Câu 1: Trình bày khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?
Bài Làm
1. Khái niệm về thế giới quan: Theo quan điểm triết học thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy.
-Về nguồn gốc, thế giới quan ra đời từ cuộc sống. Nó là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức, song suy cho đến cùng nó là kết quả của cả những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
-Về nội dung, thế giới quan phản ánh thế giới ở ba góc độ: + Các đối tượng bên ngoài chủ thế;
+ Bản thân chủ thể
+Mối quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể.
Ba góc độ này vừa thể hiện ý thức con người về thế giới, vừa thể hiện ý thức con người về chính bản thân mình.
-Về hình thức, thế giới quan có thể biểu hiện dưới dạng các quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể biểu hiện dưới dạng hệ thống lý luận chặt chẽ.
-Về cấu trúc, thế giới quan có cấu trúc phức tạp và được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, song hai yếu tố cơ bản của thế giới quan là tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin để hình thành lí tưởng, động lực thôi thúc con người hành động. Như vậy, một thế giới quan nhất quán là một thế giới quan có tri thức và niềm tin thống nhất với nhau tạo nên cơ sở vững chắc cho con người tiếp tục tìm hiểu thế giới.
-Chính vai trò là cơ ở để con người xác định những vấn đề then chốt của cuộc sống, thế giới quan có các chức năng như: chức năng nhận thức, chức năng xác lập giá trị, chức năng bình xét, đánh giá, chức năng điều chỉnh hành vi. Mà khái quát lại, chức năng bao trùm của thế giới quan là chức năng định hướng cho toàn bộ hoạt động sống của con người.
Có 3 hình thức cơ bản của thế giới quan: thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
29 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập môn triết học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC
(NĂM 2014 PHẦN 1-10 CÂU ĐẦU TIÊN-CHÚ Ý: PHẦN BÔI MÀU ĐỎ TOÀN PHẦN LÀ NÊN BỎ)
****************@*****************
Câu 1: Trình bày khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?
Bài Làm
1. Khái niệm về thế giới quan: Theo quan điểm triết học thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy.
-Về nguồn gốc, thế giới quan ra đời từ cuộc sống. Nó là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức, song suy cho đến cùng nó là kết quả của cả những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
-Về nội dung, thế giới quan phản ánh thế giới ở ba góc độ: + Các đối tượng bên ngoài chủ thế;
+ Bản thân chủ thể
+Mối quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể.
Ba góc độ này vừa thể hiện ý thức con người về thế giới, vừa thể hiện ý thức con người về chính bản thân mình.
-Về hình thức, thế giới quan có thể biểu hiện dưới dạng các quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể biểu hiện dưới dạng hệ thống lý luận chặt chẽ.
-Về cấu trúc, thế giới quan có cấu trúc phức tạp và được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, song hai yếu tố cơ bản của thế giới quan là tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin để hình thành lí tưởng, động lực thôi thúc con người hành động. Như vậy, một thế giới quan nhất quán là một thế giới quan có tri thức và niềm tin thống nhất với nhau tạo nên cơ sở vững chắc cho con người tiếp tục tìm hiểu thế giới.
-Chính vai trò là cơ ở để con người xác định những vấn đề then chốt của cuộc sống, thế giới quan có các chức năng như: chức năng nhận thức, chức năng xác lập giá trị, chức năng bình xét, đánh giá, chức năng điều chỉnh hành vi. Mà khái quát lại, chức năng bao trùm của thế giới quan là chức năng định hướng cho toàn bộ hoạt động sống của con người.
Có 3 hình thức cơ bản của thế giới quan: thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
Thế giới quan huyền thoại là thế giới quan có nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa thực và ảo. Thế giới quan huyền thoại đặc trưng cho "tư duy nguyên thủy" được thể hiện rõ nét qua các chuyện thần thoại, phản ánh nhận thức về thế giới của con người trong xã hội công xã nguyên thủy.
Thế giới huyền thoại chủ yếu là sản phẩm của nhận thức cảm tính nên những gì trừu tượng thường được con người hình dung dưới những dạng sự vật cụ thể "Thiện" và "Ác" chẳng hạn, có thể nói, ở thế giới quan huyền thoại đều giải thích "các lực lượng của tự nhiên trong tưởng tượng và nhờ trí tưởng tượng" và đều truy tìm nguồn gốc thị tộc - những thị tộc đã có trước thần thoại do chính bản thân thị tộc sáng tạo ra với những vị thần và bản thân, cũng đều chỉ là cái thực tế đã qua phản ánh hoang tưởng vào những câu chuyện của người nguyên thủy.
