I. Trắc nghiệm
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.
Câu 1: Chùm ca dao nào thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người?
A. Những câu hát về tình cảm gia đình.
B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
C. Những câu hát than thân.
D. Những câu hát châm biếm.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương hướng dẫn học sinh tự ôn tại nhà đợt 2 môn Ngữ văn Lớp 7 năm 2020 - Trường PTDTBT THCS Tả Phìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HS TỰ ÔN TẬP TỪ NGÀY 16/3/2020 ĐẾN 30/3/2020
A. NGỮ VĂN 7
Bài 1
I. Trắc nghiệm
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái in hoa đứng trước câu đúng nhất.
Câu 1: Chùm ca dao nào thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người?
A. Những câu hát về tình cảm gia đình.
B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
C. Những câu hát than thân.
D. Những câu hát châm biếm.
Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng giá trị nghệ thuật của bài thơ "Bạn đến chơi nhà"- Nguyễn Khuyến?
A. Ngôn ngữ thơ trang nhã, dùng nhiều điển tích, điển cố.
B. Ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu hóm hỉnh, đùa vui...
C. Thể thơ Đường luật, hình tượng thơ đa nghĩa.
D. Giọng điệu dõng dạc, hùng hồn.
Câu 3: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh..... đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao. nước, nước mànon
A. xa- gần
B. đi – về
C. nhớ - quên
D. cao – thấp.
Câu 5: Từ HánViệt nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ?
A. Sơn hà
B. Nam đế cư
C. Nam quốc
D. Thiên thư
Câu 6: Điền cặp quan hệ từ vào chỗ trống cho phù hợp với đoạn văn sau:
" Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm.Vừa thương vừa ăn năn tội mình. tôi không trêu chị Cốc đâu đến nỗi Choắt việc gì.
(Tô Hoài)
A. Giá .....thì
B. Nếu.....thì
C. Vì ......nên
D. Đáng lẽ.....thì
Câu 7: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào là những từ láy ?
A. Mặt mũi; xanh xao; tốt tươi.
B. Tóc tai, râu ria, đo đỏ
C. Xám xịt; thăm thẳm, núi non
D. Xám xịt; đo đỏ
Câu 8: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ“ Thi nhân” ?
A. Nhà văn
B. Nhà thơ
C. Nhà báo
D. Nghệ sĩ.
II. Tự luận
Câu 1
Chép tiếp các câu sau để hoàn thành bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác giả của bài thơ là ai?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Câu 2:
Nêu ý nghĩa của văn bản Cảnh khuya – Hồ Chí Minh.
Câu 3:
Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Câu 4:
Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.
Bài 2
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Dòng nào sau đây nhận định không đúng về ca dao, dân ca?
A. Là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người
B. Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc; dân ca là lời thơ của ca dao
C. Thường sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể
D. Lặp lại (lặp lại câu mở đầu, hình ảnh, ngôn ngữ) là đặc trưng của ca dao, dân ca.
Câu 2: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là gì?
A. Tiếng gà trưa
B. Quả trứng hồng
C. Người bà
D. Người chiến sĩ
Câu 3: Ai là tác giả của văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm”?
A. Vũ Bằng
B. Xuân Quỳnh
C. Minh Hương
D. Thạch Lam
Câu 4: Yếu tố “Thiên” nào sau đây không đồng nghĩa với các yếu tố còn lại ?
A. Thiên đình.
B. Thiên tử.
C. Thiên thư.
D. Thiên niên kỉ.
Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây là thành ngữ Hán Việt?
A. Nửa tin nửa ngờ.
B. Thập tử nhất sinh.
C. Ngày lành tháng tốt.
D. Nước đổ đầu vịt.
Câu 6: Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu: “Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn”
A. Dùng lối nói lái.
B. Dùng từ trái nghĩa.
C. Dùng từ đồng âm.
D. Dùng cách điệp âm.
Câu 7: Thế nào là một văn bản biểu cảm?
A. Văn bản kể lại một câu chuyện cảm động.
B. Văn bản bàn luận về một vấn đề của đời sống.
C. Văn bản bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi dậy sự đồng cảm của người đọc
D. Gồm A và B.
Câu 8: Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm?
