm.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, lí do dẫn đến kết quả ở câu 3 là:
A. Lưỡi rìu mỗi ngày một cùn dần
B. Anh quen việc nên làm nhanh hơn, tốt hơn.
C. Anh đánh mất sức mạnh của mình.
D. Số lượng cây ở nơi đốn không còn nhiều.
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Gia Quất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA QUẤT
Họ và tên: ..............................................
Lớp : 4...
Thứ...........ngày......tháng 12 năm 2019
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Đọc –hiểu)
NĂM HỌC 2019 – 2020
(Thời gian làm bài 30 phút không kể thời gian phát đề)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm): Giáo viên kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập
theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 4.
II. Đọc hiểu (7 điểm). Đọc thầm bài văn sau:
Mài rìu
Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để
tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ.
Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà
người tiều phu đã làm việc hết sức mình.
Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người
tiều phu mang về 18 cây.
“Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” - Ông chủ khích lệ.
Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong
ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc
hơn nữa nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang
về ngày càng ít hơn.
“Tôi đánh mất sức mạnh của mình”- người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông
chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế.
“Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi.
“Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức
đốn những cái cây này”.
( sưu tầm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Lí do nào khiến người tiều phu làm việc hết mình?
A. Vì anh đã hứa với ông chủ. B. Tiền lương cao, điều kiện làm việc tốt.
C. Vì anh có sức khỏe rất tốt. D. Lời khích lệ, động viên của ông chủ.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao ngày đầu tiên anh đốn được 18 cây?
A. Vì anh thấy đốn củi quá dễ, anh lại thành thạo công việc.
Điểm Nhận xét của giáo viên
GV coi, chấm thi
(Kí, ghi rõ họ tên)
Đọc thành tiếng: ......
Đọc hiểu: .................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
B.Vì ông chủ đưa cho anh cái rìu mới và chỉ bảo tận tình nơi có nhiều cây.
C.Vì ông chủ luôn ở bên cạnh anh để khích lệ, động viên.
D.Vì anh khỏe mạnh, các cây không quá to nên đốn nhanh hơn.
Câu 3 (0,5 điểm). Những ngày tiếp theo, số lượng cây anh đốn được thế nào ?
A. Duy trì số lượng như ngày đầu B.Tăng dần so với ngày đầu.
C.Giảm dần so với ngày đầu. D. Có hôm tăng, có hôm giảm.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, lí do dẫn đến kết quả ở câu 3 là:
A. Lưỡi rìu mỗi ngày một cùn dần
B. Anh quen việc nên làm nhanh hơn, tốt hơn.
C. Anh đánh mất sức mạnh của mình.
D. Số lượng cây ở nơi đốn không còn nhiều.
Câu 5 (0,5 điểm). Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?
A. Phải có lời động viên, khuyến khích thường xuyên của những người xung
quanh thì mới làm việc tốt được.
B. Phải giữ sức khỏe, nếu làm quá sức trong ngày đầu thì không còn sức để làm
những ngày tiếp theo.
C.Phải tìm chỗ có điều kiện tốt thì mới học tập và làm việc tốt được.
D.Phải thường xuyên bảo dưỡng những vật dụng để phát huy tốt nhất công dụng
của chúng.
Câu 6 (0,5 điểm). Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì?
A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời trích dẫn.
Câu 7 (1 điểm). Từ tiếng “đen”, hãy tạo một từ láy và một từ ghép.
- Từ láy :..
- Từ ghép :
Câu 8 (1 điểm). Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại. Hãy giải
thích tại sao lại gạch bỏ từ đó.
Trung bình, trung du, trung điểm, trung hiếu, trung thu.
.
Câu 9 (1 điểm). Xác định từ loại của những từ gạch chân trong câu sau:
Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này.
.
Câu 10 (1 điểm). Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:
a. Để khen ngợi:............................................................................................................
.
b. Để khẳng định:..........................................................................................................
.
Cha mẹ học sinh
( Ký, ghi rõ họ tên)
GVCN
( Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA QUẤT
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Tiếng Việt (Viết) – Lớp 4
Thời gian: 50 phút
1. Chính tả (2 điểm). Nghe – viết (15 phút).
Rừng phương Nam
Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực
xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần
theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương
ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc đồ chơi mà em thích. Trong bài văn có sử dụng một câu
hỏi với mục đích để khen hoặc khẳng định/ phủ định.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.pdf