Đề kiểm tra chất lượng Tháng 9 môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khổng Lào (Có đáp án và thang điểm)

Câu 3: ( 3,0 điểm)

Nêu tên các phần chính và chức năng của bộ xương người ?

Câu 4: ( 3,0 điểm)

Em hãy cho biết một số biện pháp chống mỏi cơ ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng Tháng 9 môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khổng Lào (Có đáp án và thang điểm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHONG THỔ TRƯỜNG THCS KHỔNG LÀO Đề chính thức (Đề bài gồm 4 câu) ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 9 Năm học: 2017 - 2018 Môn: Sinh học . Khối 8 Thời gian làm bài 45 phút. (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI: Câu 1: ( 2,0 điểm) Phản xạ là gì? Lấy ví dụ ? Câu 2: ( 2,0 điểm) Cho biết chức năng của nơron ? Câu 3: ( 3,0 điểm) Nêu tên các phần chính và chức năng của bộ xương người ? Câu 4: ( 3,0 điểm) Em hãy cho biết một số biện pháp chống mỏi cơ ? ***********************Hết************************ PHÒNG GD & ĐT PHONG THỔ TRƯỜNG THCS KHỔNG LÀO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 9 Năm học: 2017 - 2018 Môn: Sinh học. Khối 8 Câu Nội Dung Điểm Câu 1 (2,0đ) a. Phản xạ: là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh - Ví dụ: Tay ta chạn vào vật nóng rụt tay lại. 1,5 0,5 Câu 2 (2,0 đ) * Chức năng của nơron: - Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh - Dẫn truyền xung thần kinh: là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân rron và truyền đi dọc theo sợi trục. 1,0 1,0 Câu 3 (3,0 đ) a. Các phần của bộ xương người: - Xương đầu: + Xương sọ phát triển. + Xương mặt (lồi cằm) - Xương thân:+ Xương cột sống: nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong. + Lồng ngực: xương sườn, xương ức. - Xương chi: + Đai xương: đai vai, đai hông. + Các xương: xương cánh tay, xương tay, xương bàn tay, xương ngón tay, xương đùi, xương ống chân, xương ngón chân, xương bàn chân. b. Chức năng: nâng đỡ, tạo bộ khung cơ thể gúp cơ thể vận động, bảo vệ các nội quan. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 1,0 Câu 4 (3,0 đ) * Biện pháp chống mỏi cơ. - Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi thở sâu kết hợp xoa bóp cho máu lưu thông nhanh - Sau khi hoạt động chạy nêu đi bộ từ từ để hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi xoa bóp - Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức - Cần có tinh thân thoải mái, vui vẻ - Thường xuyên luyên tập thể thao làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ. 0,75 0,75 0,5 0,25 0,75 Tổng 10 Lưu ý: Điểm toàn bài là điểm tổng hợp của các điểm thành phần và được làm tròn đến 0,5 (ví dụ: 1,25 làm tròn là 1,5; 4,75 làm tròn thành 5,0) Học sinh làm theo cách khác, lập luận chặt chẽ, chính xác vẫn chấm điểm tối đa UBND TỈNH LAI CHÂU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 55) Năm học: 2017 – 2018 Môn: Sinh học - Lớp: 9 Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ BÀI. Câu 1( 2,5 điêm): Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường chủ yếu? Câu 2( 2,5 điêm): Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ chủ yếu nào? Đặc điểm của những mối quan hệ đó? Câu 3 ( 3,0 điêm): Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật? Câu 4( 2,0 điêm): Giả sử một hệ sinh thái có các sinh vật sau: Cỏ, Thỏ, Chim ăn sâu, Dê, Sâu hại thực vật, Cáo, Hổ, Mèo rừng, Vi sinh vật. Hãy thành lập một chuỗi thức ăn và một lưới thức ăn? HD CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (TIẾT 55) MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 Câu Nội dung Điểm 1 (2,5 điểm) - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Có 4 loại môi trường chủ yếu: + Môi trường nước. + Môi trường trên mặt đất – không khí. + Môi trường trong đất. + Môi trường sinh vật. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (2,5 điểm) * Các mối quan hệ khác loài: - Hỗ trợ: + Cộng sinh: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. + Hội sinh: Sự hợp tác giữa các loài sinh vật, một bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không có hại. - Đối địch: + Cạnh tranh: Sinh vật cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở, điều kiện sống kìm hãm sự phát triển của nhau. + Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống trên sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó. + Sinh vật ăn sinh vật khác: Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ... 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3 (3,0 điểm) Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong không gian nhất định - Là tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một không gian xác định. - Độ đa dạng thấp. - Độ đa dạng cao. - Quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài, chủ yếu là quan hệ về di truyền, chỗ ở, sinh sản. - Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài, chủ yếu quan hệ về dinh dưỡng, hỗ trợ và đối địch. 1,0 1,0 1,0 4 (2,0 điểm) - Chuỗi thức ăn: + Cỏ Thỏ Mèo rừng Vi sinh vật. - Lưới thức ăn: Thỏ Mèo rừng Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật Sâu hại thực vật Chim ăn sâu Lưu ý: HS có thể lập các chuỗi thức ăn khác đúng vẫn được điểm tối đa. 0,5 1,5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_thang_9_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_20.doc