A. Tái hiện sự vật và kể việc.
B. Làm giá đỡ, làm nền cho tình cảm, cảm xúc.
C. Giúp thể hiện một ý nghĩa nào đó của cuộc sống.
D. Cả A, B và C.
II. Tự luận
Câu 1
a. Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học:
" Cháu chiến đấu hôm nay
....................................... "
b. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai?
c. Chỉ ra biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên. Viết đoạn văn ngắn từ 7 - 9 câu phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ đó.
Câu 2
Phát biểu cảm nghĩ về Bác bảo vệ dưới mái trường mà em yêu quý.
Bài 3
I. Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?
A. Hồi kèn xung trận
B. Khúc ca khải hoàn
C. Áng thiên cổ hùng văn
D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?
A. Phò giá về kinh
B. Bài ca Côn Sơn
C. Bánh trôi nước
D. Qua Đèo Ngang
3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.
D. Quang Trung đại phá quân Thanh.
4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?
A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.
C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác.
D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?
A. Giang sơn
B. Sông núi
C. Đất nước
D. Sơn thuỷ
6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc
B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp
C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc
D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?
A. Phò giá về kinh
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
C. Cảnh khuya
D. Rằm tháng giêng
8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?
A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
9. Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Bổ ngữ
D. Trạng ngữ
10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau:
"Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo"
A. Từ ngữ đồng âm
B. Cặp từ trái nghĩa
C. Nói lái
D. Điệp âm
II. Tự luận
Câu 1
Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).
Câu 2
Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:
- Một kỉ niệm tuổi thơ.
- Tình bạn tuổi học trò
Bài 4
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ?
2. Bài thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng?
3. Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ ta với ta”.Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Tác giả bài thơ đó là ai?
4. Cùng cách viết “ ta với ta”nhưng về cách hiểu hai cụm từ ở hai bài thơ có giống nhau không? Vì sao?
5. Từ nội dung bài thơ em vừa chép, hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn.
Bài 5
I. Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở."
(Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1)
1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Minh Hương B. Vũ Bằng C. Thạch Lam D. Xuân Quỳnh
2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn
B. Bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn
C. Bình luận về những vẻ đẹp riêng của vùng đất Sài Gòn
D. Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn
4. Cụm từ chỉ thời gian nào không được nhắc đến trong đoạn văn trên?
A. Sáng tinh sương B. Buổi chiều C. Đêm khuya D. Giữa trưa
5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. da diết B. dập dìu C. thưa thớt D. phố phường
6. Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn?
A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày
B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng
C. Bốn mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ
D. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời điểm khác nhau
7. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ hai số ít
B. Ngôi thứ hai số nhiều
C. Ngôi thứ nhất số ít
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
8. Từ cây mưa được dùng với phép tu từ gì?
A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. So sánh
9. Từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt trong đoạn văn trên?
A. vắng vẻ B. vui vẻ C. đông đúc D. đầy đủ
10. Trong đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung bằng cách nào?
A. Miêu tả để bày tỏ cảm xúc
B. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp
C. Kể chuyện để bày tỏ cảm xúc
D. Nghị luận để bày tỏ cảm xúc
11. Dòng nào sau đây diễn đạt chính xác nội dung, định nghĩa văn bản biểu cảm?
A. Văn bản biểu cảm là bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người viết
B. Văn bản biểu cảm là khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
C. Văn bản biểu cảm là nêu sự đánh giá của con người
D. Văn bản biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
12. Trình tự các bước làm bài văn biểu cảm?
A. Tìm ý, tìm hiểu đề, viết bài, lập dàn ý, sửa bài.
B. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa bài.
C. Sửa bài, viết bài, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
D. Lập dàn ý, viết bài, sửa bài, tìm ý, tìm hiểu đề.
II. Phần tự luận
Cảm nghĩ của em về mái trường.
File đính kèm:
- de_cuong_huong_dan_hoc_sinh_tu_on_tai_nha_dot_2_mon_ngu_van.docx