Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK) và trả lời câu hỏi (TLCH) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)
9 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 5
Tuần 28 – Ôn tập giữa học kì II
A- Kiểm tra Đọc
I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK) và trả lời câu hỏi (TLCH) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)
(1) Thái Sư Trần Thủ Độ (từ Trần Thủ Độ đến ông mới tha cho)
TLCH: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
(2) Cao Bằng (3 khổ thơ đầu)
TLCH: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách và sự đôn hậu của người Cao Bằng?
(3) Phong cảnh đền Hùng (từ Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát)
TLCH: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng
(4) Nghĩa thầy trò (từ Các môn sinh đến dạy vỡ lòng cho thầy)
TLCH: Những chi tiết nào cho thấy cụ giáo Chu rất kính trọng người thầy đã dạy cụ từ thuở học vỡ lòng?
(5) Tranh làng Hồ (từ Kĩ thuật tranh làng Hồ đến dáng người trong tranh)
TLCH: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Người trồng ngô
Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.
- Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? – Phóng viên hỏi.
- Anh không biết sao? – Bác nông dân đáp. – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã !
Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.
(Theo báo Điện tử)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Vì sao bsac nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn?
a- Vì bác đem ngô từ trang trại rất xa đến dự hội chợ liên bang
b- Vì bác trồng được nhiều cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang
c- Vì năm nào bác cũng chịu khó đem ngô đến dự hội chợ liên bang
d- Vì bác có bí quyết trồng ngô để năm nào cũng đoạt giải Nhất liên bang
Câu 2. Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân?
a- Bác có một bí quyết trồng ngô rất độc đáo không ai biết
b- Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được
c- Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt
d- Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ
Câu 3. Tại sao bác nông dân cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất?
a- Vì bác hiểu rằng những người hàng xóm có được giống ngô tốt thì ngô của bác mới tốt
b- Vì bác cho rằng hạt giống tốt cũng không tạo ra năng suất cao
c- Vì những người xung quanh trả cho bác nhiều tiền để mua hạt giống
d- Vì nhờ những người xung quanh mà ngô của bác có năng suất cao
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
a- Con người cần biết cách trồng ngô để có năng suất cao
b- Con người phải biết thông cảm với những người khác
c- Người đem hạnh phúc đến cho người khác là người hạnh phúc
d- Cần cung cấp cho những người trồng ngô giống ngô tốt.
Câu 5. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?
a- Ngọn núi cao ngất trời / Trồng được những cây ngô có năng suất cao
b- Anh không biết sao? / Sao trên trời có khi mờ khi tỏ
c- Giống ngô của bác rất tốt / Cách trồng ngô của bác không giống ai
d- Bác nông dân trồng ngô / Mẹ em đang bác trứng
Câu 6. Câu “Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng / được / những / cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ?
a- 4 danh từ. Đó là các từ.
b- 5 danh từ. Đó là các từ
c- 6 danh từ. Đó là các từ.
Câu 7. Câu “Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng / được / những / cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ?
a- 2 tính từ. Đó là các từ.
b- 3 tính từ. Đó là các từ
c- 4 tính từ. Đó là các từ.
Câu 8. Câu nào dưới đây là câu ghép?
a- Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất
b- Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô
c- Một phóng viên phát hiệ ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quang những hạt giống ngô tốt nhất của mình
d- Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc
Câu 9. Hai vế của câu ghép “Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi.” được nối với nhau bằng cách nào?
a- Nối trực tiếp bằng dấu phẩy
b- Nối bằng một quan hệ từ
c- Nối bằng một cặp quan hệ từ
d- Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ
Câu 10. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu “Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó đã phát hiện ra bác cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất của mình”?
