Câu 1: 1,0 điểm
a. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” được viết theo thể loại nào?
b. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: 1,5 điểm
Qua lời tâm tình của Xiu và Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ đã vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” Theo em hiểu, vì sao chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men?
Câu 3: 2,5 điểm
Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” đã để lại niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc về tình yêu thương cao cả của những họa sĩ nghèo nước Mĩ. Từ tác phẩm và những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết đoạn văn khoảng 8->10 câu nêu suy nghĩ về tình yêu thương con người trong cuộc sống. Trong đó có sử dụng một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ).
5 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 25/12/2020
PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (5,0 điểm):
Dưới đây là một đoạn trích từ văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri:
“Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.” (Sách ngữ văn 8-Tập I)
Câu 1: 1,0 điểm
a. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” được viết theo thể loại nào?
b. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: 1,5 điểm
Qua lời tâm tình của Xiu và Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ đã vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” Theo em hiểu, vì sao chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men?
Câu 3: 2,5 điểm
Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” đã để lại niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc về tình yêu thương cao cả của những họa sĩ nghèo nước Mĩ. Từ tác phẩm và những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết đoạn văn khoảng 8->10 câu nêu suy nghĩ về tình yêu thương con người trong cuộc sống. Trong đó có sử dụng một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ).
PHẦN II; TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp của lão Hạc đối với con.
Em hãy nhập vai nhân vật anh con trai lão Hạc để kể lại cuộc gặp gỡ với ông giáo, nghe ông kể câu chuyện bán con chó Vàng của lão Hạc.
Yêu cầu: Kết hợp miêu tả và biểu cảm.
-----------------Chúc các em làm bài tốt-----------------
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Đề số 2
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học: 2020-2021
PHẦN
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
PHẦN I
Câu 1
( 1,0đ)
Câu 1:
a. Thể loại : truyện ngắn
b.Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0,5đ
0.5đ
Câu 2
(1,5đ)
Giải thích vì sao chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men:
- Chiếc lá được vẽ giống như thật khiến Xiu, Giôn-xi là họa sĩ cũng không nhận ra, thể hiện tài năng nghệ thuật của cụ Bơ-men
- Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt: đêm mưa bão, tuyết rơi lạnh giá, chiếc lá đã đem lại sự sống cho Giôn-xi, nhấn mạnh giá trị chân chính của nghệ thuật
- Tác phẩm được vẽ bằng tình yêu thương bao la, tâm huyết nghề nghiệp, đức hi sinh quên mình, lòng vị tha cao thượng của cụ Bơ-men
0,5đ
0,25đ
0,75đ
Câu 3
(2,5đ)
* Hình thức :
- Đúng đoạn văn, đủ số câu:
- Độ dài: 8-10 câu, liên kết chặt chẽ, ít mắc lỗi sai thông thường
* Nội dung :
Học sinh có những cách trình bày riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Giải thích tình yêu thương con người: là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho mọi người.
Biểu hiện, ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
+ Luôn quan tâm, biết cảm thông chia sẻ, giúp đỡ những người tàn tật, gặp khó khăn, hoạn nạn
+ Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, là phẩm chất cao đẹp của con người, được mọi người yêu quý, kính trọng
- Liên hệ bản thân (nhận thức và hành động)
+ Yêu thương, cảm thông, giúp đỡ người thân trong gia đình, người nghèo, khó khăn hoạn nạn
*Tiếng Việt: Sử dụng đúng câu ghép ( có chú thích rõ)
0.5đ
1.5đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
PHẦN II
(5,0đ)
I/YÊU CẦU CHUNG:
1. Hình thức
- Đúng thể loại văn tự sự, biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Kể theo ngôi kể thứ nhất, chọn thứ tự kể phù hợp.
- Bố cục bài văn rõ ràng, mạch lạc, giữa các phần có sự liên kết.
- Diễn đạt lưu loát, lời kể tốt, hấp dẫn.
- Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường.
2. Nội dung:
- Nhập vai nhân vật (anh con trai lão Hạc) để kể lại cuộc gặp gỡ với ông giáo, nghe ông kể câu chuyện bán con chó Vàng của lão Hạc.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ ;
A. Mở bài (0,5đ):
- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật, sự việc : nghe ông giáo kể lại câu chuyện bán con chó Vàng của người cha.
B. Thân bài (4,0đ):
Học sinh có thể chọn thứ tự kể khác nhau song cần chú ý các sự việc được kể theo lời kể của nhân vật anh con trai lão Hạc, gặp ông giáo, nghe ông kể câu chuyện bán con chó Vàng của người cha, đảm bảo một số ý như sau :
- Hoàn cảnh gặp gỡ ông giáo.
- Nghe ông giáo kể lại chuyện bán con chó Vàng của người cha : phải bán con Vàng, lão Hạc phải suy tính, dằn vặt, khổ tâm, day dứt, lão tự trách mình đã lừa con Vàng.
- Ông giáo lựa lời động viên, an ủi, lão Hạc nhờ gửi ông giáo mảnh vườn cho con và ba mươi đồng bạc để lo ma chay cho lão.
- Thương xót cha, ân hận vì đã bất hiếu với cha già, suy nghĩ về nhân cách của người cha: con người lương thiện, trung thực, tình nghĩa, giàu lòng yêu thương con, yêu thương loài vật, tự trọng đáng kính.
*Lưu ý: Học sinh cần biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lý, tưởng tượng, sáng tạo theo cách riêng của mình làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
C. Kết bài :
- Kết thúc truyện
- Ân hận, day dứt, nguyện sống xứng đáng với người cha: sống trung thực, tình nghĩa, yêu thương con người
III. Biểu điểm (Bài văn )
- Điểm 5: Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi sai thông thường, lời kể hay, hấp dẫn.
- Điểm 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu trên, diễn đạt lưu loát, có thể mắc lỗi nhỏ nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của bài.
- Điểm 3: Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,5: Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên, bài diễn đạt chưa được lưu loát, bài viết đủ ý, nhưng còn sơ sài, bố cục bài viết chưa cân đối.
- Điểm 1: Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu trên, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém, còn mắc nhiều lỗi trong dùng từ và diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn.
* Lưu ý:
- Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cho mức điểm còn lại.
- Điểm toàn bài là điểm cộng các phần
0.5 điểm
4,0 điểm
0,5d
2,0đ
0,75đ
0,75đ
0.5 điểm
BGH duyệt
Nguyễn Thị Tuyến
Tổ trưởng duyệt
Dương Thị Ngạn
Người ra đề và đáp án
Nguyễn T.Phương Nga
THCS SÀI ĐỒNG
Đề số: 2
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 8
Năm học 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_de_2_nam_hoc_202.doc