Câu 3. Trong dãy các loại phân sau, dãy nào gồm toàn các loại phân thuộc nhóm phân hoá học?
A. Phân lân; phân heo; phân urê. B. Phân trâu, bò; bèo dâu; phân kali.
C. Cây muồng muồng; khô dầu dừa; phân NPK. D. Phân urê; phân NPK; phân lân.
Câu 4. Bón thúc được thực hiện vào thời gian nào?
A. Trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. B. Trước khi gieo trồng.
C. Sau khi cây ra hoa. D. Sau khi gieo trồng.
Câu 5. Vai trò của giống cây trồng là:
A. Tăng năng suất cây trồng.
B. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. Tăng chất lượng nông sản.
D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7
Năm học: 2018 – 2019
Thời gian : 45 phút
Họ và tên : . Lớp.
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
Đề 1
I.Trắc nghiệm (5 điểm): Em hãy ghi lại những chữ cái đứng trước những đáp án đúng:
Câu 1. Đất trồng là:
A. Kho dự trữ thức ăn của cây.
B. Do đá núi mủn ra cây nào cũng sống được.
C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
D. Lớp đá xốp trên bề mặt Trái Đất.
Câu 2. Loại đất nào sau đây giữ nước tốt nhất?
A. Đất cát
B. Đất sét
C. Đất thịt
D. Đất cát pha
Câu 3. Trong dãy các loại phân sau, dãy nào gồm toàn các loại phân thuộc nhóm phân hoá học?
A. Phân lân; phân heo; phân urê. B. Phân trâu, bò; bèo dâu; phân kali.
C. Cây muồng muồng; khô dầu dừa; phân NPK. D. Phân urê; phân NPK; phân lân.
Câu 4. Bón thúc được thực hiện vào thời gian nào?
A. Trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. B. Trước khi gieo trồng.
C. Sau khi cây ra hoa. D. Sau khi gieo trồng.
Câu 5. Vai trò của giống cây trồng là:
A. Tăng năng suất cây trồng.
B. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. Tăng chất lượng nông sản.
D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Câu 6. Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại cây trồng mạnh nhất?
A. Sâu non.
B. Trứng.
C. Nhộng.
D. Sâu trưởng thành.
Câu 7. Yếu tố nào không gây ra bệnh cây:
A. Vi khuẩn. B. Vi rút. C. Sâu. D. Nấm.
Câu 8. Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành.
A. Ngành chân mềm. B. Ngành sâu bọ.
C. Ngành có xương sống. D. Ngành chân khớp.
Câu 9. Sử dụng một số loài sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch ... và các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại là biện pháp gì?
A. Biện pháp sinh học. B. Biện pháp hoá học.
C. Biện pháp kiểm dịch thực vật. D. Biện pháp thủ công.
Câu 10: Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp vô tính áp dụng cho loại cây nào dưới đây?
A. Lúa
B. Ngô
C. Nhãn
D. Đậu xanh
II. Tự luận (5điểm)
Câu 1(3 điểm): Nêu vai trò của đất trồng và thành phần của đất trồng bằng sơ đồ?
Câu 2(1điểm): Sắp xếp các loại phân bón sau thành các nhóm thích hợp: phân xanh, phân lân, phân NPK, khô dầu, phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm
Câu 3(1 điểm): Vì sao người ta dùng phân hoá học để bón thúc?
---- Hết ----
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5đ x 10 câu = 5điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
A
D
A
C
D
A
C
II. Tự luận (5điểm)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
- Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống cây trồng.
+ Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi
+ Giữ cho cây đứng vững
- Sơ đồ:
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,5đ
2
Sắp xếp:
- Phân hữu cơ: phân xanh, khô dầu
- Phân hoá học: phân lân, phân NPK
- Phân vi sinh: phân bón có chứa vi sinh cật chuyển hoá đạm
0,5đ
0,25đ
0,25đ
3
Vì:
+ bón thúc là bón trong thời kì cây sinh trưởng và phát triển
+ phân hoá học có tỉ lệ dinh dưỡng cao và dễ hoà tan nên cây sử dụng luôn được
0,5đ
0,5đ
BGH duyệt
Nguyễn Thị Soan
TTCM, NTCM duyệt
Nguyễn Mai Hương
Người ra đề
Vũ Đức Đạt
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_mon_cong_nghe_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truong.docx