Câu 1. Đất trồng là:
A. kho dự trữ thức ăn của cây.
B. do đá núi mủn ra cây nào cũng sống được.
C. lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
D. lớp đá xốp trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2: Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?
A. pH = 3 – 9 B. pH < 6,5 C. pH = 6,6 - 7,5 D. pH >7,5
Câu 3. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát. B. Đất thịt nặng. C. Đất thịt nhẹ. D. Đất cát pha.
Câu 4. Biện pháp không bỏ đất hoang là biện pháp sử dụng đất nhằm mục đích:
A. tăng năng suất. B. tăng diện tích đất trồng.
C. tăng độ phì nhiêu. D. tăng chất lượng.
Câu 5. Phân bón là thức ăn của cây trồng vì phân bón chứa:
A. các nguyên tố vi lượng. B. đa nguyên tố.
C. các nguyên tố vĩ lượng. D. các chất cần thiết cho cây trồng.
Câu 6. Các loại cây phân xanh được coi là loại phân nào?
A. Phân hữa cơ. B. Phân hóa học.
C. Phân vô cơ. D. Phân vi sinh.
6 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Tiết theo PPCT: tiết 18
Năm học 2020 – 2021
Thời gian: 45 phút
ĐỀ SỐ 1
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1. Đất trồng là:
A. kho dự trữ thức ăn của cây.
B. do đá núi mủn ra cây nào cũng sống được.
C. lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
D. lớp đá xốp trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2: Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?
A. pH = 3 – 9 B. pH 7,5
Câu 3. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát. B. Đất thịt nặng. C. Đất thịt nhẹ. D. Đất cát pha.
Câu 4. Biện pháp không bỏ đất hoang là biện pháp sử dụng đất nhằm mục đích:
A. tăng năng suất. B. tăng diện tích đất trồng.
C. tăng độ phì nhiêu. D. tăng chất lượng.
Câu 5. Phân bón là thức ăn của cây trồng vì phân bón chứa:
A. các nguyên tố vi lượng. B. đa nguyên tố.
C. các nguyên tố vĩ lượng. D. các chất cần thiết cho cây trồng.
Câu 6. Các loại cây phân xanh được coi là loại phân nào?
A. Phân hữa cơ. B. Phân hóa học.
C. Phân vô cơ. D. Phân vi sinh.
Câu 7. Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học?
A. Phân đạm, phân lân, khô dầu. B. Phân NPK, urê, supe lân.
C. DAP, cây điền thanh, phân kali. D. Bèo dâu, nitragin, urê.
Câu 8. Biện pháp thích hợp để cải tạo đất phèn là:
A. cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ.
B. làm ruộng bậc thang.
C. trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
D. cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
Câu 9. Trong vòng đời, côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn trải qua các giai đoạn là:
A. trứng → nhộng → sâu non → sâu trưởng thành.
B. trứng → sâu non → sâu trưởng thành.
C. nhộng → sâu non → sâu trưởng thành.
D. trứng → sâu non → nhộng → sâu trưởng thành.
Câu 10. Bón vãi, bón theo hốc, bón theo hàng và phun trên lá là các cách bón phân căn cứ vào:
A. hình thức bón. B. thời điểm bón.
C. thời tiết. D. thời kì bón.
Câu 11. Vai trò của giống cây trồng tốt là:
A. tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
B. tăng vụ.
C. thay đổi cơ cấu cây trồng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 12. Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì ?
A. Tăng chất lượng nông sản. B. Làm tăng năng suất cây trồng
C. Tăng vụ trong năm D. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng
II/ TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm. Em hãy nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta?
Câu 2: (3 điểm). Em hãy nêu các nguyên tắc phòng trừ, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
Câu 3: (1 điểm) Em hãy kể tên các loại côn trùng có lợi (tiêu diệt sâu hại) và côn trùng có hại (phá hoại mùa màng) (Ít nhất mỗi loại 3 con)
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Tiết theo PPCT: tiết 18
Năm học 2020 – 2021
Thời gian: 45 phút
ĐỀ SỐ 2
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1. Đất trồng là:
A. kho dự trữ thức ăn của cây.
B. do đá núi mủn ra cây nào cũng sống được.
C. lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
D. lớp đá xốp trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2. Đất trồng có vai trò là:
A. cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
B. cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
C. cung cấp nước, oxi cho cây.
D. giữ cho cây đứng vững.
Câu 3. Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?
A. pH = 3 – 9 B. pH 7,5
Câu 4. Các loại cây phân xanh được coi là loại phân nào?
A. Phân hữa cơ. B. Phân hóa học.
C. Phân vô cơ. D. Phân vi sinh.
Câu 5. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát. B. Đất thịt nặng. C. Đất thịt nhẹ. D. Đất cát pha.
