Đề cương ôn tập môn ngữ văn 9

PHẦN VĂN:

I. Tác phẩm truyện

1. Truyện Trung đại

1. Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ)

* Tóm tắt:

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương. Tính tình thuỳ mị, nết na hiền dịu. Chàng Trương Sinh cảm mến đã cưới nàng về làm vợ. Sau khi cười vợ chồng sống với nhau khá đầm ấm hạnh phúc. Nhưng chiến tranh xẩy ra , Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở lại hết lòng phụng dưỡng mẹ già và chăm sóc con thơ dại. Để dỗ con, Vũ nương thường chỉ bóng mình trên vách và bảo với con đó là cha nó. Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về , đứa con kể lại với chàng là đêm nào cha nó cũng đến. Trương Sinh nổi máu ghen tuông, nhiếc móc đánh đuổi vợ đi. Quá đau khổ, oan ức mà không được giãi bày, Vũ Nương ra sông tự vẫn. Khi hiểu được nỗi oan của vợ , Trương sinh lập đàn giẩi oan trên sông Hoàng Giang. Vũ nương hiện về trong chốc lát rồi biến mất hút trong dòng nước

* Tác giả:

Nguyễn Dữ, người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện, Hải Dương. Ông sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kíên Lê- Trịnh - Mạc tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Vì vậy, tuy học rộng tài cao, nhưng ông chỉ làm quan có một năm rồi lui về sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