Thế giới quan tôn giáo là thế giới quan có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người, được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy.
Thế giới quan tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người còn rất thấp, những hình thức sơ khai của thế giới quan này như Bái vật giáo, to tem giáo, ma thuật giáo, linh vật giáo, sam an giáo thể hiện sự yếu đuối, bất lực, sợ hãi của con người trước những ực lượng tự nhiên cũng như lực lượng xã hội đã dẫn đến việc con người thần thánh hóa chúng, quy chúng về những sức mạnh tự nhiên và đi đến tôn thờ chúng. Theo Ph.Ăngghen "tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu có của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phảnh ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế".
Đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một thế giới khác hoàn thiện, hoàn mĩ mà con người sẽ đến sau khi chết giữ vai trò chủ đạo. V.I.Lê nin cho rằng "Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra niềm tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu... ở niềm tin này, thế giới quan tôn giáo vừa biểu hiện sự nghèo nàn của hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn ấy. Nó như tiếng thở dài của chúng sinh như "thuốc phiện" làm giảm nỗi đau trước những mất mát của những người cùng khổ, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng trong cuộc sống.
Thế giới quan triết học là thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lí luận thông qua hệ t hống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận.
Thế giới quan triết học chỉ hình thành khi nhận thức của con người đạt đến trình độ cao của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa và khi các lực lượng xã hội đã ý thức được sự cần thiết phải có định hướng về tư tưởng để chỉ đạo cuộc sống.
Thế giới quan triết học và triết học không tách rời nhau. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là bộ phận quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quan điểm, quan niệm còn lại của thế giới quan như những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, chính trị, văn hóa...
Phân biệt thế giới quan triết học với thế giới quan khác (Mác viết "...các vị nguyền rủa, than vãn, triết học dạy bảo; các vị hứa hẹn thiên đường và toàn thế giới, triết học không hứa hẹn gì cả, ngoài chân lý, các vị đòi hỏi tin tưởng vào các kết luận của nó, nó đòi hỏi kiểm nghiệm những điểm hoài nghi; các vị dọa dẫm, triết học an ủi, và thật thế, triết học biết cuộc sống khá đầy đủ để hiểu rằng những kết luận của nó không do dung sự khao khát hưởng lạc và lòng vị kỷ của cả thiên giới lẫn thế giới trần tục"
Thế giới qan triết học thành thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm; thế giới quan khoa học và thế giới quan phản khoa học.
Thế giới quan duy tâm là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là tinh thần và thừa nhận vai trò quyết định của các yếu tố tinh thần đối với thế giới vật chất nói chung, đối với con người, xã hội loài người nói riêng. Thế giới quan duy tâm là thế giới quan phản khoa học.
Thế giới quan duy vật là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực. Thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học.
Theo thế giới quan duy vật thì chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất không sinh ra, không bị mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận.
Thế giới quan duy vật cũng thừa nhận sự tồn tại của các hiện tượng tinh thần, song quan niệm mọi biểu hiện của tinh thần đều có nguồn gốc từ vật chất, vì vậy, trong mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần thì vật chất là cái có trước, tinh thần có sau và bị vật chất quyết định.
Như vậy, the V.I.Lê nin, cơ sở quan trọng nhất để xác định một thế giới quan nào đó thuocj duy vật hay duy tâm cho dù duy tâm dưới bất kỳ hình thức nào, là xem thế giới quan đó quan niệm như thế nào về vị trí, vai trò vật chất, của ý thức trong mối quan hệ giữa chúng.
2. Nội dung và bản chất:
a. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện qua tất cả các quan điểm, quan niệm của nó song có thể nhận thức nội dung này qua quan điểm duy vật về thế giới nói chung và quan điểm duy vật về xã hội nói riêng.
Quan điểm này thể hiện ở 4 nội dung:
-Quan điểm duy vật về thế giới
Thứ nhất: Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, thế giới vật chất tồn tại khách quan, tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra và không mất đi.
Thứ hai: tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới đều là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất hay là thuộc tính của vật chất, thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động.
Thứ ba: các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất thống nhất chặt chẽ với nhau, vận động phát triển theo các quy luật khách quan, chuyển hóa lẫn nhau là nguồn gốc, là nguyên nhân và kết quả của nhau.
Thứ tư: ý thức là một đặc tính của bộ não người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người.
