Mục tiêu tổng quát: Bổ sung, hệ thống hóa hiểu biết và nâng cao năng lực của GV về học tích cực và thực hành vận dụng vào dạy học môn Toán ở THCS.
Mục tiêu cụ thể:
Trình bày được một số khái niệm, PP, kĩ thuật HTC.
Lựa chọn được các PP, kĩ thuật HTC phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học trong dạy học môn Toán ở THCS.
Thực hành thiết kế kế hoạch bài học và dạy học.
87 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn toán ở thcs, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở THCS Trường CĐSP Kiên Giang – Hè 2013MỤC TIÊUMục tiêu tổng quát: Bổ sung, hệ thống hóa hiểu biết và nâng cao năng lực của GV về học tích cực và thực hành vận dụng vào dạy học môn Toán ở THCS.Mục tiêu cụ thể:Trình bày được một số khái niệm, PP, kĩ thuật HTC.Lựa chọn được các PP, kĩ thuật HTC phù hợp với từng đơn vị kiến thức của bài học trong dạy học môn Toán ở THCS.Thực hành thiết kế kế hoạch bài học và dạy học.NỘI DUNG PHẦN I: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HỌC TÍCH CỰC1. Tổng quan về học tích cực2. Một số phương pháp và kỹ thuật học tích cựcPHẦN II: VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở THCSPHẦN I: HỌC TÍCH CỰC1.TỔNG QUAN VỀ HỌC TÍCH CỰC 1.2. Các hình thức/ kiểu học tích cực:-Học độc lậpHọc tương tácHọc hợp tác1.1 Các định nghĩa và mô hình học tích cực 1.3. Vai tròcủa GV và HS trong học tích cựcPHẦN I: HỌC TÍCH CỰC1.TỔNG QUAN VỀ HỌC TÍCH CỰCMục tiêu:- Trình bày và phân tích được các định nghĩa và mô hình Học tích cực (HTC).- Trình bày được 3 hình thức/ kiểu HTC và cách tổ chức, khuyến khích HS học độc lập, học tương tác, học hợp tác.- Xác định được vai trò của người dạy và người học trong HTC.- Áp dụng 3 hình thức/ kiểu HTC để thiết kế kế hoạch bài học môn Toán. 1. Phiếu BT 12. Anh (chị) hiểu thế nào là học tích cực? 1.1 Tìm hiểu các định nghĩa và mô hình học tích cực 1.Học tích cực đặt học sinh vào trong những tình huống bắt buộc học sinh phải đọc, phát biểu, nghe, suy nghĩ kĩ và viết.3.Học tích cực là bất kì những hoạt động nào mà học sinh thực hiện trong lớp học hơn là việc ngồi nghe bài giảng.2.Học tích cực lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, thảo luận, giải thích, tranh luận hoặc động não trong lớp học.4.Học tích cực khiến cho những gì mà học sinh học được là một phần của bản thân họ. Học sinh phải thảo luận về những cái họ đang học, đang viết, liên hệ với những kiến thức đã học và ứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày.5.Học tích cực bao gồm việc HS tham gia vào quá trình xây dựng mô hình trí tuệ của riêng mình từ những thông tin họ có được, đồng thời liên tục kiểm tra sự hợp lý của mô hình trí tuệ đã xây dựng được(Biểu hiện bên trong)7. Người học hoạt động hăng hái, phấn đấu để có một trách nhiệm lớn hơn cho việc học của mình6. Học tích cực đòi hỏi HS sử dụng bộ não của họ nghiên cứu ý tưởng, giải quyết vấn đề và áp dụng những gì học được vào cuộc sống(Biểu hiện bên trong)8. Việc học tốt nhất là thông qua tương tác xã hội và ít cạnh tranh hơn. Có nhiều PP thúc đẩy HTC, bao