Câu 1: Trong khi ăn uống, chúng ta không nên nói chuyện vì
A. nắp thanh quản sẽ đóng lại. B. thức ăn sẽ lọt vào đường hô hấp.
C. khẩu cái mềm sẽ nâng lên. D. lưỡi sẽ nâng lên.
Câu 2: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?
A. Moocphin B. Heroin C. Nicotin D. Cocain
Câu 3: Cơ quan cuối cùng của ống tiêu hóa là
A. hậu môn B. ruột già. C. tá tràng D. ruột thẳng
Câu 4: Hoạt động hô hấp có vai trò
A. dẫn không khí ra và vào phổi.
B. bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
C. thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể.
D. cung cấp oxi cho tế bào để phân giải các chất hữu cơ tạo năng lượng và loại bỏ khí cacbonic ra khỏi cơ thể.
2 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Mã đề 803 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Mã đề thi: 803
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Sinh học 8
Năm học: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 45 phút
I.Trắc nghiệm: (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Trong khi ăn uống, chúng ta không nên nói chuyện vì
A. nắp thanh quản sẽ đóng lại.
B. thức ăn sẽ lọt vào đường hô hấp.
C. khẩu cái mềm sẽ nâng lên.
D. lưỡi sẽ nâng lên.
Câu 2: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá?
A. Moocphin
B. Heroin
C. Nicotin
D. Cocain
Câu 3: Cơ quan cuối cùng của ống tiêu hóa là
A. hậu môn
B. ruột già.
C. tá tràng
D. ruột thẳng
Câu 4: Hoạt động hô hấp có vai trò
A. dẫn không khí ra và vào phổi.
B. bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
C. thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể.
D. cung cấp oxi cho tế bào để phân giải các chất hữu cơ tạo năng lượng và loại bỏ khí cacbonic ra khỏi cơ thể.
Câu 5: Quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra theo cơ chế
A. chủ động.
B. thẩm thấu.
C. bổ sung.
D. khuếch tán.
Câu 6: Ở người một cử động hô hấp được tính bằng
A. hai lần hít vào và một lần thở ra.
B. một lần hít vào và một lần thở ra.
C. một lần hít vào và hai lần thở ra.
D. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
Câu 7: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của các cơ hô hấp là
A. cơ lưng và cơ liên sườn.
B. cơ liên sườn và cơ hoành.
C. cơ ức và cơ hoành.
D. cơ liên sườn và cơ nhị đầu.
Câu 8: Ý nghĩa của sự trao đổi khí ở tế bào là gì?
A. Làm tăng nồng độ O2 trong máu.
B. Cung cấp O2 cho tế bào và loại CO2 ra khỏi tế bào.
C. Làm tăng nồng độ CO2 trong tế bào.
D. Làm giảm nồng độ O2 trong tế bào.
Câu 9: Loại thức ăn nào sẽ không có biến đổi hóa học ở dạ dày?
A. Thịt nạc
B. Trứng gà
C. Cá chép
D. Rau muống
Câu 10: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu?
A. Khí oxi
B. Khí hidro
C. Khí cacbonic
D. Khí nito
Câu 11: Hoạt động tiêu hóa chính diễn ra ở khoang miệng là
A. biến đổi lí học
B. biến đổi hóa học
C. hấp thu chất dinh dưỡng
D. đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa
Câu 12: Phản xạ ho có tác dụng
A. làm sạch và làm ấm không khí.
B. dẫn không khí ra và vào phổi.
C. ngăn cản bụi.
D. tống các chất bẩn hoặc các dị vật ngăn cản bụi.
Câu 13: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ hệ hô hấp?
A. Nói không với thuốc lá
B. Chặt phá rừng
C. Đốt than tổ ong
D. Sử dụng nhiều phương tiện giao thông
Câu 14: Tuyến tiêu hóa nào không nằm trong ống tiêu hóa ?
A. Tuyến nước bọt
B. Tuyến vị
C. Tuyến tụy
D. Tuyến ruột
Câu 15: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của
A. cơ liên sườn
B. cơ vòng thực quản
C. cơ hoành
D. cơ tim
Câu 16: Có mấy loại thức ăn sẽ biến đổi hóa học khi qua khoang miệng ?
Bánh mì, Bột mì, Cơm, Khoai lang sống, Gạo, Trứng
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 17: Chất nào trong thức ăn hầu như không bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá ?
A. Protein
B. Lipit
C. Vitamin
D. Gluxit
Câu 18: Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ
A. hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực.
B. hoạt động co bóp của tim.
C. hoạt động của lồng ngực.
D. hoạt động của các cơ liên sườn.
Câu 19: Cơ quan trong ống tiêu hóa mà thức ăn không có sự biến đổi lí học và hóa học khi đi qua là
A. khoang miệng.
B. dạ dày.
C. thực quản.
D. ruột non
Câu 20: Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động nuốt?
A. Lưỡi
B. Thực quản
C. Khí quản
D. Họng
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
a. Trình bày hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng, thành phần tham gia và tác dụng của hoạt động đó?
b. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ "Nhai kĩ no lâu"? Tại sao khi nhai cơm lâu trong miệng lại có vị ngọt?
Câu 2 (2 điểm):
Nêu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp và cách xử lý khi gặp nạn nhân ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn?
Chúc các em làm bài tốt!
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_ma_de_803_nam_hoc_2.doc
- 3. ĐÁP ÁN.docx