1. Lặng lẽ Sa Pa
- Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991), quê Quảng Nam. Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Hoàn cảnh sáng tác: trong chuyến đi lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970, in trong tập “Giữa trong xanh”.
- Thể loại: truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự kết hợp trữ tình, bình luận
- Nội dung: Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Nghệ thuật: Xây dựng được tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp tự sự, trữ tình với bình luận.
12 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Thị trấn Phong Thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
A. PHẦN VĂN HỌC
I. TRUYỆN HIỆN ĐẠI
1. Lặng lẽ Sa Pa
- Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991), quê Quảng Nam. Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Hoàn cảnh sáng tác: trong chuyến đi lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970, in trong tập “Giữa trong xanh”.
- Thể loại: truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự kết hợp trữ tình, bình luận
- Nội dung: Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
- Nghệ thuật: Xây dựng được tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp tự sự, trữ tình với bình luận.
2. Chiếc lược ngà
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê Chợ Mới - An Giang. Tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, in trong tập truyện cùng tên.
- Thể loại: truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự
- Nội dung: truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
- Nghệ thuật: Sáng tạo tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu; lựa chọn ngôi kể phù hợp.
3. Những ngôi sao xa xôi
- Tác giả: Lê Minh Khuê, sinh năm 1949, quê Tĩnh Gia - Thanh Hóa, là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
- Hoàn cảnh sáng tác: 1971 (thời kì kháng chiến chống Mĩ)
- Thể loại: truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả
- Nội dung: Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Nghệ thuật: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
II. THƠ HIỆN ĐẠI
1. Viếng lăng Bác ( học thuộc bài thơ)
- Tác giả: Viễn Phương (1928-2005), quê ở tỉnh An Giang là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Hoàn cảnh sáng tác: 1976, in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
- Thể thơ: tám chữ biến thể
- PTBĐ: biểu cảm kết hợp với miêu tả
- Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
- Nghệ thuật: Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
2. Sang thu ( học thuộc bài thơ)
- Tác giả: Hữu Thỉnh (1942), quê Vĩnh Phúc.
- Hoàn cảnh sáng tác: 1977
- Thể thơ: 5 tiếng
- PTBĐ: biểu cảm kết hợp với miêu tả
- Nội dung: Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, tâm hồn nhạy cảm.
+ Thể hiện những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu.
- Nghệ thuật: hình ảnh giàu sức biểu cảm, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, ẩn dụ.
3. Mùa xuân nho nhỏ( học thuộc khổ 1 và 4,5 của bài thơ)
- Tác giả: Thanh Hải (1930-1980), quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
- Thể thơ: 5 tiếng
- PTBĐ: biểu cảm kết hợp với miêu tả
- Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
- Nghệ thuật: Thể thơ 5 tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Lý thuyết
1. Khởi ngữ
- Khái niệm: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,
VD1- Học bài, tôi đã học hết rồi. VD2: Giàu thì tôi đã giàu rồi.
- Ví dụ: ......
...
2. Các thành phần biệt lập
- Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nói đến trong câu.
- Ví dụ 1 Chẳng lẽ, ông ấy lại nhìn nhầm.
Đặt 02 câu:......
...
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,)
- Ví dụ: Chao ôi, cánh đồng lúa đã gắn bó với tôi bao kỉ niệm.
Đặt 02 câu:......
...
- Thành phần gọi - đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ:
Đặt 02 câu:......
...
- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
- Ví dụ: ......
...
- Các thành phần trên là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
3. Nghĩa tường minh và hàm ý
- Khái niệm:
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Điều kiện sử dụng hàm ý: Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
VD: - Lan ơi! Chúng mình đi chơi đi.
- Tớ đang đau bụng đây. ( hoặc Tớ còn phải học bài)- hàm ý: tớ không đi chơi.
- Ví dụ: .....
......
....
Luyện tập
Bài tập về khởi ngữ
Bài 1 (Trang 8): Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây
a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
b. – Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
c. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
d. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
e. Đối với cháu, thật là đột ngột.
Bài 2 (Trang 8): Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì)
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
- Trả lời: ......
...Bài 3: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây
a. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
d. Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác
e. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”
g. Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nói về tác dụng của việc đọc sách. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 01 khởi ngữ
Bài tập về các thành phần biệt lập
Bài 1 (Trang 19): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
a. Nhưng còn cài này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
- Trả lời: ......
..........
Bài 1 (Trang 32): Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ) ?