Câu 6. Biện pháp không bỏ đất hoang là biện pháp sử dụng đất nhằm mục đích:
A. tăng năng suất. B. tăng diện tích đất trồng.
C. tăng độ phì nhiêu. D. tăng chất lượng.
Câu 7. Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học?
A. Phân đạm, phân lân, khô dầu. B. Phân NPK, urê, supe lân.
C. DAP, cây điền thanh, phân kali. D. Bèo dâu, nitragin, urê.
Câu 8. Trong vòng đời, côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn trải qua các giai đoạn là:
A. trứng → nhộng → sâu non → sâu trưởng thành.
B. trứng → sâu non → sâu trưởng thành.
C. nhộng → sâu non → sâu trưởng thành.
D. trứng → sâu non → nhộng → sâu trưởng thành.
Câu 9. Vai trò của giống cây trồng tốt là:
A. tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
B. tăng vụ.
C. thay đổi cơ cấu cây trồng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 10. Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì ?
A. Tăng chất lượng nông sản. B. Làm tăng năng suất cây trồng
C. Tăng vụ trong năm D. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng
Câu 11. Phân bón là thức ăn của cây trồng vì phân bón chứa:
A. các nguyên tố vi lượng. B. đa nguyên tố.
C. các nguyên tố vĩ lượng. D. các chất cần thiết cho cây trồng.
Câu 12. Dùng tay bắt sâu là trừ sâu bệnh bằng biện pháp gì?
A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp sử dụng giống chống sâu bệnh.
C. Biện pháp hóa học. D. Biện pháp thủ công.
II/ TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy cho biết có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc?
Câu 2: (3 điểm) Em hãy giải thích vì sao phân hữu cơ thường dùng bón lót; phân đạm, kali và phân hỗn hợp thường dùng bón thúc?
Câu 3: (1 điểm) Em hãy kể tên các loại côn trùng có lợi (tiêu diệt sâu hại) và côn trùng có hại (phá hoại mùa màng) (Ít nhất mỗi loại 3 con)
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Đề số 1
I/ TRẮC NGHIỆM(3 điểm): 0,25 x12 = 3 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
C
A
B
D
A
B
D
D
A
D
B
II/ TỰ LUẬN(7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
* Vai trò của trồng trọt:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
0,5 điểm
- Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy
0,5 điểm
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
0,5 điểm
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu
0,5 điểm
* Nhiệm vụ của trồng trọt
Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
1 điểm
Câu 2: (3 điểm)
* Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh:
- Phòng là chính
0,5 điểm
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để
0,5 điểm
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
0,5 điểm
* Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh:
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại
0,5 điểm
- Biện pháp thủ công
0,25 điểm
- Biện pháp hóa học
0,25 điểm
- Biện pháp sinh học
0,25 điểm
- Biện pháp kiểm dịch thực vật
0,25 điểm
Câu 3: (1 điểm)
- Các loại côn trùng có lợi: Bọ rùa, bọ ngựa, nhện, ong mắt xanh, mắt đỏ...
0,5 điểm
- Các loại côn trùng có hại: ốc sên, rệp, sâu bướm, châu chấu
0,5 điểm
BGH DUYỆT
Dương Phương Hảo
NHÓM TRƯỞNG DUYỆT
Nguyễn Mai Hương
NGƯỜI RA ĐỀ
Hoàng Thu Trang
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Đề số 2
I/ TRẮC NGHIỆM(3 điểm) 0,25 x12 = 3 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
C
A
A
B
B
D
D
B
D
D
II/ TỰ LUẬN(7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
* Có 4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng
- Phương pháp chọn lọc
0,5 điểm
- Phương pháp lai
0,5 điểm
- Phương pháp gây đột biến
0,5 điểm
* Tạo giống bằng phương pháp chọn lọc là:
- Từ giống khởi đầu chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt
0,75 điểm
- Gieo hạt của cây được chọn và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương. Nếu tốt hơn thì chọn cho nhân giống sản xuất đại trà.
0,75 điểm
Câu 2: (3 điểm)
- Phân hữu cơ: Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chấ hòa tan cây mới sử dụng được. Do đó, phân hữu cơ được dùng để bón lót
1,5 điểm
- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp: tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dựng được ngay. Do đó, phân đạm, kali và phân hỗn hợp được dùng để bón thúc.
1,5 điểm
Câu 3: (1 điểm)
- Các loại côn trùng có lợi: Bọ rùa, bọ ngựa, nhện, ong mắt xanh, mắt đỏ...
0,5 điểm
- Các loại côn trùng có hại: ốc sên, rệp, sâu bướm, châu chấu
0,5 điểm
BGH DUYỆT
Dương Phương Hảo
NHÓM TRƯỞNG DUYỆT
Nguyễn Mai Hương
NGƯỜI RA ĐỀ
Hoàng Thu Trang
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2020_2.docx