I. ĐỌC THẦM BÀI VĂN VÀ LÀM BÀI TẬP: (5 điểm)
Nghe trong ngọn gió lạnh cuối đông một hơi ấm thoảng qua nồng nàn lan tỏa, một làn hương dìu dịu ngọt ngào, mơn man như bàn tay ai mềm mại vuốt ve làn da khô cằn, dấu tích của mùa đông giá lạnh còn hằn trên muôn vật.
Xuân đã đến thật rồi. Đâu đây thoang thoảng khói hương trầm, mùi hương nồng ấm, ngọt dịu của ngày Tết cổ truyền xua tan chút hơi lạnh còn sót lại của mùa đông. Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật, muôn loài bừng giấc say
Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Có phải màu của lá non là màu của sự sống đang lên nhựa thanh xuân? Từ những thân cây mẹ, chồi non mạnh mẽ xuyên thủng lớp vỏ xù xì rồi bật ra nõn nà như tiếng trẻ thơ. Đây đó dưới những tầng cội rễ cỏ, bầy ấu trùng đợi ngày lột xác thành con ve sầu. Đâu đó trong những mắt lá diệp lục, tiếng chim ri âu yếm gọi bạn. Dường như mọi cội nguồn của sự sinh thành đều đổ dồn vào mùa xuân. Mùa xuân như có phép lạ, sau một đêm, trên những thân cây cằn khô bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ. Mùa xuân đến như chiếc chìa khóa mở toang kho nhật nguyệt cho đất trời ấm lại, cho vạn vật sáng tươi. Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.
(Theo Nguyễn Xuân Hoàng)
7 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2015-2016 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
Họ và tên: .................
Lớp: 5 ....
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2015
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2015- 2016
(Thời gian làm bài: 30 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí PHHS
Đọc tiếng:..
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
Đọc hiểu: ..
ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 5.
ĐỌC THẦM BÀI VĂN VÀ LÀM BÀI TẬP: (5 điểm)
léc non ®Çu cµnh
Nghe trong ngọn gió lạnh cuối đông một hơi ấm thoảng qua nồng nàn lan tỏa, một làn hương dìu dịu ngọt ngào, mơn man như bàn tay ai mềm mại vuốt ve làn da khô cằn, dấu tích của mùa đông giá lạnh còn hằn trên muôn vật.
Xuân đã đến thật rồi. Đâu đây thoang thoảng khói hương trầm, mùi hương nồng ấm, ngọt dịu của ngày Tết cổ truyền xua tan chút hơi lạnh còn sót lại của mùa đông. Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật, muôn loài bừng giấc say
Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Có phải màu của lá non là màu của sự sống đang lên nhựa thanh xuân? Từ những thân cây mẹ, chồi non mạnh mẽ xuyên thủng lớp vỏ xù xì rồi bật ra nõn nà như tiếng trẻ thơ. Đây đó dưới những tầng cội rễ cỏ, bầy ấu trùng đợi ngày lột xác thành con ve sầu. Đâu đó trong những mắt lá diệp lục, tiếng chim ri âu yếm gọi bạn. Dường như mọi cội nguồn của sự sinh thành đều đổ dồn vào mùa xuân. Mùa xuân như có phép lạ, sau một đêm, trên những thân cây cằn khô bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ. Mùa xuân đến như chiếc chìa khóa mở toang kho nhật nguyệt cho đất trời ấm lại, cho vạn vật sáng tươi. Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.
(Theo Nguyễn Xuân Hoàng)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Điều gì giúp tác giả nhận ra mùa xuân đến?
a. Hơi lạnh còn sót lại của mùa đông thoảng qua.
b. Hơi ấm nồng nàn lan tỏa, làn hương dịu ngọt, mùi hương trầm nồng ấm của ngày Tết cổ truyền, những tia nắng xuân.
c. Luồng hơi ấm bốc lên mang theo hơi thở của đất đai sau một mùa đông dài tơi bời dông bão.
2. Những hình ảnh nào miêu tả sức sống của lộc non?
a. Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.
b. Đây đó dưới những tầng đất, rễ cỏ ngấm ngầm phát triển.
c. Trên những thân cây cằn khô, bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ, xuyên thủng lớp vỏ xù xì của thân cây, bật ra nõn nà như tiếng trẻ thơ.
3. Câu văn: “Mùa xuân đến như chiếc chìa khóa mở toang kho nhật nguyệt cho đất trời ấm lại, cho vạn vật sáng tươi.” ý nói gì?
a. Mùa xuân có những tia nắng hồng ấm áp, làm cho đất trời ấm lại.
b. Mùa xuân làm mặt trời, mặt trăng đều sáng nên vạn vật sáng tươi.
c. Mùa xuân là cội nguồn của sự sống, có phép lạ thay đổi đất trời, vạn vật.
4. Hình ảnh so sánh trong câu: “Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.” có tác dụng gì?
a. Nói lên vẻ đẹp của lộc nõn, giọt sương và tình yêu mùa xuân tha thiết của tác giả
b. Nói lên sự trong trẻo của giọt sương
c. Nói lên vẻ đẹp của lá non
5. Từ được gạch chân trong cặp câu: “Lộc non mới nhú trên cành / Lên non mới biết non cao” có quan hệ với nhau như thế nào?
a. Đó là từ đồng nghĩa
b. Đó là từ đồng âm
c. Đó là từ nhiều nghĩa
6. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?
a. Nồng ấm, ngọt ngào, mềm mại, nõn nà, tha thiết
b. Mềm mại, mơn man, dìu dịu, nồng nàn, vạn vật
c. Ngọt ngào, mềm mại, nồng nàn, dìu dịu, xù xì
7. Từ được gạch chân trong câu: “Đâu đó trong những mắt lá diệp lục, tiếng chim ri âu yếm gọi bạn.”
a. Tính từ b. Danh từ c. Động từ
8. Trong câu: “Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.”, có mấy quan hệ từ?
a. Một từ. Đó là từ: ..
b. Hai từ. Đó là từ: ..
c. Ba từ. Đó là từ: .
9. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau:
Ngoài kia, sau một mùa đông dài, những chiếc lộc non đã đâm chồi.
.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2015
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2015- 2016
(Thời gian làm bài: 45 phút)
KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I/ Chính tả: (5 điểm - 15 phút)
* Chính tả (nghe - viết): Giáo viên đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau:
léc non ®Çu cµnh
Nghe trong ngọn gió lạnh cuối đông một hơi ấm thoảng qua nồng nàn lan tỏa, một làn hương dìu dịu ngọt ngào, mơn man như bàn tay ai mềm mại vuốt ve làn da khô cằn, dấu tích của mùa đông giá lạnh còn hằn trên muôn vật.
Xuân đã đến thật rồi. Đâu đây thoang thoảng khói hương trầm, mùi hương nồng ấm, ngọt dịu của ngày Tết cổ truyền xua tan chút hơi lạnh còn sót lại của mùa đông. Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật, muôn loài bừng giấc say
II/ Tập làm văn: (5 điểm - 30 phút)
Đề bài: Hãy tả một người mà em yêu quý.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
GỢI Ý CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn TiếngViệt lớp 5
Năm học 2015 - 2016
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng: (5 điểm)
* Hình thức: Giáo viên làm phiếu ghi nội dung bài đọc và câu hỏi. Học sinh lên bốc thăm và thực hiện yêu cầu trong phiếu.
* Nội dung:
- Mỗi học sinh đọc một đoạn khoảng 100 - 120 chữ trong bài TĐ - HTL thuộc chủ đề đã học trong khoảng 1 phút.
- Trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu
- Nội dung kiểm tra đọc và câu hỏi của một số bài đã học từ tuần 11 - tuần 17
II/ Đọc hiểu (5 điểm): Khoanh vào các chữ ghi các ý sau:
Câu
Đáp án
Điểm
1
B
0,5
2
C
0,5
3
C
0,5
4
A
0,5
5
B
0,5
6
C
0,5
7
A
0,5
8
B
(còn, như)
0,5
Câu 9: (1đ) Ngoài kia, sau một mùa đông dài, những chiếc lộc non đã đâm chồi.
CN VN
B/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I/ Chính tả: 5 điểm.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài
Trừ không quá 3 điểm
II/ Tập làm văn: 5 điểm.
2. Tập làm văn: (5 điểm) Bài viết đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a. Về hình thức: Viết được bài văn tả đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học theo yêu cầu của đề bài
b. Về nội dung:
- Bài viết thể hiện được những nội dung theo yêu cầu của đề đã chọn: Miêu tả được ngoại hình, hoạt động, bộc lộ tình cảm yêu quý tự nhiên, chân thành,
- Câu văn miêu tả giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm.
- Viết câu đúng, dùng từ hợp nghĩa, không sai ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; ; 1; 0,5. Không ghi điểm 5 cho bài còn mắc lỗi.)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học: 2015 - 2016
A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
II/ Đọc thành tiếng: (5 điểm)
* Hình thức: Giáo viên làm phiếu ghi nội dung bài đọc và câu hỏi. Học sinh lên bốc thăm và thực hiện yêu cầu trong phiếu.
* Nội dung:
- Mỗi học sinh đọc một đoạn khoảng 100 - 120 chữ trong bài TĐ - HTL thuộc chủ đề đã học trong khoảng 1 phút
- Trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu.
- Nội dung kiểm tra đọc và câu hỏi của một số bài đã học từ tuần 11 - tuần 17: Cụ thể
1. Đọc bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Tiếng Việt 5, tập một, trang 69) và cho biết: “Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?”
2. Đọc đoạn “Cây quỳnh lá dày không phải là vườn.” trong bài Chuyện một khu vườn nhỏ (Tiếng Việt 5, tập một, trang 102) và cho biết: “Những chi tiết nào miêu tả vẻ đẹp của các loại cây trên ban công nhà bé Thu?”
3. Đọc đoạn “Gió tây không gian.” trong bài Mùa thảo quả (Tiếng Việt 5, tập một, trang 113) và cho biết: “Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?”
4. Đọc đoạn “Rồi giọng già chữ cô giáo!” trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Tiếng Việt 5, tập một, trang 145) và cho biết: “Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?”
Hướng dẫn cho điểm:
a/ Đọc đúng tiếng, từ: 1 đ
+ Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 đ
+ Đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 đ
b/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 đ
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 đ
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 đ
c/ Giọng đọc bước đầu có biêu cảm: 1 đ
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 đ
+ Giọng không thể hiện tính biểu cảm : 0 đ
d/ Đọc đúng tốc độ (1 phút): 1 đ
+ Đọc trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 đ
+ Đọc quá 2 phút : 0 đ
e/ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1 đ
+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 đ
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 đ
File đính kèm:
- de_kiem_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_2015_2016_tru.doc