1. Ông đồ
- Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996), quê Hải Dương
- Nội dung: Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm
- Học thuộc bài thơ.
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 8
A. PHẦN VĂN HỌC
1. Ông đồ
- Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996), quê Hải Dương
- Nội dung: Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm
- Học thuộc bài thơ.
2. Quê hương
- Tác giả: Tế Hanh (1921-2009), quê Quảng Ngãi
- Nội dung: Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
- Nghệ thuật: Lời thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh khoẻ khoắn
- Học thuộc bài thơ.
Bài tập: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các khổ thơ sau :
a. Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng mùa rồng bay”.
(Ông đồ - Vũ Đình Liên, Ngữ Văn 8, Tập 2)
b. Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
(Ông đồ - Vũ Đình Liên, Ngữ Văn 8, Tập 2)
c. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
(Quê hương - Tế Hanh)
d. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Quê hương - Tế Hanh)
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Câu nghi vấn
- Hình thức: là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, cókhông, đãchưa) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
+ Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu hỏi. Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Chức năng: Dùng để hỏi. Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
2. Câu cầu khiến
- Hình thức: là câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến.
+ Khi viết, câu cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
- Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
Bài tập 1T22: Tìm câu nghi vấn và cho biết chức năng của nó trong các đoạn trích sau:
a. Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy ! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...
(Nam Cao – Lão Hạc)
b. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
(Thế Lữ - Nhơ rừng)
c. Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?
(Khái Hưng – Lá rụng)
d. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm... Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường – Người ham chơi)
Bài tập 2T23:
Bài tập 2T32:
Bài tập 4T32:
Bài tập 5: Đặt 02 câu nghi vấn không dùng đẻ hỏi mà để:
a. Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một bộ phim vừa được trình chiếu.
b. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8.doc