A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT:
a/ Hiện tượng vật lí
Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó chất bị biến đổi về hình dạng hoặc bị biến đổi về trạng thái (rắn, lỏng, khí) nhưng bản chất của chất vẫn không thay đổi (không có sự tạo thành chất mới).
Thí dụ:
- Chặt dây thép thành những đoạn nhỏ, tán thành đinh (sự biến đổi hình dạng)
- Hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, làm lạnh nước lỏng được nước đá (sự biến đổi trạng thái).
b/ Hiện tượng hóa học
Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác, nghĩa là có sinh ra chất mới.
Thí dụ:
- Nung (đá vôi) thu được hai chất mới là CaO (vôi sống) và khí cacbonic ( ).
- Con dao bằng sắt để lâu ngày trong không khí ẩm sẽ bị gỉ, tạo ra chất mới là oxit sắt từ ( ).
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì i môn: hóa học 8 – năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN: HÓA HỌC 8 – NĂM HỌC 2013-2014
TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT:
a/ Hiện tượng vật lí
Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó chất bị biến đổi về hình dạng hoặc bị biến đổi về trạng thái (rắn, lỏng, khí) nhưng bản chất của chất vẫn không thay đổi (không có sự tạo thành chất mới).
Thí dụ:
- Chặt dây thép thành những đoạn nhỏ, tán thành đinh (sự biến đổi hình dạng)
- Hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, làm lạnh nước lỏng được nước đá (sự biến đổi trạng thái).
b/ Hiện tượng hóa học
Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác, nghĩa là có sinh ra chất mới.
Thí dụ:
- Nung (đá vôi) thu được hai chất mới là CaO (vôi sống) và khí cacbonic ().
- Con dao bằng sắt để lâu ngày trong không khí ẩm sẽ bị gỉ, tạo ra chất mới là oxit sắt từ ().
2. PHẢN ỨNG HÓA HỌC:
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này (chất phản ứng) thành chất khác (sản phẩm phản ứng).
- Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử được bảo tồn, chỉ liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi, làm phân tử chất này biến thành phân tử chất khác.
Thí dụ: Phản ứng xảy ra khi nung vôi:
Các nguyên tử canxi (Ca), cacbon (C) và oxi không bị biến đổi, chí có phân tử đá vôi () bị biến thành 2 phân tử: phân tử vôi sống (CaO) và phân tử khí cacbonic ().
Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng. Chất sinh ra sau phản ứng gọi là sản phẩm phản ứng. Trong phản ứng trên, là chất phản ứng, CaO và là 2 sản phẩm.
- Phản ứng hóa học chỉ xảy ra trong những điều kiện xác định sau:
+ Trước hết, các chất phản ứng phải tiếp xác với nhau, bề mặt tiếp xác cùng lớn thì phản ứng xảy ra càng dễ (trừ trường hợp chỉ có một chất tham gia).
+ Một số phản ứng đòi hỏi phải đun nóng chất phản ứng đến một nhiệt độ nào đó mới xảy ra được.
Thí dụ: Ở điều kiện thường, khí hiđro và khí oxi không phản ứng với nhau. Khi đun nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt (có thể gây nổ).
+ Một số phản ứng đòi hỏi có chất xác tác, đó là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn nhưng bản thân nó không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
Thí dụ:
* Điều chế oxi bằng phản ứng phân hủy khi đun nóng, cần dùng chất xúc tác là .
* Khi sản xuất giấm ăn (dung dịch axit axetic lõang) từ rượu, cần có chất xác tác là men giấm.
- Nhận biết có phản ứng xảy ra:
+ Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, có tính chất khác với chất phản ứng.
+ Ngòai ra, sự tỏa nhiệt và sự phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng xảy ra.
3. ĐỊNH LUẬT BẢO TÒAN KHỐI LƯỢNG:
a/ Định luật
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối ượng của các chất phản ứng.
Thí dụ: Chất A (có khối lượng mA) phản ứng với chất B (có khối lượng mB) tạo thành chất C (có khối lượng mC) và chất D (có khối lượng mD). Theo định luật bảo tòan khối lượng ta có:
mA + mB = mC + mD
b/ Á p dụng
Trong một phản ứng hóa học có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
4. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC:
- Sự biểu diễn phản ứng hóa học bằng các công thức hóa học được gọi là phương trình hóa học.
