Đề cương ôn tập phần tập làm văn

I. Nghị luận xã hội

1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a) Đặc điểm

- Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ.

- Yêu cầu về nội dung: Phải nêu rõ được sự việc hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

- Hình thức: Bố cục mạch lạc; lluận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động

b. Cách làm

* Tìm hiểu đề: Tìm hiểu ý nghĩa của sự việc, liên tưởng đến cuộc sống để phát hiện ra vấn đề mọi người quan tâm.

* Tìm ý:

- Nắm vững các chi tiết cơ bản của sự việc hiện tượng.

- Tìm thêm một vài sự việc, hiện tượng tương tự, hoặc trái ngược.

- Phân chia vấn đề thành từng mặt để phân tích, giảng giải, bày tỏ ý kiến.

*Dàn ý chung:

Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề

Thân bài:

+ Tóm tắt sự việc, hiện tượng

+ Lần lượt phân tích từng mặt của vấn đề

Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

* Tìm hiểu đề: Nội dung tư tưởng nêu trong đề bài thường đúc kết trong tục ngữ, danh ngôn, do đó phải tìm hiểu ý nghĩa của từng từ ngữ, hình ảnh,. để xác định đầy đủ, chính xác vấn đề, xác định đủ yêu cầu về nội dung và hình thức của bài.

* Tìm ý: Phân chia thành các luận điểm. muốn vậy phải đưa vấn đề gắn với các câu hỏi tìm ý. Thường là những câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng sai thế nào? Có tác dụng gì? Biểu hiện ra sao? Cần phê phán điều gì? Quan niệm nào là đúng? Phải làm gì? .Câu trả lời sẽ là luận điểm, luận cứ.

* Dàn ý chung:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn.

Thân bài:

- Giải thích nội dung vấn đề cho rõ ràng, đầy đủ( ý nghĩa gần, xa, hẹp, rộng)

- Chứng minh sự đúng sai của tư tưởng đạo lí.

- Nhận định, đánh giá tư tưởng đạo lí đó trong cuộc sống.

Kết bài: Tổng hợp ý kiến, khẳng định lại vấn đề; có thể đề xuất nhận thức mới hoặc yêu cầu hành động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập phần tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III. KIẾN THỨC TẬP LÀM VĂN LÍ THUYẾT I. Nghị luận xã hội 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống a) Đặc điểm - Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy nghĩ. - Yêu cầu về nội dung: Phải nêu rõ được sự việc hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. - Hình thức: Bố cục mạch lạc; lluận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động b. Cách làm * Tìm hiểu đề: Tìm hiểu ý nghĩa của sự việc, liên tưởng đến cuộc sống để phát hiện ra vấn đề mọi người quan tâm. * Tìm ý: - Nắm vững các chi tiết cơ bản của sự việc hiện tượng. - Tìm thêm một vài sự việc, hiện tượng tương tự, hoặc trái ngược. - Phân chia vấn đề thành từng mặt để phân tích, giảng giải, bày tỏ ý kiến. *Dàn ý chung: Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề Thân bài: + Tóm tắt sự việc, hiện tượng + Lần lượt phân tích từng mặt của vấn đề Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí * Tìm hiểu đề: Nội dung tư tưởng nêu trong đề bài thường đúc kết trong tục ngữ, danh ngôn, do đó phải tìm hiểu ý nghĩa của từng từ ngữ, hình ảnh,... để xác định đầy đủ, chính xác vấn đề, xác định đủ yêu cầu về nội dung và hình thức của bài. * Tìm ý: Phân chia thành các luận điểm. muốn vậy phải đưa vấn đề gắn với các câu hỏi tìm ý. Thường là những câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng sai thế nào? Có tác dụng gì? Biểu hiện ra sao? Cần phê phán điều gì? Quan niệm nào là đúng? Phải làm gì? ...Câu trả lời sẽ là luận điểm, luận cứ. * Dàn ý chung: Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn. Thân bài: - Giải thích nội dung vấn đề cho rõ ràng, đầy đủ( ý nghĩa gần, xa, hẹp, rộng) - Chứng minh sự đúng sai của tư tưởng đạo lí. - Nhận định, đánh giá tư tưởng đạo lí đó trong cuộc sống. Kết bài: Tổng hợp ý kiến, khẳng định lại vấn đề; có thể đề xuất nhận thức mới hoặc yêu cầu hành động. I. Nghị luận Văn học 1. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích * Tìm hiểu đề: Đây là bước cực kì quan trọng nhằm xác định loại bài cụ thể: Nghị luận về nhân vật hay về nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm. * Tìm ý: Gắn với đối tượng cần nghị luận( nhân vật, nội dung, nghệ thuật) hệ thống câu hỏi tìm ý thường là: - Điều nổi bật nhất? - Nét biểu hiện cụ thể? - Chi tiết nào biểu hiện? - Nghệ thuật biểu hiện có gì đặc sắc? - ý nghĩa xã hội, ý nghĩa tư tưởng của nhân vật hoặc tác phẩm là gì? * Dàn ý - Loại bài phân tích nhân vật Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật, nhận xét khái quát về nhân vật. Thân bài: Lần lượt nghị luận về từng đặc điểm của nhân vật qua việc phân tích các chi tiết biểu hiện trong tác phẩm ( Ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, diễn biến tâm trạng của nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả...) Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. - Loại bài phân tích tác phẩm: Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nêu nhận xét khái quát về tác phẩm đó. THân bài: Lần lựơt nghị luận từng phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua phân tích từng chi tiết có trong tác phẩm. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm đó. * Lưu ý: Khi viết bài cần đảm bảo giữa các phần các đoạn có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. Người viết phải thể hiện được sự cảm thụ, nhận xét và cách trình bày riêng. Lời văn phân tích khác lời văn kể chuyện. 2. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ a. Đặc điểm: - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, chính xác. - Bài nghị luận phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. b. Cách làm: Dàn ý chung: Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình( Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó) Thân bài; Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. MỘT SỐ ĐỀ THỰC HÀNH Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình. Đề 2: Chất độc mầu da cam mà đế quốc Mỉ rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di họa nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục người đã chết. Hàng vạn trẻ em tật nguyền xuốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kện đó Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà xao nhãng học tập và còn vi phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. Đề 4: Một hiệntượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt xuống... Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiệ tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Đề 5: Tục ngữ có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và rút ra bài học trong việc tu dưỡng đạo đức của mình Đề 6: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn Đề 7: Em hãy bình luận câu ca dao Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Đề 8: Đã từ lâu nhân dân ta rút ra kinh nghiệm: Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho Em hãy nêu suy nghĩ về câu tục ngữ trên. Trong xã hội của chúng ta ngày nay ,câu tục ngữ đó còn có ý nghĩa nữa không. Đề 9: Suy nghĩ từ câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Đề 10: Giải thích và bình luận câu ca dao Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần Đề 11: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long Đề 12: Phân tích diễn biến cốt truyện Làng của nhà văn Kim Lân Đề 13: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Ngyễn Quang Sáng Đề 14: Bài thơ “ ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì Đề 15: Phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Đề 16: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu. Đề 17; Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Đề 18: Phân tích bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên Đề 19: Phân tích truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

File đính kèm:

  • docPhan TLV.doc