Những nội dung trenek hông phải là sáng tạo thuần túy từ tu duy của các nhà duy vật biện chứng mà nó là sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên.
-Quan điểm duy vật biện chứng về xã hội thể hiện:
Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên: quán triệt quan điểm duy vật vào lĩnh vực xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định xã hội là bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội chính trị và tinh thần nói chung; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử lại được tiến hành bằng một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất ấy quyết định sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chun gsuwj thay đổi phương thức sản xuất sớm muộn sẽ làm thay đổi các mặt khác của đời sống xã hội.
Sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên: theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, một xã hội trọn vẹn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể là một hình thái kinh tế - xã hội; mỗi hình thức kinh tế - xã hội gồm những mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến thức thượng tầng.
Trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất thường xuyên phát triển. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Lúc này, kết cấu kinh tế tức cơ sở hạ tầng của xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng.
Quần chúng nhân dân là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử. Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, chủ nghĩa duy vật biện chứng đánh giá cao vai trò của lãnh tụ trong việc nắm bắt xu thế của thời đại. Lãnh tụ là người tổ chức, định hướng dẫn dắt phong trào, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, còn quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự phát triển ấy.
b. Bản chất của chủ nghia duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và ở tính thực tiễn - cách mạng của nó.
Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Mối quan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất. Về vấn đề này trong khi chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, coi ý thức là nguồn gốc của vật chất, sản sinh ra vật chất thì việc khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, chủ nghĩa duy vật trước Mác đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại chủ nghĩa duy tâm, đặt nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa duy vật sau này. Song, hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước Mác là duy vật không triệt để và không thấy được sự tác động trở lại của ý thứ đối với vật chất.
Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng: trước Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về cơ bản bị tách rời nhau. Chủ nghĩa duy vật tuy có chứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định, nhưng nhìn chung phương pháp siêu hình giữ vai trò thống trị, đặc biệt trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII.
Trong khi đó, phép biện chứng lại đạt đến đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về sự phát triển của "ý niệm tuyệt đối" trong triết học cổ điển Đức.
C. Mác và Ăng gen đã giải thoát thế giwois quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng. Đem lại cho con người một quan niệm hoàn toàn mới về thế giới - quan niệm thế giới là một quá trình với tính cách là vật chất không ngừng vận động, chuyển hóa và phát triển.
Quan niệm duy vật triệt để: khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác đứng trên quan điểm duy vật vì các nhà duy vật đều khẳng định tự tồn tại của thế giới vật chất và thừa nhận tính thứ nhất cảu vật chất. Song vì không hiểu đúng về vật chất, không hiểu đúng về nguồn gốc, bản chất của ý thức, thiếu quan điểm thực tiễn, thiếu phương pháp tư duy biện chứng... vì vậy, chủ nghĩa duy vật tước Mác là chủ nghĩa duy vật không triệt để.
Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử của mác là cuộc cách mạng đối với quan niệm về xã hội, nó đem lại cho con người một công cụ vĩ đại trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
Tính thực tiễn - cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trước hết thể hiện ở:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới mà còn đóng vai trò cải tạo thế giới.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định sự tất thắng của cái mới.
Nội dung,bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện phong phú, đa dạng qua mỗi luận điểm của nó, song có thể khái quát thành tư tưởng cơ bản là: chỉ có 1 thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, trong thế giới vật chất, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, nó đặt ra những yêu cầu có tính nguyên tắc phương pháp luận mà từ những nguyên tắc ấy con người phải vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
3. Những nguyên tắc phương pháp luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và việc vận dụng nó vào sự ngiệp cách mạng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay: có 2 nguyên tắc:
Thứ nhất: tôn trọng khách quan, chống chủ quan duy ý chí, tôn trọng khách quan là tôn trọng vai trò quyết định của vật chất. Điều này đòi hỏi nhận thức và hành động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, phương tiện cho hành động của mình. Một số biểu hiện của việc tôn trọng khách quan là:
Mục đích, đường lối, chủ trương con người đặt ra không được cuất phát từ ý muốn chủ quan mà phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu của đời sống vật chất trong từng giai đoạn cụ thể.
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta nôn nóng, tách rời hiện thực, vi phạm nhiều quy luật khách quan trong đó quan trọng nhất là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nên đã phạm những sai lầm trong việc xác định mục tiêu, xác định các bước xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa vào quản lý kinh tế.
Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương đúng phải tổ chức được lực lượng vật chất để thực hiện nó.
