Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường mà tiếng thơ chính là tiếng lòng của nữ sĩ luôn khao khát tình yêu thương chân thành. Bài thơ Sóng được xem là một minh chứng sinh động mà nữ sĩ đã gửi gấm tiếng lòng của mình qua hình tượng sóng. Sóng được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh, được viết vào năm 1967 ở biển Diêm Điền. Cả bài thơ được thêu dệt bằng hình tượng sóng mà Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh này để diễn tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp của một trái tim trẻ trung, rạo rực luôn khao khát yêu thương.
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 10 - Cảm nhận của anh, chị về hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 10: Cảm nhận của anh, chị về hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường mà tiếng thơ chính là tiếng lòng của nữ sĩ luôn khao khát tình yêu thương chân thành. Bài thơ Sóng được xem là một minh chứng sinh động mà nữ sĩ đã gửi gấm tiếng lòng của mình qua hình tượng sóng. Sóng được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh, được viết vào năm 1967 ở biển Diêm Điền. Cả bài thơ được thêu dệt bằng hình tượng sóng mà Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh này để diễn tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú vừa phức tạp của một trái tim trẻ trung, rạo rực luôn khao khát yêu thương.
Bài thơ Sóng được viết theo thể thơ năm chữ qua nhịp điệu nhẹ nhàng sâu lắng, lúc sôi nổi dồn dập, lúc dịu êm lặng lẽ như từng con sóng tha thiết vỗ vào bờ như nhịp đập của một trái tim bồi hồi xúc cảm đang yêu. Vì thế, sóng là một hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô gái đang yêu. Bên cạnh sóng còn có một nhân vật trữ tình nữa đó là em. Hai hình ảnh này tuy hai mà chỉ là một. Sóng chính là sự hóa thân của em, tất cả đã đan cài hòa quyện vào nhau từ dòng thơ đầu đến dòng thơ cuối của bài thơ, để soi bóng, bổ sung cho nhau, nhằm diễn tả một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn khát vọng tình yêu đang dâng trào mãnh liệt trong trái tim của nữ sĩ.Từ hình tượng sóng tác giả đã nói với mình, nói với người về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt, chân thành và khát khao được trường tồn để sống mãi, yêu mãi.
Mở đầu bài thơ người đọc bắt gặp ngay một trạng thái tâm lý đặc biệt của sóng:
“Dữ dội tận bể”
Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể cái trạng thái khác thường và phức tạp có khi là đối lập nhau của sóng và của tâm trạng cô gái đang yêu. Tâm trạng đang yêu là vậy, cần được giải bày và được chia sẻ giống như sóng không chịu nổi lòng sông chật hẹp bị giới hạn bởi đôi bờ do đó phải “tìm ra tận bể” một không gian rộng lớn để tự vẫy vùng và trăn trở, tụ hỏi vì sao có những trạng thái đặc biệt và phức tạp như vậy. Kết thúc khổ thơ chỉ là một sự bối rối và trăn trở. Khổ thơ thứ hai tác giả viết tiếp:
“Ôi con sóng ngực trẻ”
Tác giả đã sử dụng phép so sánh thật cụ thể để khẳng định tính vĩnh hằng của sóng, của tình yêu. Tình yêu chân thành mãnh liệt ngàn đời vẫn thế cũng như con sóng tự ngàn xưa lúc nào cũng vỗ vào bờ. Và tình yêu bao giờ cũng là những xúc cảm mạnh mẽ, những rung động bồi hồi, những khát khao cháy bỏng diễn ra trong trái tim của mỗi con người, đặc biệt là tuổi trẻ. Đây là khát vọng của muôn đời, của nhân loại. Để tìm hiểu sâu sắc về tình yêu, Xuân Quỳnh đã đặt ra hàng loạt những câu hỏi trong đoạn thơ tiếp theo:
“Sóng bắt đầu yêu nhau”
Câu thơ bắt đầu giữa hai ý thật đặc sắc “Em cũng không biết nữa”. Tác giả đã góp thêm tiếng nói của mình, tìm điểm khởi đầu của sóng và của tình yêu. Đây là câu hỏi khó có thể trả lời cho minh bạch, câu hỏi của muôn người muôn đời. Tình yêu cũng như sóng như gió làm sao hiểu hết được. Chính điều này đã làm nên sự kỳ diệu của tình yêu. Bên cạnh sóng còn gợi lên nỗi nhớ của người đang yêu:
“Ôi con sóng còn thức”
Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, khi xa cách nỗi nhớ ấy được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt, xuất phát từ trái tim đang sôi nổi yêu thương. Nỗi nhỡ bao trùm cả không gian và thời gian “ngày đêm”, da diết, trải dài. Nỗi nhớ thường trực, khi thức lẫn khi ngủ không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn dào dạt như sóng cứ ỗ mãi vào bờ ngày đêm không nghỉ. Với Xuân Quỳnh, một tình yêu thủy chung là phải trải qua sự xa cách:
“Dẫu xuôi một phương”
Dù ở phương Bắc hay là ở phương Nam, lòng em chỉ có “một phương” duy nhất đó là “anh”. Ý thơ đã khẳng định niềm tin và lòng chung thủy của em trong tình yêu. Và tình yêu đẹp là tình yêu vượt qua muôn ngàn thử thách của cuộc đời.
“Ở ngoài cách trở”
Tình yêu chân thành sẽ vượt qua “muôn vời cách trở” để hướng đến bến bờ hạnh phúc. Tình yêu đẹp, cao cả nhưng tình yêu bao giờ cũng gắn với một con người cụ thể, mà đời người là hữu hạn còn thiên nhiên là vô hạn.
“ Cuộc đời về xa”
Xuân Quỳnh ý thức về thời gian dần trôi và đời người sẽ kaats thúc, đứng trước tình huống này nữ sĩ đã khao khát:
“Làm sao còn vỗ”
Từ bốn dòng thơ trên giúp ta cảm nhận niềm khát khao của Xuân Quỳnh, khát khao được hóa thân thành trăm con sóng nhỏ trên đại dương để được vỗ vào bờ, được tồn tại mãi và yêu mãi.
Sóng được xem là một hình tượng đẹp cho tình yêu, là trái tim của Xuân Quỳnh, là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ của nữ sĩ.
Từ bài thơ Sóng đã giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu vừa mạnh bạo vừa chủ động bày tỏ những rung động của chính mình xuất phát từ tình yêu chân thành và thủy chung, đây là nét mới trong tình yêu của thơ ca hiện đại. Bài thơ Sóng hướng chúng ta đến một tình yêu đẹp và chân thành.
File đính kèm:
- Đề 10 - Cảm nhận của anh, chị về hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh..doc