Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Mã đề thi 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1: Cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Lạng Sơn. B. Điện Biên. C. Lào Cai. D. Quảng Ninh.

Câu 2: Bắc Trung Bộ không có đặc điểm địa hình nào sau đây?

A. Có dãy núi Trường Sơn Nam chạy dọc vùng.

B. Đường bờ biển dài và nhiều bãi tắm đẹp.

C. Từ tây sang đông các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng và biển, đảo.

D. Có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển và các vịnh nước sâu ngay sát bờ.

Câu 3: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm ở phía bắc và phía nam của vùng Bắc Trung Bộ?

A. Nghệ An và Quảng Trị. B. Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

C. Thanh Hóa và Quảng Trị. D. Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Mã đề thi 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 9 Mã đề thi 902 Thời gian: 45 phút Năm học: 2020- 2021 Họ, tên :..................................................................... Lớp: 9A Phần I: Trắc nghiệm (5đ) Tô vào bài làm hình tròn có chữ cái đứng trước đáp án án đúng nhất. Câu 1: Cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh nào sau đây? Lạng Sơn. B. Điện Biên. C. Lào Cai. D. Quảng Ninh. Câu 2: Bắc Trung Bộ không có đặc điểm địa hình nào sau đây? A. Có dãy núi Trường Sơn Nam chạy dọc vùng. B. Đường bờ biển dài và nhiều bãi tắm đẹp. C. Từ tây sang đông các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng và biển, đảo. D. Có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển và các vịnh nước sâu ngay sát bờ. Câu 3: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm ở phía bắc và phía nam của vùng Bắc Trung Bộ? A. Nghệ An và Quảng Trị. B. Nghệ An và Thừa Thiên Huế. C. Thanh Hóa và Quảng Trị. D. Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế. Câu 4: Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ là A. ngăn cản gió mùa đông bắc thổi xuống vùng. B. gây ra hiện tượng mưa lớn ở các đồng bằng ven biển vào đầu mùa hạ. C. gây mưa cho toàn vùng vào vào đầu mùa hạ. D. gây ra hiện tượng gió phơn khô và nóng vào đầu mùa hạ. Câu 5: Số lượng các tỉnh, thành phố giáp biển của Đồng bằng sông Hồng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 6: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng? A. Sản xuất vật liệu xây dựng. B. Năng lượng. C. Chế biến lương thực thực phẩm. D. Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 7: Bãi tắm Lăng Cô thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Trị. B. Thừa Thiên Huế. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An. Câu 8: Tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi có thế mạnh chủ yếu nào để phát triển kinh tế nào sau đây? A. Nuôi trồng, đánh bắt hải sản. B. Phát triển thủy điện. C. Phát triển nhiệt điện. D. Khai thác khoáng sản. Câu 9: Tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu A. cận xích đạo ẩm gió mùa. B. nhiết đới ẩm nóng quanh năm. C. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh nhất nước ta. D. nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn. Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng với hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng? A. Là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. B. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng. C. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng. D. Hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. Câu 11: Tiểu vùng Đông Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi không có thế mạnh kinh tế nào sau đây? A. Nuôi trồng, đánh bắt hải sản. B. Khai thác khoáng sản. C. Phát triển nhiệt điện. D. Chăn nuôi bò sữa quy mô lớn. Câu 12: Địa điểm du lịch nào sau đây được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới? A. Tam Đảo. B. Vịnh Hạ Long. C. Thị trấn Sa Pa. D. Hồ Ba Bể. Câu 13: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết thứ tự từ bắc xuống nam các bãi tắm của Bắc Trung Bộ? A. Đá Nhảy, Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,, Thiên Cầm. B. Cửa lò, Sầm Sơn, Đá Nhảy, Thiên Cầm, Lăng Cô. C. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô. D. Sầm Sơn, Thiên Cầm, Cửa Lò, Lăng Cô, Đá Nhảy. Câu 14: Tỉnh nào sau đây thuộc tiểu vùng Đông Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lào Cai. B. Điện Biên. C. Sơn La. D. Lai Châu. Câu 15: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội nào sau đây? A. Đồng bào các dân tộc giàu kinh nghiệm trồng cây lúa nước. B. Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm canh tác trên đất dốc. C. Mật độ dân số cao hơn mật độ dân số chung của cả nước. D. Các tiêu chí dân cư, xã hội ở Đông Bắc và Tây Bắc không chênh lệch nhau. Câu 16: Đặc điểm nổi bật nhất về vị trí địa lí của Bắc Trung Bộ là A. tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế nhất nước ta. B. lãnh thổ chạy dài từ bắc xuống nam và hẹp theo chiều tây- đông. C. tất cả các tỉnh đều giáp biển và giáp với nước bạn Lào. D. các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Câu 17: Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. khai khoáng và chế biến. B. chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. C. khai khoáng và năng lượng. D. năng lượng và hóa chất. Câu 18: Tỉnh nào sau đây thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Phú Thọ. B. Yên Bái. C. Lào Cai. D. Hòa Bình. Câu 19: Các cửa khẩu quốc tế quan trọng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Lào Cai, Trà Lĩnh, Tả Lùng. B. Thanh Thủy, Tây Trang, Sơn La. C. Thanh Thúy, Trà Lĩnh, Móng Cái. D. Móng Cái, Hữu Nghị, Hà Khẩu. Câu 20: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi A. Trường Sơn Bắc. B. Hoành Sơn. C. Tam Điệp. D. Bạch Mã. Phần II : Tự luận và vận dụng (5đ) Câu 1: (2,5đ) Điều kiện kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế - xã hội ? Câu 2: (1,5đ) Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 3: (1đ) Cho bảng số liệu sau Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2007 (Đơn vị: %) Năm Tiêu chí 1995 1998 2000 2005 2007 Dân số 100 104.8 107.8 115.4 118.3 Sản lượng lương thực 100 117.7 132.1 151.6 154.0 Bình quân lương thực đầu người 100 112.3 122.5 131.3 130.1 Nhận xét ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng ở nước ta giai đoạn 1995- 2007. Chúc em làm bài tốt – Học sinh được sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_dia_ly_lop_9_ma_de_thi_902_nam_hoc.doc
  • docxĐáp án và ma trận đề học kì 1- K9- 2020.docx
Giáo án liên quan