– Này, bảo bác ấy có trốn đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
– Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
- Trả lời: ......
..........
...
Bài 2 (Trang 32): Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
- Trả lời: ......
...
Bài 3 (Trang 33): Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điểu gì.
a. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khoá của tương lai)
c. Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
d. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
(Giang Nam, Quê hương)
- Trả lời: ......
..........
..........
...
...
Bài 1 (Trang 109): Tìm thành phần biệt lập trong các đoạn trích sau đây và cho biết là thành phần gì:
a. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
b. Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
c. – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
- Trả lời: ......
..........
...
Bài 2 (Trang 145): Tìm thành phần biệt lập trong các đoạn trích sau đây và cho biết là thành phần gì:
a. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
b. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.
c. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,
d. Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ !
e. Ơi chiếc xe vận tải
Ta cầm lái đi đây
Nặng biết bao ân ngãi
Quý hơn bao vàng đầy !
- Trả lời: ......
..........
.......
Bài 3: Tìm thành phần biệt lập trong các đoạn trích sau đây và cho biết là thành phần gì:
a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nữa, nên anh phải cười vậy thôi.
c. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
d. – Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
e. – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?
g. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
h. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
- Trả lời: ......
..........
..........
...
Bài 4: Tìm thành phần biệt lập trong các đoạn trích sau đây và cho biết là thành phần gì:
a. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
b. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
c. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
d. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
e. Tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan người, nghe thật xót xa.
g. Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hóa” nữa. (Nguyễn Đình Thi)
h. Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.
i. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
k. Trời ơi, sinh giặc làm chi
Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)
- Trả lời: ......
..........
..........
..........
Bài tập về hàm ý
Bài 1 (Trang 75): Đọc lại đoạn trích đã dẫn ở mục I và cho biết:
a) Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy ?
b) Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái dộ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa ?
- Trả lời: ......
..........
..........
...
Bài 2 (Trang 75): Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau đây
a. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
- Trả lời: ......
...
Bài 3 (Trang 75): Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau đây và cho biết nội dung của hàm ý
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm !
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi !
Anh cũng không quay lại.
- Trả lời: ......
......
Bài 1 (Trang 91): Người nói, người nghe trong những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
a. – Anh nói nữa đi. – Ông giục.
- Báo cáo hết ! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
Bài 2 (Trang 92): Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì ? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý ? Việc sử dụng hàm ý có thành công không ? Vì sao?
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái ! – Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !
Anh Sáu vẫn ngồi im.
- Trả lời: ......
......
...
Bài 3 (Trang 92): Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối
A: Mai về quê với mình đi !
B: ......
...
A: Đành vậy.
II.PHẦN CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
Phần lí thuyết: Yêu cầu học sinh ôn lại khái niệm các biện pháp tu từ đã học ở kì I( đề cương kì I- có 9 biện pháp tu từ đã học ).
Bài tập về biện pháp tu từ
Bài 1: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những khổ thơ của bài “Viếng lăng Bác”
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
d.
Gợi ý:
a. Khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ:
+ Nói giảm nói tránh: “thăm”
+ Ẩn dụ: “hàng tre xanh xanh” biểu tượng cho dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam
+ Nhân hóa: “đứng thẳng hàng”
- Tác dụng:
+ Nói giảm nói tránh: Tác giả sử dụng từ “thăm” chứ không phải “viếng” để giảm bớt, kìm nén đau thương, khẳng định Bác như vẫn còn sống mãi với dân tộc Việt Nam. Đồng thời thể hiện được niềm xúc động nghẹn ngào khi sắp được nhìn thấy Bác kính yêu.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh hàng tre trang nghiêm, thiêng liêng như dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trước quân thù nay lại thủy chung quanh Bác.
Nhân hóa: “đứng thẳng hàng” khẳng định phẩm chất cao quý của con người Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thử thách.
-> Với các biện pháp nói giảm nói tránh, ẩn dụ, nhân hóa đã điễn tả không khí thiêng liêng, thành kính nhưng ấm áp, gần gũi ở ngoài lăng Bác và lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của tác giả đối với Bác khi lần đầu tiên đặt chân tới lăng Bác.
b. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: .....................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
+ Điệp ngữ : ...........................................................................................................................
- Tác dụng:
+ Ẩn dụ: .........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
+ Ẩn dụ: ....................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
+ Điệp ngữ .........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tác dụng chung:
c.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ:
....................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
d. “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này »
Khổ thơ có sử dụng biện pháp tu từ:
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_thi.doc