Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 701 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)

Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp để làm rõ thế nào là trung thực?

 “Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, .; sống ngay thẳng, thật thà và dám .nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.”

A. điều đúng đắn, dũng cảm. B. điều đúng đắn, đứng ra.

C. lẽ phải, đứng ra. D. lẽ phải, dũng cảm.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Mẹ bạn Hải không may bị ốm nhưng bạn không có nhà, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải.

B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.

C. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A9 cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn khôn đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn

D. An luôn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

 

docx5 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 701 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề 701 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: GDCD 7 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp để làm rõ thế nào là trung thực? “Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí,..; sống ngay thẳng, thật thà và dám..nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.” A. điều đúng đắn, dũng cảm. B. điều đúng đắn, đứng ra. C. lẽ phải, đứng ra. D. lẽ phải, dũng cảm. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người? A. Mẹ bạn Hải không may bị ốm nhưng bạn không có nhà, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi, chăm sóc mẹ bạn Hải. B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em. C. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A9 cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn khôn đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn  D. An luôn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Câu 3: Yêu thương con người sẽ A. nhận được sự yêu quý và kính trọng. B. là đối tượng cho người ta lợi dụng. C. bị coi thường, khinh bỉ. D. luôn bị xa lánh Câu 4. Người trung thực là người biết A. che dấu cho bạn thân về lỗi của họ. B. làm việc vì lợi ích cá nhân. C. dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. D. bỏ qua những việc làm sai trái. Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm kỉ luật? A. Chăm chú nghe giảng, không nói chuyện riêng trong giờ học. B. Trong giờ Toán lấy bài tập môn Tiếng Anh ra làm. C. Tranh thủ giờ giải lao, lấy sách vở môn học tiếp theo ra học D. Luôn làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Câu 6: Hành động nào sau đây là biểu hiện của đạo đức? A. Ủng hộ đồng bào lũ lụt. B. Không chơi với những bạn có học lực yếu. C. Chỉ chào hỏi thầy cô giáo đang dạy mình. D. Chế giễu những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Câu 7: Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của Bác Hồ: Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có ......... cách mạng. Có tài phải có đức. Có ..... không có ....., tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có ......không có ........như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai (Hồ Chí Minh) A. Đạo đức, tài và đức B. Đạo đức, tài...đức, đức...tài C. Tài, tài...đức, đức...tài D. Đạo đức, đức.....tài, tài... đức Câu 8: Câu tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng nói về A. đạo đức B. kỷ luật C. tự trọng D. trung thực Câu 9. Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ A. không liên quan tới nhau C. kỉ luật quan trọng hơn đạo đức B. đạo đức quan trọng hơn kỉ luật D. chặt chẽ với nhau Câu 10: Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông. Trong đó, có hai người lớn và một trẻ em đều bị thương nặng em sẽ A. gọi xe cấp cứu giúp họ. B. đứng ngoài xem vì đó không phải người nhà mình. C. đạp xe thật nhanh về nhà. D. coi như mình chưa nhìn thấy. Câu 11: Câu tục ngữ. Ăn cháo đá bát nói đến điều gì sau đây? A. Sự vô ơn, phản bội. B. Tiết kiệm. C. Sự trung thành. D. Khiêm tốn. Câu 12: Câu tục ngữ. “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến đức tính nào sau đây? A. Tự trọng. B. Yêu thương con người. C. Khoan dung. D. Tiết kiệm. Câu 13: Vào lúc rảnh rỗi Minh thường sang nhà Vân dạy bạn học vì Vân là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Minh là người A. có lòng tự trọng. B. yêu thương con người. C. sống giản dị. D. trung thực. Câu 14: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc gọi là A. Đoàn kết. B. Tự trọng. C. Khoan dung. D. Trung thành Câu 15: Hành động giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học chơi game được gọi là gì? A. Đoàn kết. B. Tương trợ. C. Không trung thực D. Khoan dung. Câu 16: Câu tục ngữ: “Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn” nói về điều gì? A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung. Câu 17: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì sau đây? A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Đức tính tiết kiệm. C. Tinh thần kỷ luật. D. Lòng yêu thương con người. Câu 18: Vào một buổi đi xem ca nhạc tại công viên có rất nhiều người chen lấn nhau để được vào hàng đầu để nhìn và nghe ca sỹ hát, trong lúc em đứng xem thì thấy có em nhỏ đững một mình khóc rất to và gọi tên bố mẹ nhưng không có ai nhận bé. Trong tình huống đó em sẽ A. mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. đứng nhìn. C. đưa em bé đó đến gặp công an để nhờ tìm giúp bố mẹ. D. trêu cho em bé khóc to hơn. Câu 19: Trong bài hát Thanh niên làm theo lời Bác có đoạn: Kết niên lại anh em chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết niên lại anh em chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quần thù xây dựng cuộc sống ấm no. Đoạn hát trên có nội dung nói về A. trung thực. B. tự trọng. C. yêu thương con người. D. đoàn kết tương trợ. Câu 20: Câu tục ngữ: “Chết vinh còn hơn sống nhục” nói về giản dị B. đoàn kết tương trợ C. tự trọng D. thật thà. II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Trình bày khái niệm đạo đức và kỉ luật? (2đ) b. Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. (1đ) Câu 2 (2 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Anh A bị ốm phải nhập viện. Bác sĩ khám và biết anh mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, khi báo kết quả kiểm tra, bác sĩ vẫn động viên anh A cố gắng điều trị thì sẽ khỏi bệnh. Sau đó, bác sĩ chỉ nói sự thật về bệnh tình của anh A cho người thân trong gia đình của ông biết. a) Em có đồng tình với việc làm của bác sĩ hay không và giải thích vì sao? b) Theo em, có phải bất cứ tình huống nào cũng cần trung thực hay không?Vì sao? ---------- HẾT ---------- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề 701 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: GDCD 7 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian: 45 phút Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C A C B A B D D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B B A C C D C C C II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. ( 1 điểm ) - Trình bày đúng khái niệm kỉ luật: Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong cuộc sống. (1 điểm) - Trình bày đúng khái niệm đạo đức: Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. (1 điểm) b. Nêu đúng mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác. (1 điểm) Câu 2 (2 điểm): a) Em đồng tình với việc làm của bác sĩ. (0,5đ) Vì: (0,5đ) - Việc làm của bác sĩ thể hiện ý tốt. Nếu bệnh nhân biết về bệnh tình của mình có thể lo nghĩ, suy sụp tinh thần dẫn đến bệnh nặng hơn. - Bác sĩ cho người nhà biết để chuẩn bị về chi phí và tinh thần đồng thời có phương án hỗ trợ, chăm sóc tốt cho bệnh nhân. b) Không phải bất cứ tình huống nào cũng cần trung thực. (0,5đ) Vì: HS nêu ví dụ chứng minh đúng (0,5đ)

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_ma_de_701_nam.docx
Giáo án liên quan