Câu 1: “Điều 3. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” thuộc nội dung nào trong Hiến pháp năm 2013?
A. Chế độ chính trị. B. Bản chất Nhà nước.
C. Chế độ kinh tế. D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 2: Đội bóng đá quốc gia vừa thất bại đáng tiếc trước đối thủ, quá bực tức, Hùng liền có ý định đăng bài nói xấu đội bạn và kêu gọi các bạn trong lớp tham gia bình luận, chia sẻ bài viết.
Nếu là bạn của Hùng, em sẽ làm gì?
A. Giúp Hùng kêu gọi mọi người tham gia.
B. Không tham gia và cũng coi như không biết.
C. Khuyên bạn bình tĩnh, không nên hành động thiếu suy nghĩ.
D. Ủng hộ bạn, tham gia bình luận, chia sẻ nhiệt tình.
Câu 3: Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi Hiến pháp vào những năm nào?
A. 1945, 1959, 1980, 1992, 2013. B. 1946, 1959, 1982, 1990, 2013.
C. 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. D. 1945, 1959, 1980, 1992, 2015.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 804 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Mã đề: 804
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII
Môn: GDCD 8
Năm học: 2018 – 2019
Thời gian: 45 phút
( Đề thi gồm 4 trang )
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào đáp án đúng nhất trong phiếu bài làm.
Câu 1: “Điều 3. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” thuộc nội dung nào trong Hiến pháp năm 2013?
A. Chế độ chính trị. B. Bản chất Nhà nước.
C. Chế độ kinh tế. D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 2: Đội bóng đá quốc gia vừa thất bại đáng tiếc trước đối thủ, quá bực tức, Hùng liền có ý định đăng bài nói xấu đội bạn và kêu gọi các bạn trong lớp tham gia bình luận, chia sẻ bài viết.
Nếu là bạn của Hùng, em sẽ làm gì?
A. Giúp Hùng kêu gọi mọi người tham gia.
B. Không tham gia và cũng coi như không biết.
C. Khuyên bạn bình tĩnh, không nên hành động thiếu suy nghĩ.
D. Ủng hộ bạn, tham gia bình luận, chia sẻ nhiệt tình.
Câu 3: Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi Hiến pháp vào những năm nào?
A. 1945, 1959, 1980, 1992, 2013. B. 1946, 1959, 1982, 1990, 2013.
C. 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. D. 1945, 1959, 1980, 1992, 2015.
Câu 4: Việc sửa đổi Hiến pháp chỉ được thông qua khi có bao nhiều số đại biểu Quốc hội tán thành?
A. ít nhất 2/3 số đại biểu. B. ít nhất 3/4 số đại biểu.
C. 100 % số đại biểu. D. 1/2 số đại biểu.
Câu 5: Bạn Hoa lớp em tham gia vào một tổ chức tôn giáo mới và thường xuyên đi tuyên truyền cho người khác về tôn giáo này. Hoa khoe với em việc làm này vừa đơn giản, tự do lại vừa kiếm được tiền nên rủ em tham gia cùng.
Trong trường hợp này, em sẽ
A. Từ chối Hoa, coi như không biết.
B. Tham gia với Hoa để kiếm tiền.
C. Rủ thêm các bạn khác đi cùng.
D. Báo cho thầy cô, người lớn để ngăn cản Hoa.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây, công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại?
A. Bị phạt tiền hành chính sai khi vi phạm luật giao thông.
B. Phát hiện hành vi bóc lột lao động trẻ em.
C. Bị dụ dỗ tham gia vào hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
D. Phát hiện hành vi trộm cắp tài sản trong công ty.
Câu 7: Một trong số các nguyên nhân chủ quan khiến con người sa vào tệ nạn xã hội là do
A. cha mẹ nuông chiều, bạn bè lôi kéo.
B. pháp luật chưa nghiêm.
C. ham chơi, tò mò, thích cảm giác mới lạ.
D. ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy.
Câu 8: Công dân không có quyền sở hữu đối với tài sản nào dưới đây?
A. Cổ vật mà mình phát hiện trong lòng đất.
B. Vốn trong doanh nghiệp tư nhân.
C. Tiền tiết kiệm, của cải để dành.
D. Nhà ở, phương tiện đứng tên mình.
Câu 9: Bạn M trong một lần đến ga tàu chuẩn bị về quê, bạn gặp một người phụ nữ lạ mặt nhờ cầm giúp túi hành lí và trao lại cho người chồng đang mua vé để mình đi tìm đứa con gái vừa bị lạc mất. Bạn M đang băn khoăn không biết phải làm thế nào?
Nếu là M, em sẽ
A. thẳng thắn từ chối giúp đỡ vì hai bên không quen biết gì nhau.
B. khuyên người phụ nữ bình tĩnh và nhờ người phụ trách ga tàu giúp đỡ.
C. giúp người phụ nữ giữ hành lí và tìm người chồng để trao lại.
D. tránh người phụ nữ, coi như không nghe thấy và đi tìm toa tàu của mình.
Câu 10: T và K là bạn của nhau. Một lần, T rủ K sang nhà anh họ của T là H chơi nhưng anh H không có nhà. Tại đây, T và K đã bị bạn của anh H là M rủ rê đánh bài ăn tiền và còn dụ dỗ hút thuốc phiện. Anh H về nhà và chứng kiến cảnh M, T, K đánh bài, hút thuốc phiện thì ngăn cản T, K và M nhưng sau đó vẫn giữ bí mật, không nói cho người khác biết.