a- Người phóng viên
b- Người phóng viên phỏng vấn
c- Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân
d- Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó
B – Kiểm tra Viết
I – Chính tả Nghe – viết (5 điểm)
Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới dòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát ở dưới chân tôi mát rượi. Những cành dâu lòe xòe theo gió như trăm nghìn cánh tay xòe ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực đã che mát cho khoai lang. Những dây khoai lang mập mạp kia, lại có đủ sức đâm chồi lên mơn mởn
(Dương Thị Xuân Quý)
(Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để viết bài chính tả trên giấy kẻ ô li)
II – Tập làm văn (5 điểm)
Chọn một trong hai đề sau để viết bài văn (khoảng 15 câu)
1. Tả một loài hoa, cái cây mà em yêu thích
2. Tả một người bạn tốt được mọi người quý mến
(Chú ý: HS viết bài tập làm văn vào giấy kẻ ô li)
Đáp án tuần 28 – Ôn tập giữa học kì II
A – Đọc (10 điểm)
I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
- Đọc thành tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ cho rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
- Bước đầu thể hiện cảm xúc trong giọng đọc: 1 điểm (giọng đọc chưa thể hiện rõ cảm xúc: 0,5 điểm ; giọng đọc khong thể hiện đúng cảm xúc: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 1 phút): 1 điểm (đọc khoảng 2 phút: 0,5 điểm ; đọc trên 2,5 phút: 0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
VD: (1) Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã yêu cầu chặt một ngón chân người ấy để phân biệt với những câu đương khác.
(2) Những từ ngữ nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng: Mận ngọt đón môi ta dịu dàng (cho biết mận được trồng rất nhiều ở Cao Bằng, người ta thường mời khách nếm loại trái cây nào khi tới thăm)
Những từ ngữ nói lên sự đôn hậu của người Cao Bằng: chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
(3) Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng: Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già che mát, giếng Ngọc trong xanh.
(4) Những chi tiết cho thấy cụ giáo Chu rất kính trọng người thầy đã dạy cụ từ thuở học vỡ lòng: Cụ giáo Chu dẫn các môn sinh của mình đến tận nhà thầy đồ già để tạ ơn thầy. Cụ giáo Chu và các học trò của mình lần lượt vái tạ thầy đồ già.
(5) Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có điểm đặc biệt là chất liệu để tạo ra màu sắc đều được lấy từ thiên nhiên và từ cuộc sống hằng ngày: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than rơm bếp, lá tre ; màu trắng được làm từ vỏ sò vỏ điệp trộn với hồ loãng.
II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
1.b (0,5 điểm) 2.c (0,5 điểm) 3.a (0,5 điểm)
4.b (0,5 điểm) 5.a (0,5 điểm) 6.c (0,5 điểm)
7.a (0,5 điểm) 8.a (0,5 điểm) 9.c (0,5 điểm)
10.d (0,5 điểm)
B – Viết (10 điểm)
I – Chính tả nghe – viết (5 điểm – 15 phút)
Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ... bị trừ 1 điểm toàn bài.
II – Tập làm văn (5 điểm – thời gian làm bài khoảng 35 phút)
- Viết đúng kiểu bài văn miêu tả đã đọc (tả cây cối – Đề 1, tả người – Đề 2) . Bài viết có độ dài khoảng 15 câu, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài): nội dung bám sát yêu cầu đề, miêu tả được một vài nét nổi bật về một loài hoa hoặc cái cây mà em yêu thích (Đề 1), hoặc một người bạn tốt được mọi người quý mến (Đề 2). Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả
- Bài làm đạt những yêu cầu nêu trên có thể đánh giá ở mức Giỏi (5 – 4,5 điểm). Tùy theo hạn chế trong bài làm, có thể đánh giá các mức còn lại như sau: Khá (4 – 3,5 điểm) - Trung bình (3 -2,5 điểm) – Yếu (2 – 1,5 điểm) – Kém (1 – 0,5 điểm)
Tham khảo
a) Cây bàng
Những cây bàng về mùa đông thường rụng hết lá. Lá bàng đỏ rơi đầy mặt đất giống như những tấm bưu thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh trong lá biến đi đâu nhỉ? Có phải suốt mùa hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu đựng cái nắng gay gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ? Còn màu xanh thì bay lên về với vòm trời. Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy lại biến thành những hạt mưa bụi nhỏ li ti từ từ bay về trái đất, đổ xuống những cành bàng khẳng khiu và lớn dần lên thành những búp bàng? Đầu tiên, búp bàng cũng có màu đỏ. Không phải màu đỏ chói mà tím hồng, rồi theo độ lớn, biến thành xanh non. Khi những trận mưa xuân đã hết, caaybafng lại xanh rờn màu xanh của lá mùa hè.