* Tác phẩm Truyền kì mạn lục

Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng các thế lực tàn bạo và cả lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 9 Phần Văn: I. Tác phẩm truyện 1. Truyện Trung đại 1. Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ) * Tóm tắt: Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương. Tính tình thuỳ mị, nết na hiền dịu. Chàng Trương Sinh cảm mến đã cưới nàng về làm vợ. Sau khi cười vợ chồng sống với nhau khá đầm ấm hạnh phúc. Nhưng chiến tranh xẩy ra , Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở lại hết lòng phụng dưỡng mẹ già và chăm sóc con thơ dại. Để dỗ con, Vũ nương thường chỉ bóng mình trên vách và bảo với con đó là cha nó. Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về , đứa con kể lại với chàng là đêm nào cha nó cũng đến. Trương Sinh nổi máu ghen tuông, nhiếc móc đánh đuổi vợ đi. Quá đau khổ, oan ức mà không được giãi bày, Vũ Nương ra sông tự vẫn. Khi hiểu được nỗi oan của vợ , Trương sinh lập đàn giẩi oan trên sông Hoàng Giang. Vũ nương hiện về trong chốc lát rồi biến mất hút trong dòng nước * Tác giả: Nguyễn Dữ, người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện, Hải Dương. Ông sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kíên Lê- Trịnh - Mạc tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Vì vậy, tuy học rộng tài cao, nhưng ông chỉ làm quan có một năm rồi lui về sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác. * Tác phẩm Truyền kì mạn lục Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng các thế lực tàn bạo và cả lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất. * Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Thị Thiết, người con gái xinh đẹp nết na nhưng lại chịu một số phận bất hạnh (bị đối xử một cách bất công, vô lý; phải gánh chịu nỗi oan khuất, phải chết một cách bi thảm...). +Truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận bi kịch của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến nam quyền; đồng thời khẳng định, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp có tính chất truyền thống của họ: hiền thục, hiếu thảo, thuỷ chung, vị tha... - Tác phẩm kết tinh nhiều nét đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền kì : + Nghệ thuật dựng truyện độc đáo : cách dẫn dắt các tình tiết hợp lý, sắp xếp, thêm bớt hoặc tô đậm những chi tiết có tính chất quyết định đến diễn biến của cốt truyện. Chúng vừa làm tăng khả năng phản ánh hiện thực, vừa khiến cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn (ví dụ: sự xuất hiện của chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng mở nút mà còn bộc lộ tính cách của Vũ Nương, thể hiện được bi kịch của người phụ nữ thời loạn lạc...). +Sáng tạo trong cách đưa những yếu tố kì lạ hoang đường xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh, thời điểm, sự kiện lịch sử làm cho thế giới kì ảo, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, tăng độ tin cậy. Các yếu tố kì ảo không che lấp mà có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm, làm nên đôi cánh của thể truyền kì. + Thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật: sử dụng nhiều lời thoại, lời tự bạch của nhân vật, được sắp xếp đúng chỗ, góp phần khắc hoạ tâm lí và tính cách nhân vật. (Lời của bà mẹ Trương Sinh bộc lộ tính cách nhân hậu, sự từng trải; lời của Vũ Nương dịu dàng, chân thành, có tình có lí, thể hiện cốt cách hiền thục, đoan chính; lời của đứa trẻ hồn nhiên, thật thà..) +Kết hợp nhuần nhuyễn các yêu tố tự sự và trữ tình. 2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ) * Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768-1839), người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng nhưng gặp phải thời loạn lạc nên không mặn mà với con đường công danh. Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lý... * Tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ghi chép về cuộc sống ở phủ Chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742-1782). Đoạn trích trong SGK tiêu biểu cho giá trị phản ánh hiện thực của tác phẩm: + Đời sống xa hoa, truỵ lạc của vua chúa: Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi, hao tiền tốn của; thường xuyên tổ chức những cuộc dạo chơi ở Tây hồ, huy động rất đông người hầu hạ (binh lính, các nội thần, các quan hộ giá, nhạc công..) bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng; tìm thu (thực chất là cướp đoạt) những đồ lạ vật quý trong thiên hạ về tô điểm cung điện... + Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại: ỷ thế nhà Chúa hoành hành, tác oai tác quái trong nhân dân - vừa ăn cướp vừa la làng; vừa ních đầy túi tham, vừa được tiếng là mẫn cán. Người dân bị cướp của đến hai lần, hoặc phải tự tay huỷ bỏ đồ vật quý của mình. Qua đó, tác giả phản ánh được sự vô lý, bất công và tình cảnh thống khổ của người dân trong xã hội thời bấy giờ. + Thái độ của tác giả được thể hiện một cách kín đáo qua cách miêu tả đặc biệt tỉ mỉ một vài sự kiện. Ví dụ: cảnh khu vườn trong phủ Chúa đầy trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, được bầy vẽ tô điểm như bến bể đầu non, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tan tác đau thương (hoặc cách kể lại một sự việc xảy ra ngay trong gia đình mình: bà mẹ phải sai chặt đi một cây lê, hai cây lựu quý trước nhà dể tránh tai hoạ..)... Qua đó, có thể thấy được thái độ bất bình, phê phán và sự cảm thông của tác giả trước tình cảnh thống khổ của người dân. - Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật của thể loại kí thời trung đại: + Lối ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình; vừa liệt kê vừa miêu tả tỉ mỉ một vài sự kiện để khắc sâu ấn tượng. + Cách dẫn dắt câu chuyện bằng những chi tiết có độ tin cậy cao, làm gia tăng đáng kể sức thuyết phục cho những sự việc được ghi chép; khiến cách viết thêm phong phú, sinh động. 3. Hoàng Lê nhất thống chí (Trích Hồi mười bốn, Ngô Gia văn phái)... * Tác giả : Ngô gia văn phái - là nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1758-1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772-1840) làm quan dưới triều nhà Nguyễn *Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán, theo lối chương hồi. Tác phẩm đã tái hiện chân thực và sinh động bối cảnh lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam trong khoảng ba thập kỉ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. + Hồi thứ mười bốn miêu tả cuộc hành binh thần tốc (chỉ trong 10 ngày vừa hành quân vừa tổ chức đội ngũ, vừa đánh giặc; tiến vào Thăng Long vượt hai ngày so với hoạch định) và trận đánh lẫy lừng giành lại Thăng Long của quân dân ta. Qua đó, tác giả ca ngợi thiên tài quân sự, tinh thần tự hào dân tộc, lòng quả cảm và ý chí chiến đấu... của người anh hùng áo vải Quang Trung (tầm