Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm 2015-2016 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án)

1/Phượng ra lá vào mùa nào?

 a/ Mùa xuân b/ Mùa hè c/ Mùa thu d/ Mùa đông.

2/ Những ngày cuối xuân, màu hoa phượng như thế nào?

 a/ tươi dịu b/ đỏ rực c/ đậm dần d/ đỏ còn non

3/ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “ hoa học trò”?

 a/ Vì phượng là loài cây gần gũi, quen thuộc với học trò.

 b/ Phượng được trồng trên các sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò.

 c/ Vì phượng là loài cây gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm 2015-2016 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Họ và tên:. Lớp : 4 Thø ngµy. th¸ng 3 n¨m 2016 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II N¨m häc 2015 - 2016 M«n TiÕng viÖt líp 4 (Thời gian làm bài 30 phút không kể thời gian phát đề) Nhận xét của giáo viên . . Chữ kí PHHS A.PhÇn kiÓm tra ®ọc I/PhÇn ®äc hiÓu: §äc thÇm bµi: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như trăm ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo Xu©n DiÖu * Khoanh trßn vµo ch÷ c¸i tr­íc c©u tr¶ lêi ®óng: 1/Phượng ra lá vào mùa nào? a/ Mùa xuân b/ Mùa hè c/ Mùa thu d/ Mùa đông. 2/ Những ngày cuối xuân, màu hoa phượng như thế nào? a/ tươi dịu b/ đỏ rực c/ đậm dần d/ đỏ còn non 3/ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “ hoa học trò”? a/ Vì phượng là loài cây gần gũi, quen thuộc với học trò. b/ Phượng được trồng trên các sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò. c/ Vì phượng là loài cây gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. 4/ Viết lại 1 câu có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn: .......................................................................................................................................... 5/ Tìm trong bài và viết lại: 1 câu kể kiểu “Ai là gì?”:............................................................................................... .......................................................................................................................................... + 1 câu kể kiểu “Ai thế nào?”:...................................................................................... .......................................................................................................................................... 6/ Thành ngữ nào sau đây nói về lòng dũng cảm? a/ Dãi nắng dầm mưa b/ Gió táp mưa sa c/ Gan vàng dạ sắt d/ Chân lấm tay bùn 7/ Nối từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B: A B 1. Gan dạ 2. Gan góc 3. Gan lì a. ( Chống chọi) kiên cường không lùi bước b. Gan đến mức trơ ra không còn biết sợ là gì c. Không sợ nguy hiểm 8/ Gạch dưới bộ phận vị ngữ câu sau: Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH K× GIỮA HỌC K× II MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 4 PhÇn kiÓm tra viÕt I/ ChÝnh tả: (15 phót) Thắng biển Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. II/ TẬP LÀM VĂN: ( 35 phút) Đề bài: Hãy tả một cây mà em quen thuộc nhất. GỢI Ý CHẤM TIẾNG VIỆT Phần trắc nghiệm: 1 - a, 2 - c, 3 - c 6: Nối từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B: A B c. Không sợ nguy hiểm b. Gan đến mức trơ ra không còn biết sợ là gì a. (Chống chọi) kiên cường không lùi bước 3. Gan lì 2. Gan góc 1. Gan dạ 7/ Tìm và gạch đúng bộ phận vị ngữ “ Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non.” I .Chính tả: Đánh giá, cho điểm: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn. II. Tập làm văn: Bài viết đạt cả ba yêu cầu của đề. Mắc không lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, đặt câu). Biết sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, nêu bật được đặc điểm về loại cây được tả .. Mạch văn chân thực, giàu hình ảnh, biết dùng một số hình ảnh so sánh. *Tùy kết quả bài làm của HS, GV nhận xét sao cho hợp lí.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam.doc
Giáo án liên quan