Thí dụ: Phương trình phản ứng sắt tác dụng với oxi:
- Phương trình hóa học cho biết:
+ Những chất phản ứng và những sản phẩm phản ứng.
Trong phản ứng trên: Chất phản ứng là sắt (Fe) và oxi ()
Sản phẩm phản ứng là sắt (III) oxit ()
+ Tỉ lệ về số nguyên tử và số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng:
- Phương trình hóa học được lập dựa trên định luật bảo tòan khối lượng, theo ba bước sau:
a/ Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức các chất tham gia và các chất sản phẩm phản ứng, Thí dụ:
b/ Chọn hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
Ở phương trình trên, vế trái có hai nguyên tử Na nên phải tạo ra hai phân tử NaCl, do đó vế trái cũng phải có hai nguyên tử Cl, nghĩa là hai phân tử HCl.
Kiểm lại, số nguyên tử oxi, cacbon và hiđro ở hai vế đã bằng nhau. Phương trình đã được cân bằng.
c/ Viết thành phương trình hóa học:
- Tỉ lệ chất phản ứng:
+ phản ứng với axit HCl theo tỉ lệ phân tử 1:2
+ NaCl và khí C tạo thành theo tỉ lệ phân tử 2:1
II. Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
1. MOL
a/ Mol
Mol là lượng chất chứa nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Con số được gọi là số Avogađro và kí hiệu là N.Thí dụ: 1 mol nguyê tử kali chứa N () nguyên tử kali.
* Chú ý: Đối với những phân tử có nhiều nguyên tử, khi nói mol cần phân biệt mol nguyên tử và mol phân tử.
b/. Khối lượng mol:
Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 1 mol (tức là của nguyên tử hay phân tử khối) chất đó, có trị số bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối.
Thí dụ:
+ Khối lượng mol nguyên tử natri: MNa = 23g
+ Khối lượng mol nguyên tử nitơ: MN = 14g.
+ Khối lượng mol phân tử nitơ: MN2 = 28g.
+ Khối lượng mol phân tử nước: = 18g
c/ Thể tích mol của chất khí:
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử khí đó.
Ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc: to = 0oC; p = 1 atm = 760mmHg) thể tích mol của chất khí bằng 22,4 lít.
Ở đktc:
- Ở điều kiện thường (20oC và 1 atm), 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít.
2. CÔNG THỨC CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG (m), THỂ TÍCH (V) VÀ LƯỢNG CHẤT [số mol (n) ]
a/ Quan hệ giữa lượng chất (số mol n) và khối lượng m của chất
- Một chất có khối lượng m gam, có khối lượng mol M thì số mol n của chất đó được tính theo công thức:
Thí dụ:
+ Tính số mol khí cacbonnic có trong 55 gam khí đó
+ Tính số mol phân tử nitơ có trong 9,8 gam nitơ
mol
+ Từ công thức (a), tính được khối lượng chất khi biết số mol n và khối lượng mol M của chất:
m = n.M hay
Thí dụ :
+ Tính khối lượng của 0,5 mol NaCl 0,2 mol Al2O3
mol . (23 + 35.5) = 29,25 gam
b/ Quan hệ giữa lượngchất (số mol n) và thể tích (V)
Một số chất khí có thể tích V lít (đktc) thì số mol n của nó được tính theo công thức:
Ngược lại, biết số mol n của chất khí ở đktc, tính được thể tích:
V = 22,4 . n
Thí dụ:
+ Tính số mol khí cacbonic có trong 11,2 lít ở đktc:
+ Tính thể tích của 0,25 mol khí H2 ở đktc
VH2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít
3. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
a/ Tỉ khối của khí A so với khí B
Hoặc MA = dA/B . MB
Thí dụ
+ Tính tỉ khối của oxi so với hiđro (hay nói cách khác khí oxi nặng hơn khí hiđro bao nhiêu lần):
(Oxi nặng hơn hiđro 16 lần)
b/ Tỉ khối của khí A so với không khí
Không khí là hỗn hợp của nhiều khí, khối lượng mol trung bình của không khí (ở đktc) bằng 29 gam. Do vậy, tỉ khối của khí A so với không khí được tính theo công thức:
Thí dụ:
Tính tỉ khối của khí CO2 so với không khí
(Khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần)
4. TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC:
a/ Biết công thức của hợp chất, xác định thành phần các nguyên tố
Dựa vào chỉ số của các nguyên tử trong công thức hóa học, tính được số mol của từng nguyên tố có trong 1 mol chất, trên cơ sở đó tính được thành phần phần trăm của từng nguyên tố trong hợp chất.