Mùa thu, những quả bàng chín thơm lừng cả phố. Quả bàng ngọt chát nhưng mà thơm ngon lạ. Nhân bàng ăn rất bùi. Lấy viên gạch đạp quả bàng già, khều lấy cái nhân, đi đến lớp học rồi mà nhân bàng còn thơm bùi trong miệng.
Những cây bàng già đã trải qua bao nhiêu cơn gió bão, gốc xù xì những bướu những mắt, thân cây mốc thếch, nhưng lá bàng thì năm nào cũng xanh, quả bàng
thì năm nào cũng vàng ươm. Thật giống mẹ cha già đi cho chúng ta khôn lớn
(Băng Sơn)
b) Bạn Minh Quang
Tuổi thơ của tôi có biết bao nhiêu kỉ niệm gắn bó với bạn bè, thầy cô, mái trường. Đây là con đường đi học, kia là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của tôi và lũ bạn, đây là những trận bóng dưới trời mưa rào, những đêm trăng sáng cùng nhau chơi trò ú tim, đuổi bắt. Nhưng gần gũi, thân thiết với tôi hơn cả là bạn Minh Quang, người bạn đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong học tập, những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.
Minh Quang cao to hơn cái tuổi mười một của chúng tôi. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng cùng với dáng to đậm càng làm cho Quang thêm có vẻ người lớn, khỏe mạnh. Mái tóc hớt cao để lộ vầng trán thông minh và gương mặt khôi ngô, tuấn tú. Tôi thích cặp mắt sáng ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh của bạn ấy. Cái nhìn thẳng thắn, nụ cười than thiện luôn nở trên môi khiến Quang gây được cảm tình với mọi người. Ở lớp, Quang là một học sinh chăm chỉ, cần cù, một người bạn tốt. Quang học giỏi đều các môn nhưng say mê nhất vẫn là môn Toán. Được cô khen, đôi má Quang đỏ bừng và đôi mắt càng long lanh sáng. Giờ ra chơi, tôi cùng Quang đánh cờ, hay vui chơi ngoài sân trường. Gặp những bài toán khó, hai đứa lại chụm đầu vào bàn học để tìm ra nhiều cách giải. Quang rất hay giúp đỡ ban bè. Bạn nào không hiểu bài, giờ ra chơi Quang chỉ bảo đến nơi đến chốn.
Quang là một người có tấm lòng nhân hậu. Một lần, chúng tôi được giải môn cờ vua chấp quận, được quận, nhà trường khen thưởng. Tôi sung sướng khi nghĩ đến ánh mắt, nụ cười của bố mẹ, cái nhìn đầy ngưỡng mộ của bé Bi khi mang quà tặng về nhà.Khi tan trường, Quang kéo tôi lại nói về việc Quang quyết định mang tất cả quà tặng lại cho Mai. Nhà Mai nghèo nhất lớp, bố bạn ấy lại bị tai nạn lao động. Việc làm ấy khiến tôi càng yêu mến Quang. Hai đứa cùng đến gặp Mai.
Suốt mấy năm học chung trường,chung lớp, ngày ngày đi về với nhau, Quang là người bạn gắn bó với tuổi học trò của tôi. Nhiều lúc, tôi thầm nghĩ: “Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình bạn”. Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Tôi mong sao ai cũng có một người bạn thân thiết như tôi có Quang.
(Theo báo Điện tử)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_tuan_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.doc