Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Việt Bắc - Tố Hữu (Tiết 6)

n Việt bắc là căn cứ vững chắc, là đầu não quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Cuối năm 1954, các cơ quan của Đảng và chính phủ từ chiến khu Việt Bắc chuyển về Hà Nội. Liệu những người chiến thắng có giữ được tấm lòng thuỷ chung với chiến khu đã đùm bọc mình trước đây hay không? đó là một vấn đề tư tưởng lớn được đặt ra cho mỗi cán bộ và chiến sĩ. Tố Hữu viết “Việt Bắc” vào tháng 10 năm 1954 chủ yếu nhằm giải đáp vấn đề nói trên.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Việt Bắc - Tố Hữu (Tiết 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Bắc Tố Hữu Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Việt Bắc”? Theo em đây có phải là bài thơ hoàn toàn phục vụ chính trị hay không?A- hoàn cảnh ra đời của bài thơViệt bắc là căn cứ vững chắc, là đầu não quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Cuối năm 1954, các cơ quan của Đảng và chính phủ từ chiến khu Việt Bắc chuyển về Hà Nội. Liệu những người chiến thắng có giữ được tấm lòng thuỷ chung với chiến khu đã đùm bọc mình trước đây hay không? đó là một vấn đề tư tưởng lớn được đặt ra cho mỗi cán bộ và chiến sĩ. Tố Hữu viết “Việt Bắc” vào tháng 10 năm 1954 chủ yếu nhằm giải đáp vấn đề nói trên. Hãy thử cho biết cảm nhận chung nhất của em khi đọc bài thơ “ Việt Bắc”?B- Cảm nhận chung về bài thơBài thơ “Việt Bắc” là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đồng thời cũng là thành tựu nổi bật của thơ Tố Hữu.Bằng nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, nhuần nhị, trong sáng , ngọt ngào, “Việt Bắc” chính là khúc hát ân tình của những người kháng chiến đối với chiến khu, đối với quê hương đất nước, đối với nhân dân và cách mạngBài thơ được chia làm 2 phần: -Phần 1: nhà thơ tái hiện gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng nghĩa tình trong lòng cán bộ chiến sĩ về xuôi. -Phần 2: nói lên sự gắn bó giữa người về và người ở lại và ước mơ về một Việt Bắc sẽ được xây dựng trong tương lai.Em hãy lấy một ví dụ trong ca dao có sử dụng hình thức giao duyen đối đáp?C- Vị trí của đoạn trích và kết cấu đối đáp –giao duyên đặc biệt của bài thơ Đoạn trích thuộc phần 1 của bài thơ. đây là phần được coi là kết tinh nghệ thuật của bài thơ.Phần 1 cũng như toàn bộ tác phẩm được viết theo lối hát giao duyên giữa nam và nữ- ở đây là Việt Bắc và người cán bộ về xuôi, xưng mình – ta. Tố Hữu thay nội dung tình yêu(của dân ca) bằng tình nghĩa cách mạng. Tình nghĩa cách mạng được biểu hiện như tình yêu đôi lứa, trở nên gần gũi hơn và cũng đằm thắm hơn. Và mình với ta tuy hai mà một, vì cả hai đều là cách mạng, cũng là bản thân mình, là sông với nguồn, cùng xương cùng thịt cả thôi. Trong 20 câu thơ đầu em thấy thích nhất những câu thơ nào? Vì sao?Hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh của tác giả trong đoạn thơ?D- Phân tích đoạn trích I- Lời Việt Bắc (20 câu đầu ) Lời Việt Bắc- người ở lại, là một loạt câu hỏi: người về có nhó không? có thuỷ chung với Việt Bắc không?Nhớ Việt Bắc là nhớ những gì? -Nhớ Việt Bắc là nhớ quê hương cách mạng, nhớ ngọn nguồn cách mạng. Người ở lại hỏi người về xuôi: “Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” -Sau mấy câu hỏi là lời đồng vọng thiết tha. Những từ láy: “ bâng khuâng”, “ bồn chồn” đã thể hiện rất cảm động tâm trạng của người về:“ Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” -Còn tâm trạng người ở lại được diễn tả qua hình ảnh “áo chàm đưa buổi phân ly”, và nỗi niềm bùi ngùi không nói nên lời: “ cầm tay nhau biết nói gì hôm nay?”