* Công thức tính
Một hợp chất có công thức AxBy (x, y là chỉ số nguyên tử)
- Khối lượng mol của hợp chất là MAxBy
- Khối lượng của nguyên tố A và B tương ứng trong 1 mol hợp chất là
mA = x . MA, mB = y. MB
Thành phần phần trăm của từng nguyên tố trong hợp chất là:
* Thí dụ:
Tính thành phần phần trăm của Al và Oxi (O) trong nhôm oxít (Al2O3).
Giải
- Khối lượng mol của Al2O3 là:
MAl2O3 = 2.27 +3.16 = 102 gam
- khối lượng của Al và O trong 1 mol Al2O3 là:
mAl = 2.27 = 54g ; mO = 16.3 = 48 gam
Do đó:
b/ Biết thành phần nguyên tố, xác đáịnh công thức hóa học của hợp chất
Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất. Từ đó tìm tỉ lệ chỉ số nguyên tử ứng với những số nguyên nhỏ nhất.
Thí dụ: Một hợp chất có thành phần nguyên tố là 80% Cu và 20% O (oxi). Khối lượng mol của hợp chất bằng 80g. Tìm công thức hóa học của hợp chất.
Giải: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
Như vậy: 1 mol Cu kết hợp với 1 mol nguyên tử O.
hay: 1 nguyên tử Cu kết hợp với 1 nguyên tử O.
Do đó, hợp chất có công thức hóa học: CuO
5. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Dựa vào phương trình hóa học tính được tỉ lệ số mol các chất tham gia và sản phẩm phản ứng. Từ tỉ lệ số mol đó, tính được khối lượng từng chất khi biết được số mol của một chất nào đó trong phản ứng.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GỢI Ý:
I. CHƯƠNG II
1. Những sự biến đổi nào sau đây được gọi là sự biến đổi vật lí, sự biến đổi hóa học? Nếu là sự biến đổi hóa học, hãy viết sơ đồ phản ứng dưới dạng tên các chất tham gia và sản phẩm.
a) Giũa một chiếc đinh thành mạt sắt. Ngâm mạt sắt trong ống nghiệm đựng axit, sinh ra muối sắt và khí hiđro.
b) Đập một tảng đá thành những cục nhỏ, xếp vào lò nung vôi. Nung đá vôi một thời gian thu được vôi sống và khí cacbonic. Cho vôi sống vào nước (tôi vôi) được vôi tôi ().
c) Quan sắt cây nến đang cháy thấy có hiện tượng:
- Dưới chân bấc, nến (parafin) bị nóng chảy.
- Phần trên của bấc có màu đen.
- Hơi nến cháy với ngọn lửa màu vàng và sinh ra muội than màu đen.
2. Những hiện tương nào sau đây ứng với hiện tượng vật lí (V) ,và hiện tượng hóa học (H):
a) Sự lên men rượu thành giấm.
b) Sự đông đặc của nước.
c) Sự gỉ của sắt.
d) Sự bay hơi của khí amoniac.
e) Sự hóa chua của sữa.
g) Sự thối rữa xác súc vật.
h) Sự nóng chảy của parafin.
3. Cho các sơ đồ phản ứng sau:
Hãy cân bằng các phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong mỗi phương trình hóa học vừa cân bằng.
4. Than cháy theo phương trình phản ứng hóa học:
Cacbon + khí oxi -> khí cacbonic
a) Cho biết khối lượng cacbon bằng 9kg, khối lượng oxi bằng 24kg. Hãy tính khối lượng khí cacbonnic được tạo thành.
b) Cho biết khối lượng cacbon bằng 6 gam, khối lượng khí cacbonic bằng 22 gam. Hãy tính khối lượng oxi đã cháy.
5. Một hỗn hợp có 16 gam bột lưu huỳnh và 28 gam bột sắt. Đốt nóng hỗn hợp, thu được một chất duy nhất là sắt (II) sunfua (Fes).
Tính khối làượng FeS.