nhìn xa rộng, tài điều binh khiển tướng, kế sách đối nội, đối ngoại...). Đó cũng là vẻ đẹp của nhân dân Đại Việt trong cuộc chiến oai hùng đại phá quân Thanh, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Đồng thời, các tác giả đã phơi bày sự thất bại thảm hại của đạo quân xâm lược và số phận bi đát của bọn vua tôi bán nước, hại dân Lê Chiêu Thống... - Đoạn trích kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí: + Nghệ thuật tái hiện lịch sử vừa chính xác, vừa sống động: Ghi chép các sự kiện cụ thể, chính xác bằng bút pháp biên niên sử. Các sự kiện được kể theo trình tự thời gian, có ngày tháng cụ thể, xác định. Tuy nhiên, các tác giả không thuật lại sự kiện một cách khô khan, lạnh lùng mà sáng tạo những chi tiết nghệ thuật sinh động. Lời văn vừa đảm bảo tính khách quan, vừa thể hiện được tình cảm chủ quan của người viết: khi mỉa mai, đau xót, khi hào hứng... + Xây dựng thành công hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng – bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều “kiểu người”. Với cách miêu tả cô đọng, chú trọng chọn lọc, tô đậm một số chi tiết ngôn ngữ, hành động tiêu biểu, nhà văn đã khắc hoạ được nhiêù tính cách sinh động, sắc nét (Nguyễn Huệ, Nguyễn Thiếp, Lê Chiêu Thống…). + Lối văn trần thuật: kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, đôi chỗ đan xen bình luận, nhận xét... gây được ấn tượng mạnh. 4. Truyện Kiều (Nguyễn Du) * Tác giả - Nguyễn Du (1765- 1820), tên tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là đại thi hào của dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông rơi trọn vào một giai đoạn lịch sử đầy những biến động dữ dội nên đã nếm trải không ít thăng trầm. Nhưng chính những trải nghiệm đó đã giúp nhà thơ gần gũi, thấu hiểu con người. Bản thân Nguyễn Du là một con người có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú, và trái tim giàu yêu thương... + Nguyễn Du để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn thơ quý giá gồm ba tập thơ chữ Hán, kiệt tác Truyện Kiều và một số tác phẩm khác. Bao trùm sáng tác của ông là tinh thần nhân đạo lớn lao, sâu sắc. Ông được đánh giá là “tập đại thành” của văn học Việt Nam thời trung đại. * Tác phẩm - Truyện Kiều không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc. Nhà thơ đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng Truyện Kiều là sáng tạo thiên tài của Nguyễn Du, là kiệt tác của văn học Việt Nam..., Truyện Kiều có giá trị hiện thực sâu sắc và là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại. + Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận của những con người bị áp bức, đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. + Giá trị nhân đạo toát lên từ niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; lên án những thế lực xấu xa; trân trọng, đề cao tài năng, nhân phẩm và đồng tình với những khát vọng chân chính, táo bạo của con người. - Truyện Kiều là tác phẩm kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên phương diện ngôn ngữ và thể loại. Ngôn ngữ Tiếng Việt trong Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, không chỉ có chức năng biểu đạt mà còn giàu tính biểu cảm và giá trị thẩm mỹ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc (ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật dẫn chuyện, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật...) * Các đoạn trích trong Truyện Kiều a. Chị em Thuý Kiều (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) - Xuất xứ: Đoạn trích nằm ở phần đầu Truyện Kiều, sau giới thiệu gia cảnh Viên ngoại họ Vương. - Đoạn thơ là bức chân dung đẹp đẽ của hai chị em Thuý Kiều. - Người đọc khâm phục nghệ thuật tả người tuyệt vời của thi hào Nguyễn Du. * Giới thiêu chân dung hai chị em Thuý Kiều - Nhà thơ dùng bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển để tả, điều đó thể hiện lòng yêu mến và trân trọng của ông đối với nhân vật. - Cách gội Tố nga- người con gái đẹp. - Nhận xét khái quát: Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười - Tả hình dáng thanh tú như cây mai, tâm hônd trong trắng như tuyết( ẩn dụ, so sánh làm toát lên vẻ đẹp cao quý của hai chị em Thuý Kiều) * Vẻ đẹp của Thuý Vân - là vẻ đẹp phúc hậu hiếm có Vân xem trang trong khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang -Miệng cười tươi như hoa nở, giọng nói trong như tiếng ngọc rơi trên mâm vàng, ( hoa cười, ngọc thốt) , phúc hậu, đoan trang...Tóăymợt mà bồng bềnh hơn mây, da trắng hơn tuyết( Mây thua nước tóc, tuyết nhường mầu da) Thuý Vân đẹp một vẻ đẹp trong khuôn phép của tạo hoá ban cho. Sắc đẹp viên mãn báo trước cuộc đời nàng sẽ sung sướng , không sóng gió. * Vẻ đẹp của Thuý Kiều - Khác với Thuý Vân , vẻ đẹp của Thuý Kiều tuyệt vời, thu hút sự chú ý và thán phục của mọi người: (Sắc sảo mặn mà. Nghiêng nước, nghiêng thành) - Nguyễn Du đặc tả đôi mắt của Thuý Kiều: Làn thu thuỷ nét xuân son- nghĩa là mắt trong như nước mùa thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của nàng lộng lẫy khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn, Thiên nhiên còn ganh ghét với nàng huống chi con người. Vì vậy đời nàgn sẽ long đong, vất vả và đầy sóng gió. - Tác giả nhấn mạnh sắc, tài của Thuý Kiều ( Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai) - Sắc đẹp như Kiều thì chỉ có một, tài của nàng may ra mới có người thứ hai. Kiều thông minh, nhiều tai năng,mà tài nào cũng đạt đến đỉnh cao : Thi, hoạ, ca ngâm, đàn ... đó là tài năng lí tưởng của giới quý tộc xưa. - Kiều đa tài và cũng đa cảm. Nàng dường như đoán trước được số tài ho bạc mệnh của mình nên đã gửi gắm tâm sự vào bản đàn buồn thảm làm não lòng người. * Cảnh sống của hai chị em Thuý Kiều: - là nếp sống phong lưu rất mực. Hai chị em đã đến tuổi cài trâm ( Cập kê), tức là đã đến tuổi yêu đương và lấy chồng nhưng vẫn còn hồn nhiên trong trắng, Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai Tóm lại: Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du là nghệ thuật ước lệ nhưng nhờ sự lựa chọn từ ngữ rất công phu nên nhân vật có diện mạo, có tính cách riêng khá rõ nét. - Tả chị em Thuý Kiều , tác giả bày tỏ thái độ thương yêu trân trọng đối với con người, nhất là đối với con người tài sắc vẹn tòan như Thuý Kiều mà kết cục lại gánh trọn một số phận bi thảm thì đó là do tội ác của những thế lực đen tối trong xã hội phong kiến suy tàn gây ra. 6. Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) - Xuất xứ đoạn trích: Sau đoạn giới thiệu gia cảnh và tài sắc của hai chị em Thuý Kiều - Nội dung kể về chuyện ba chị em Thuý Kiều đi chơi xuânnhân tiết Thanh minh. * Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp. - Được nhà thơ dệt nên bằng nh ( trang 185)

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap phan Van.doc
Giáo án liên quan