Trong trường hợp này, ai đã vi phạm pháp luật?
A. T và K. B. T, K, anh M và anh H.
C. T, K và anh M. D. Anh M.
Câu 11: Anh A là đồng nghiệp thân thiết với anh B ở công ty. Khi anh B bị giám đốc ra quyết định cho thôi việc, anh A rất buồn và tức giận thay cho dồng nghiệp. Anh A định làm đơn khiếu nại đối với quyết định của giám đốc thay cho anh B vì anh B không dám.
Theo em, anh A có quyền khiếu nại không? Vì sao?
A. Có. Vì anh A và anh B là đồng nghiệp thân thiết với nhau.
B. Không. Vì công dân bị xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích mới được khiếu nại.
C. Không. Vì anh A và anh B không có quan hệ huyết thống.
D. Có. Vì khiếu nại là quyền của mọi công dân.
Câu 12: Minh là một học sinh giỏi, hiếu học nhưng gia đình nghèo nên sinh hoạt hàng ngày thường thua kém bạn bè. Gần đây, Minh thường giao lưu với bạn học là con nhà giàu, tụ tập vui chơi qua đêm và có biểu hiện sử dụng ma túy. Học lực của Minh cũng giảm xuống rõ rệt.
Để giúp Minh thoát khỏi “vòng đen” đó, em phải làm gì?
A. Để Minh tự quyết định. B. Báo cho gia đình, thầy cô biết.
C. Xa lánh Minh để tránh bị rủ rê. D. Nhắc nhở Minh tự đề phòng.
Câu 13: Để bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình một cách hợp pháp, công dân cần làm gì?
A. Cho người khác vay, mượn tài sản với lãi suất cao so với thị trường.
B. Khoe khoang tài sản của mình cho thật nhiều người biết.
C. Đăng kí quyền sở hữu cá nhân, mua bảo hiểm đối với tài sản.
D. Thuê dân anh chị để bảo kê cho tài sản của mình.
Câu 14: Quyền tự do ngôn luận của công dân được quy định tại điều bao nhiêu trong Hiến pháp năm 2013?
A. Điều 26. B. Điều 25. C. Điều 23. D. Điều 24.
Câu 15: Chị H là giáo viên hợp đồng của trường Tiểu học X. Do có việc cá nhân nên chị đã xin nghỉ việc một thời gian. Sau khi đã giải quyết xong công việc cá nhân, chị H quay lại trường làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động từ phía nhà trường với lí do trường đã bố trí đủ giáo viên giảng dạy. Không đồng ý với quyết định từ phía nhà trường, chị H quyết định làm đơn khiếu nại.
Theo em, chị H phải làm đơn khiếu nại đến ai/cơ quan nào trong trường hợp này?
A. Trưởng phòng giáo dục huyện. B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
C. Tòa án nhân dân huyện. D. Hiệu trưởng trường Tiểu học X.
Câu 16: Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
A. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
B. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
C. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
D. xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
Câu 17: Những tệ nạn xã hội được xem là nguy hiểm nhất hiện nay là
A. cờ bạc, ma túy, mại dâm. B. gian lận, cờ bạc, ma túy.
C. trộm cắp, cờ bạc, ma túy. D. rượu chè, cờ bạc, lừa đảo.
Câu 18: Văn bản nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật?
A. Luật hình sự. B. Nghị quyết. C. Hiến pháp. D. Nghị định.
Câu 19: Việc làm nào dưới đây thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Tự do lập hội, nhóm và kêu gọi mọi người biểu tình chống phá Nhà nước.
B. Tham gia tuyền truyền về các tôn giáo không chính thống và các hoạt động mê tín.
C. Đăng bài viết chỉ trích, nói xấu người khác trên mạng xã hội.
D. Đề đạt nguyện vọng trong các dịp tiếp xúc với đại biểu Quốc hội.
Câu 20: Cơ quan nào dưới đây có quyền ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung Hiến pháp?
A. Tòa án nhân dân tối cao. B. Chính phủ.
C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. D. Quốc hội.
II/ TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
a) Quyền khiếu nại là gì? Quyền tố cáo là gì?
b) Hãy phân biệt hai quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. Lấy 2 ví dụ minh họa cụ thể cho 2 quyền này.
Câu 2. (2 điểm)
Sau một thời gian tìm hiểu, Long và Mai được cha mẹ hai bên tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng kí kết hôn. Trong đám cưới, trước mặt quan khách hai nhà, cha mẹ Long đã trao giấy tờ đăng kí, chìa khóa xe và tuyên bố tặng con dâu một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, sau đó do xảy ra mâu thuẫn nên Long và Mai đã chia tay. Gia đình Long đòi lại chiếc xe đã trao tặng cho Mai trong đám cưới.
a) Theo em, gia đình Long có quyền lấy lại chiếc xe không? Vì sao?
b) Để bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản, công dân có thể làm gì?
-----------------------------------------
----------- HẾT ----------
BGH duyệt
Tổ trưởng
Nhóm trưởng
Người ra đề, đáp án
Lê Thị Hồng Thái
Dương Thị Ngạn
Nguyễn Thị Bích Ngân
Phạm Thùy Linh
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_ma_de.doc