I. Lý thuyết
- Nêu đặc điểm phân biệt người và thú
- Phản xạ. Ví dụ.
- Nêu đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động.
- Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của máu.
- Trình bày cấu tạo của tim và mạch máu phù hợp với chức năng.Viết sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
- Miễn dịch. Phân loại và cho VD
- Nêu khái niệm, cơ chế, ý nghĩa của đông máu.Viết sơ đồ và nguyên tắc truyền máu.
- Hô hấp.
- Vai trò của gan.
6 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn : Sinh học 8
NĂM HỌC 2019-2020
A. NỘI DUNG ÔN TẬP.
I. Lý thuyết
- Nêu đặc điểm phân biệt người và thú
- Phản xạ. Ví dụ.
- Nêu đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động.
- Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của máu.
- Trình bày cấu tạo của tim và mạch máu phù hợp với chức năng.Viết sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
- Miễn dịch. Phân loại và cho VD
- Nêu khái niệm, cơ chế, ý nghĩa của đông máu.Viết sơ đồ và nguyên tắc truyền máu.
- Hô hấp.
- Vai trò của gan.
II. Thực hành
1. Tập sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương
2. Sơ cứu cầm máu.
3. Hô hấp nhân tạo.
B. BÀI TẬP
I, Trắc nghiệm.
Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:
A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ
D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ
Câu 2. Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
A. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng
B. Xương có tủy xương và muối khoáng
C. Xương có chất hữu cơ và có màng xương
D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ:
A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều
B. Do dinh dưỡng thiếu hụt.
C. Do lượng cacbonic quá cao.
D. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ
Câu 4. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
A.Sức đẩy của tim và sự co giãn của động mạch
B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim
C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim
D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch
Câu 5. Trong hệ thống tuần hoàn máu lọai mạch quan trong nhất là
A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Mạch bạch huyết
Câu 6. Vai trò của khoang xương trẻ em là:
A. Giúp xương dài ra B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang
C. Chứa tủy đỏ D. Nuôi dưỡng xương
Câu 7. Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là
A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái.
Câu 8. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở
A. Khoang miệng. B. Ruột non C. Dạ dày D. Ruột già
Câu 9. Môi trường trong của cơ thể gồm:
A. Máu, nước mô và bạch cầu.
B. Máu, nước mô và bạch huyết.
C. Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể
D. Nước mô, các tế bào máu và kháng thể.
Câu 10. Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt vì
A. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ B. Cơm cháy đã biến thành đường
C. Nhờ sự hoạt động của amilaza. D. Thức ăn được nghiền nhỏ
Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về tim:
A. Tim có 4 ngăn
B. Tim hình chóp, đỉnh nằm dưới, đáy hướng lên trên và hơi lệch về phía bên trái.
C. Tim có thành tâm nhĩ dày hơn thành tâm thất
D. Giữa tâm thất với tâm nhĩ và tâm thất với động mạch có van
Câu 12: Tim co chu kì, mỗi chu kì gồm mấy pha:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13: Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi
A. Vì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi
B. Vì tim nhỏ
C. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể
D. Vì tim làm việc theo chu kì
Câu 14: Loại đồ ăn nào dưới đây đặc biệt có lợi cho hệ tim mạch ?
A. Kem B. Sữa tươi C. Cá hồi D. Lòng đỏ trứng gà
Câu 15: Quá trình hô hấp bao gồm:
A. Sự thở và sự trao đổi khí ở phổi
B. Sự thở và sự trao đổi khí ở tế bào
C. Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào
D. Sự thở, sự trao đổi khí ở tế bào và sự trao đổi khí ở phổi.
Câu 16: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic
B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi
C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic
D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ
Câu 17: Loại sụn nào có chức năng đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn làm ngăn chặn thức ăn chui vào đường hô hấp?
A. Sụn nhẫn B. Sụn thanh thiệt C. Sụn giáp trạng D. Sụn xương
Câu 18: Loại mạch nào có chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim, vận tốc và áp lực nhỏ.
A. Động mạch B. Tĩnh mạc C. Mao mạch D. Mạch bạch huyết
Câu 19: Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa
A. Thực quản B. Dạ dày C. Tuyến ruột D. Tá tràng
Câu 20: Tá tràng nằm ở vị trí nào?
A. Nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già
B. Đoạn đầu của ruột non
C. Đoạn cuối của ruột non
D. Đoạn cuối của ruột già.
Câu 21: Dịch mật bao gồm
A. Muối mật và muối kiềm B. Muối mật và HCl
C. Muối mật và muối trung hòa D. Muối mật và muối acid
Câu 22: Các hoạt động tiêu hóa ở ruột non là:
A. Chỉ có biến đổi hóa học
B. Chỉ có biến đổi lí học
C. Có cả biến đổi lí học và hóa học
D. Không còn diễn ra biến đổi lí học và hóa học
Câu 23: Ở đây chất dinh dưỡng được tích lũy hoặc loại bỏ, chất độc bị khử?
A. Gan B. Thận C. Ruột già D. Ruột non
Câu 24: Vai trò chủ yếu của ruột già là:
A. Hấp thụ nước và thải phân
B. Hấp thụ nước và chất dinh dưỡng
C. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
D. Chỉ hấp thụ nước
Câu 25: Ruột non dài khoảng bao nhiêu mét?
A. 2,5-3m B. 28-30m C. 2,8-3m D. 25-30m
Câu 26: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây ?
1. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh
2. Mặc ấm để che chắn gió
3. Bổ sung nước điện giải
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 2, 3 D.1, 2, 3
Câu 27: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả ?
A. Uống nước giải khát có ga
B. Tắm nắng
C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon
D. Trồng nhiều cây xanh
Câu 28: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị. 2. Tiết nước bọt 3. Tạo viên thức ăn 5. Nuốt
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme
7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:
A. 1,2,4,6 B. 1,4,6,7 C. 2,4,5,7 D. 1,4,6,7
Câu 29: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là:
A. Ăn nhiều thực phẩm có vị chua B. Nuốt nhiều hơi khi ăn, uống
C. Ăn quá no D. Bỏ ăn lâu ngày
Câu 30: Chất tiết chủ yếu ở dạ dày là:
A. HCl là pesin B. H2SO4 và pesin C. HCl D. H2SO4
II, Tự luận.
Câu 1. Nêu những đặc điểm phân biệt giữa người với thú?
Câu 2. Phản xạ là gì? Cho ví dụ.
Câu 3. Nêu đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động?
Câu 4. Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của máu?
Câu 5.Trình bày cấu tạo của tim và mạch máu phù hợp với chức năng.Viết sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. Chứng minh vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi mệt?
Câu 6: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim.
Câu 7. Miễn dịch là gì? Phân loại và cho ví dụ.
Câu 8. Nêu khái niệm, cơ chế, ý nghĩa của đông máu.Viết sơ đồ và nguyên tắc truyền máu.
Câu 9. Hô hấp là gì? Sự thông khí ở phổi là do đâu? Chúng ta cần làm gì để có hệ hấp khỏe?
Câu 10.Tiêu hóa gồm có những quá trình nào? Nêu vai trò của tiêu hóa.
Câu 11.Trình bày cấu tạo của khoang miệng, dạ dày, ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa?
Câu 12: Trình bày vai trò của gan.
Câu 13. Chuyển hóa là gì?Chuyển hóa gồm những quá trình nào? Phân biệt các quá trình đó.
Câu 14.Thân nhiệt là gì? Nêu các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
BGH duyệt
Tổ nhóm CM
Người lập
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_202.doc