6. Đốt cháy 0,54 gam bột nhôm cần 0,48 gam khí oxi, sinh ra một hợp chất có công thức hóa học .
a) Hãy viết phương trình hóa học đã xảy ra.
b) Tính khối lượng của .
7. Cho các sơ đồ phản ứng hóa học:
Hãy cân bằng các phương trình hóa học trên.
8. Biết rằng bari hiđroxit ) tác dụng với natri sunfat () tạo thành kết tủa trắng là bari sunfat () và natri hiđroxit (NaOH).
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số phân tử bari hiđroxit lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
9. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp điền vào chỗ trống có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
10. Lập phương trình hóa học của các phản ứng:
a) FexOy + H2 → Fe + H2O.
b) CxHy + O2 → CO2 + H2O.
c) CO + FexOy → Fe + CO2.
11. Cho 130 gam kim loại kẽm tác dụng với axit clohiđric, thu được 272 gam kẽm clorua và 4 gam khí hiđro.
a) Lập phương trình hóa học.
b) Viết biểu thức liên hệ về khối lượng giữa các chất trong phản ứng.
c) Tính khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng.
12. Hiện tượng vật lý là gì? Nêu 5 ví dụ.
13. Hiện tượng hóa học là gì? Nêu 5 ví dụ.
14. Phản ứng hóa học là gì? Nêu 5 ví dụ.
15. Diễn biến của phản ứng hóa học.
16. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
17. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
18. Ôn thí nghiệm 2 trong bài thưc hành 3 ( Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học).
19. Nêu định luật bảo toàn khối lượng. Giả sử có phản ứng: A + B = C + D; Hãy viết công thức về khối lượng.
20. Phương trình hóa học biểu diễn gì? Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học.
21. Nêu các bước lập phương trình hóa học.
II. CHƯƠNG III:
1. Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Thể tích mol của chất khí là gì?
2. Nêu các công thức tính số mol, khối lượng, khối lượng mol, thể tích chất khí, tỉ khối của chất khí.
3. Nêu các bước tiến hành của bài tính theo công thức hóa học và tính theo phương trình hóa học.
4. Em hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau:
a/ 1,5 mol nguyên tử Al;
b/ 0,5 mol phân tử H2;
c/ 0,25 mol phân tử NaCl;
d/ 0,05 mol phân tử H2O.
5. Em hãy tìm thể tích (ở đktc) của;
a/ 1 mol phân tử CO2;
b/ 0,25 mol phân tử O2.
6. Em hãy tính:
a/ Số mol của: 28g Fe; 64g Cu; 5,4g Al.
b/ Thể tích khí (đktc) của: 0,175 mol CO2; 1,25 mol H2; 3 mol N2.
Có những khí sau: N2; O2; Cl2; CO; SO2.
Hãy cho biết:
a/ Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđrô bao nhiêu lần?
b/ Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm): khí hiđrô H2, khí clo Cl2, khí cacbonđioxit CO2, khí metan CH4 bằng cách:
a/ Đặt đứng bình?
b/ Đặt úp bình?
Giải thích việc làm này.
Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố hóa học có trong những hợp chất sau:
a/ CO và CO2;
b/ Fe3O4 và / Fe2O3;
c/ SO2 và SO3.
Hãy tìm công thức hóa học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau:
a/ Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 58,5 g/mol, thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 60,68 % Cl và còn lại là Na.
b/ Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106 g/mol, thành phần các nguyê tố theo khối lượng: 43,4% Na; 11,3% C và 45,3% O.
Hãy tìm công thức hóa học của khí A. Biết rằng:
Khí A nặng hơn khí hiđrô là 17 lần.
Thành phần theo khối lượng của khí A là: 5,88% H và 94,12% S.
12. Trong vỏ trái đất, nguyên tố Hidro chiếm 1% và nguyên tố Silic chiếm 26% theo khối lượng. Hỏi số nguyên tử của nguyên tố nào có nhiều hơn trong vỏ trái đất?
13. Cho 2,8 gam sắt tác dụng với axit clohidric (HCl) thu được muối sắt (II) clorua (FeCl2) và khí hidro.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính khối lượng axit clohidric cần dùng.
c) Tính thể tích khí hidro thu được (đktc).
File đính kèm:
- de-cuong-on-tap-hki-hoa-8.doc