Mục đích, đường lối, chủ tương thuộc lĩnh vực tư tưởng, tự bản thân tư tưởng không thể trở thành hiện thực mà phải thông qua hoạt động của con người.
Trong thời kỳ chiến tranh, chúng ta rất thành công trong việc huy động, tổ chức sức mạnh của mooxin người, mỗi vùng và sức mạnh của cả nước, sức mạnh trong và ngoài nước, sức mạnh của quá khứ, hiện tại, tương lai tạo nên một lực lượng vật chất khổng lồ của chiến tranh nhân dân, đánh bại những thế lực hơn chúng ta nhiều lần về tiềm lực kinh tế, quân sự để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Ngày nay, với quan điểm cách amngj là sự nghiệp của quần chúng, chúng ta xác định: "Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và tri thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa với các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội phát huy mọi tiềm năng và mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội" cũng chính là tạo lực lượng vật chất để thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Thứ hai: phát huy tính năng động chủ quan, trống bảo thủ, trì trệ. Phát huy tính năng động chủ quan thể hiện rất phong phú, đa dạng, trong đó một số biểu hiện cơ bản của nó là:
Phải tôn trọng tri thức khoa học: tri thức khoa học là tri thức chân thực về thế giới, được khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm. Tri thức khoa học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó là một trong những động lực phát triển của xã hội. Mọi bước tiến trong lịch sử nhân loại đều gắn liền với những thành tựu mới của tri thức khoa học.
Nhận thức sau sắc về tầm quan trọng cua khoa học trong bối cảnh phức tạp của thế giới hiện nay, đối với cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta khẳng định "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu"; trong đó, "nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc khoa học, hiện đại, lất chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền targ" nhằm "đào tạo những con người toàn diện, có đạo dức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của nông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc".
Phải làm chủ tri thức khoa học và truyền bá tri thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành tỉ thức, niềm tin định hướng cho quần chúng hành động.
Vươn lên làm chủ tri thức khoa học, truyền bá tri thức khoa học là hoạt động vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội và liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Ở nước ta hiện nay, việc "khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu". Việc đầu tư có trọng điểm trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học, việc chủ trương xã hội giá giáo dục để "cả nước trở thành một xã hội học tập" chủ trương sử dụng tối ưu những phương tiện thông tin đại chúng cũng như đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, việc động viên các nhà khoa học bám sát cơ sở sản xuất, hướng dẫn nhân dân nắm bắt và làm chủ những tri thức mới về khoa học và công nghệ "... mà Đảng, Nhà nước và toàn dân đang tiến hành là những hoạt động về việc phát huy tính năng động chủ quan phù hợp với yêu cầu và điều kiện của xã hội hiện đại.
Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan vừa là những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản, vừa là những yêu cầu có tính nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn. Những yêu cầu này khác nhau nhưng thống nhất và quan hệ hữu cơ với nhau nên hoạt động của con người chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi thực hiện chúng đồng bộ và chống lại những quan điểm, những biểu hiện đối lập với chúng.
Câu 1: Trình bày khái niệm thế giới quan, các hình thức thế giới quan. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học. Những nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ thế giới quan duy vật biện chứng và việc vận dụng chúng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?
Bài Làm
Bài làm [273, chính ở 275]
1. Trình bày khái niệm thế giới quan.
-KN(T273): Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống, về vị trí của con người trong thế giới ấy.
-Ptích KN:
+ Nguồn gốc: - TGQ ra đời từ cuộc sống
- Là kết quả của cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
+ Hình thành TGQ là một quá trình tất yếu
+ Nội dung: 3 góc độ Các đối tượng bên ngoài chủ thể
Bản thân chủ thể
Mối quan hệ giữa bản thân chủ thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể
Ba góc độ này thể hiện ý thức con người về TG
Ý thức con người về chính bản thân mình
+ Hình thức: biểu hiện dưới dạng: quan điểm, quan niệm rời rác hoặc hệ thống lý luận chặt chẽ
+ Cấu trúc: - Tri thức: Cơ sở trực tiếp
- niềm tin: đưa tri thức gia nhập TGQ
→ hình thành lí tưởng, động cơ hành động
→ tri thức và niềm tin thống nhất → TGQ nhất quán → Con người tiếp tục tìm hiều TG, xác định thái độ, cách thức hoạt động, cách thức sống nói riêng và xác lập nhân sinh quan
+ Chức năng: Định hướng toàn bộ hoạt động sống của con người
2. Các hình thức thế giới quan(T275):
-Có 3 hình thức thế giới quan là “thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học”
+ TGQ huyền thoại: - Là TGQ có nội dung pha trộn một cách không tự giác giữa thực và ảo, là sản phâm rcuar nhận thức cảm tính
- ra đời trong xã hội công xã nguyên thuỷ: Ở con người tính mông muội chưa bị đẩy lùi trong cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, trong cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn
+ TGQ tôn giáo – Là TGQ có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy.
- Ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt động thực tiễn của con người còn rất thấp, thể hiện sự yếu đuối, bất lực, sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên cũng như những lực lượng xã hội.
- Đặc trưng chủ yếu: niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một thế giới hoàn thiện, hoàn mỹ mà con người sẽ đến sau khi chế giữ vai trò chủ đạo
+ TGQ triết học – Là TGQ được thẻ hiện bằng hệ thống lý luận thông qua hệ thống các KN, các phạm trù, các quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về TG và về bản thân con người , mà còn chứng minh các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận
- Hình thành khi trình độ nhận thức của con nguowif đã đạt đến trình độ cao của sự khái quát hoá, trừu tượng hoá và khi các lượng lượng xã hội đã ý thức được phải có định hướng về tưởng để chỉ đạo cuộc sống
- TGQ triết học và triết học không tách rời nhau
-Trong hình thức thế giới quan triết học thì lại có hai hình thức: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, trong đó TGQ duy vật là quan trọng hơn
+ TGQ duy vật: - là TGQ thừa nhận bản chất của TG là vật chất, thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực
- 3 hình thức: - TGQ duy vật chất phác: thừa nhận bản chất của TG là vật chất, nhưng lại quan niệm vật chất là một hay một số chất đầu tiên sản sinh ra vũ trụ; thể hiện rõ nét ở thời cổ đại: con người đã thoát khỏi trình độ mông muội nhưng mọi mặt của đời sống xã hội còn ở trình độ rất thấp
- TGQ duy vật siêu hình: phủ nhận vai trò của Đấng Sáng Tạo, thừa nhận bản chất của TG là vật chất, phát triển tư tưởng coi vật chất là chất đầu tiên tạo ra vũ trụ; ra đời khi phương thức sản xuất TBCN được xác lập.
- TGQ duy vật biện chứng: Chỉ có một TG vật chất duy nhất, ngoài ra không có một TG nào khác nữa, TG đó thống nhất về tính vật chất và các thành phần của nó, có quan hệ biện chứng với nhau; kế thừa tinh hoa các quan điểm TG trước đó, là kết quả sử dụng tối ưu thành tựu của khoa học, là kết quả tổng kết các sự kiện lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi phương thức sản xuất TBCN đã hình thành và đã bộc lộ cả những mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế của nó
-Trong các hình thức thế giới quan duy vật thì thế giới quan duy vật biện chứng là hình thức thế giới quan khoa học toàn diện nhất, cách mạng nhất.
3. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân của thế giới quan khoa học(t288-300).
* Có thể nhận thức nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng qua quan điểm duy vật về TG nói chung và quan điểm duy vật về xã hội nói riêng
-Quan điểm duy vật về thế giới:
+ bản chất của TG là vật chất, TG thống nhất ở tính vật chất và vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập với ý thức, quyết định ý thức và được ý thức phản ánh.
+ Tính thống nhất được thể hiện
- Chỉ có một Tg duy nhất và thống nhất là Tg vật chất. TG vật chất tồn tại khách quan, tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra và không mất đi
- Tất cả các sự vật hiện tượng trên TG đều là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất hay là thuộc tính của vật chất. TG không có gì khác ngoài vật chất đạng vận động
- Các sự vật hiện tượng trong TG vật chất thống nhất chặt chẽ với nhau, vậ động phát triển theo các quy luật khách quan, chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, là nguyên nhân và kết quả của nhau
- Ý thức là một đặc tính của bộ não người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người.
Những nội dung trên là sự khái quát của những thành tựu KHTN ( đ/l bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, sự phát hiện ra TB, thuyết tiến hoá...)
- Quan điểm duy vật về xã hội
+ xã hội là tổng hợp những con người hiện thực cùng tất cả các hoạt động, các quan hệ của họ
+ Nội dung cơ bản quan điểm duy vật về XH thể hiện
- XH là một bộ phận đặc thù của tự nhiên
Chính sự phát triển
File đính kèm:
- DE CUONG MON TRIET LOP HOA SINH-LAN CUOI.doc