-Nhớ Việt Bắc là nhớ những kỷ niệm kháng chiến, nhớ những ngày gian khổ hy sinh:“Mình về có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối mối thù nặng vaiMình về có nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt minh”-Nhớ Việt Bắc là nhớ tình nghĩa đồng bào đậm đà, sâu nặng. Tác giả đã có những câu thơ rất hay với cách diễn đạt tình cảm kín đáo mà tha thiết thường thấy của ca dao dân ca, và cách vận dụng rất thành công thủ pháp đối lập đã diễn tả nỗi niềm của Việt Bắc muốn nhắn gửi với người về xuôi: “ Mình về rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để giàMình đi có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”Tóm lại ở 20 câu thơ đầu bằng hình thức đối đáp, giao duyên của ca dao, cách sử dụng từ láy, cách sử dụng biện pháp tương phản, và những hình ảnh vừa gợi cảm, vừa đặc trưng cho Việt Bắc, tác giả đã thể hiện tình nghĩa đậm đà của đồng bào Việt Bắc đối với cán bộ chiến sĩ về xuôi.Trong lời của người về xuôi, ta thấy người về xuôi đã bộc lộ nỗi nhớ Việt Bắc như thế nào?Người về xuôi đã nhớ những gì khi chia tay với chiến khu?II-Lời người cán bộ về xuôi (phần còn lại của đoạn trích) Phần này ta thấy Việt Bắc được tái hiện với những nét tiêu biểu nhất, đẹp nhất qua nỗi nhớ của người về xuôi. Việt Bắc được tái hiện ở cả 3 phương diện: 1-Cảnh và người Việt Bắc tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng đẹp và đầy tình nghĩa: -Có những câu thơ mang âm hưởng ngọt ngào của ca dao, với hình ảnh cái bếp lửa nhà sàn đặc biệt thân thiết với đồng bào Miền núi:“Nhớ gì như nhớ người yêuTrăng lên đầu núi nắng chiều lưng nươngNhớ từng bản khói cùng sươngSớm khuya bếp lửa người thương đi về” -Đẹp nhất là nhữnghình ảnh đầy tình nghĩa của đồng bào Việt Bắc đối với cách mạng:“Thương nhau chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùngNhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” Đây là những hình ảnh tiêu biểu cho sinh hoạt cần lao của đồng bào Miền núi với biết bao nghĩa tình sâu nặng. -Và còn có cả những âm thanh, hình ảnh hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt của cán bộ và nhân dân Việt Bắc trong khang chiến: tiếng lớp học i tờ, tiếng mõ trâu, tiếng cối nước, hình ảnh những giờ liên hoanhiện lên thật tha thiết trong tâm tưởng những người về xuôi“Nhớ sao lớp học i tờđồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời cũng ca vang núi đèoNhớ sao tiếng mõ rừng chiềuChày đêm nện cối đều đều suối xa”Đoạn thơ 10 câu viết về nỗi nhớ của người về xuôi đối vơí thiên nhiên và con người Việt Bắc là đoạn thơ đặc sắc nhất trong bài thơ Việt Bắc:“Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiđèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”-Đoạn thơ viết về “hoa” và “người” Việt Bắc trong cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông: mùa đông hoa chuối đỏ tươi giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng; mùa xuân hoa mơ nở trắng núi đồi; mùa hạ thì ve kêu và cả rừng phách cùng đổ vàng; mùa thu ánh trăng thanh dịu mát toả khắp núi rừng. Đúng là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp.-Cứ một câu thơ viết về thiên nhiên lại xen kẽ với một câu thơ viêt về con ngươì Việt Bắc chất phác, thuần hậu, thuỷ chung:“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangNhớ cô em gái hái măng một mìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” 2- Việt Bắc đánh giặc, Việt Bắc anh hùng ( từ câu 53 đến câu 74)Tuy chỉ nói về chiến công của Việt Bắc, nhưng đoạn thơ còn có ý nghĩa tổng kết trên nét lớn quá trình phát triển lưc lượng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Đây cũng là quá trình đi từ những chiến công nhỏ đến những chiến thắng lớn hơn và ngày càng vang dội, dồn dập. -Ta bắt gặp 8 câu thơ hay nhất diễn tả khí thế của quân dân Việt Bắc có lẽ là trong những ngày chuyển quân chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên:“Những đường Việt Bắc của taĐêm đêm râm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùngAnh sao đầu súng bạn cùng mũ nanDân công đỏ đuóc từng đoànBước chân nát đá muôn tàn lửa bayNghìn đêm thăm thẳm sương dàyĐèn pha bật sáng như ngày mai lên” Tác giả đã sử dụng thành côngnhững thủ pháp nghệ thuật như: điệp từ “ đêm đêm”; từ láy “ rầm rập, điệp điệp, trùng trùng,thăm thẳm”; lối nói thậm xưng “ bước chân nát đá”( trông cho chân cứng đá mềm- lối nói của ca dao); đối lập “ thăm thẳm sương dày” với “ đèn pha bật sáng”Để diễn tả khí thế hào hùng của bộ đội và dân công hành quân ra trận. - Đoạn thơ: “Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đông Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, Đèo De, Núi Hồng” Với rất nhiều tên địa danh đã ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta, đem lại niềm vui chiến thắng cho toàn dân tộc, tác giả đã thể hiện được không khí chiến thắng dồn dập của Việt Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ nhưng đầy tự hào của chúng ta. Cả đoạn thơ như một đoạn sử thi của cuộc kháng chiến, mang ý nghĩa tổng kết nhưng nét lớn quá trình diễn biến của cuộc kháng chiến 9 năm trên đất nước ta. đó là cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng, lạc quan và thắng lợi vẻ vang. 3- Việt Bắc- đầu não của cuộc kháng chiến toàn quốc “ Ơ đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi Ơ đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bềnMười lăm năm ấy ai quênQuê hương cách mạng dựng lên Cộng hoà”- Với thủ pháp đối lập: “ u ám quân thù” >< “ mà nuôi chí bền”, và hình thức trùng điệp: “ ở đâu- ở đâu, nhìn lên Việt Bắc- trông về Việt Bắc” 6 câu thơ đã nói lên một sự thật về vị trí quan trọng của Việt Bắc, uy tín của Bác Hồ, của Đảng đối với toàn dân, toàn quân trong những năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Đây là những câu thơ kết thúc đoạn trích, nó đã để lại dư âm vang vọng trong lòng bạn đọc về niềm tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, và Bác Hồ của nhân dân ta, đồng thời nó cũng xác định một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thắng lợi của dân tộc, đó là sự lãnh đạo tài tình của Đảng và của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đó còn là sự đoàn kết toàn dân dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc ngời ngời chính nghĩa.E- Kết luận“Việt Bắc” là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. bài thơ đã thể hiện nổi bật mối quan hệ tình cảm thắm thiết, gắn bó keo sơn, thuỷ chung son sắt giữa người cách mạng về xuôi với chiến khu Việt Bắc. Bài thơ còn là bài ca ca ngợi cảnh vật và con người Việt Bắc, ca ngợi Bác Hồ. Qua đó nhà thơ đã ca ngợi và làm nổi bật chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng Việt Nam.Với thể thơ lục bát ngọt ngào mang đậm tính dân tộc, dùng những hình tượng quen thuộc trong ca dao; với trái tim dạt dào tình cảm; với cách diễn đạt mang đậm nét trữ tình, nhà thơ Tố Hữu đã gây một ấn tượng lớn trong lòng người người đọc về quê hương đất nước và con người Việt Nam dưới ánh sáng của cách mạng. Sau khi học xong đoạn trích của bài thơ “Việt Bắc”, em rút ra những nhận xét gì về phong cách của thơ Tố Hữu?

File đính kèm:

  • pptviet bac(6).ppt