gồm HS làm việc cùng nhau cả trong và ngoài lớp học cũng như bài giảng trên lớp.Tìm hiểu một mô hình HTC (theo L.Dee Fink)Có nhiều kinh nghiệm trong việcĐối thoại vớiLàmQuan sátChính mìnhNgười khácTìm hiểu một mô hình HTC“ Đối thoại với chính mình”: Khi người học suy nghĩ về một chủ đề : họ tự hỏi mình biết gì/ nghĩ gì/ cảm thấy gì,GV có thể yêu cầu HS viết về những gì họ đang học, cách thức học, vai trò của kiến thức được học đối với cuộc sống của các emTìm hiểu một mô hình HTC“ Đối thoại với người khác”: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về một chủ đề, GV tham gia đối thoại với các em trong bầu không khí thân thiện, cởi mở. GV cũng có thể tổ chức cho HS được đối thoại với khách mời, các nhà chuyên môn trong hoặc bên ngoài lớp học,có thể trao đổi qua thư từ, email.Tìm hiểu một mô hình HTCQuan sát:Điều này xảy ra bất cứ khi nào người học sử dụng các giác quan của mình để nghiên cứu, phát hiện những gì liên quan đến điều họ đang học.Làm:Khi HS thực sự làm điều gì đó: thiết kế mạch điện, tiến hành một thử nghiệm, điều tra sự ô nhiễm môi trường ở địa phương,1.2 Các hình thức/ kiểu HTC 1.2.1. HỌC CHỦ ĐỘNG/HỌC ĐỘC LẬP1.2.2. HỌC TƯƠNG TÁC1.2.3. HỌC HỢP TÁCPhiếu BT 2 CÁC HÌNH THỨC/ KIỂU HTC1.2.1.HỌC CHỦ ĐỘNG/ HỌC ĐỘC LẬP:- Là một hình thức/ kiểu HTC- Là sự vận động nội tại trong não của người học- Là tập trung vào việc tạo cơ hội và kinh nghiệm cần thiết cho người học để họ trở thành người có năng lực, tự lực, có động lực và tự học suốt đời.Phần lớn hoạt động học được xuất phát từ một số động cơ bên ngoài, bằng việc người học tương tác với sự vật (sách, máy tính,) hoặc một ai đó. Vòng tròn bên ngoài thể hiện học tương tác. 1.2.2. HỌC TƯƠNG TÁCTương tác: liên quan đến giao tiếp giữa con người với con người và với các tác nhân khác như sách, máy tínhLà một hình thức/ kiểuhọc tích cựcHọc tương tác mô tả phương pháp tiếp nhận thông tin thông qua thực hành, tương tác.TAM GIÁC HỌC TÍCH CỰCMỗi người có khả năng(kết quả học tập)Trung bình mỗi người có thể ghi nhớ(các hoạt động học tập)Nêu định nghĩa, liệt kê, mô tả, giải thíchQuan sát GV làm mẫu, Áp dụng, thực hànhPhân tíchXác địnhSáng tạoĐánh giá10% điều đọc được20% điều nghe thấy30% điều nhìn thấy50% điều nghe được và nhìn thấy70% điều viết ra và nói ra90% điều đã được làmĐọcNgheXem GV làm mẫuDự hội thảo, thực hànhThiết kế bài học hợp tácThiết kế, thuyết trình – “Trải nghiệm thực tế”Xem hình ảnhXem triển lãm/thực địaSắm vai, làm mẫu, trải nghiệm trong lớpXem videoTừ sơ đồ tam giác HTC, ta thấy:- Các PPDH ở phía đáy hình tam giác là những PP khuyến khích HS học tương tác một cách chủ động- PPDH ở phía đỉnh hình tam giác khiến người học học thụ động1.2.3. HỌC HỢP TÁCHọc hợp tác là gì? Vòng tròn ở giữa thể hiện hình thức tương tác đặc biệt Tương tác với người học khác, với GV HỌC HỢP TÁC Học hợp tác Là một hình thức/kiểu học tích cực, chú trọng đến sự phối hợp với những người khác.Học hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau Học hợp tácHọc sinh học tập dưới các hình thức khác nhau: tập thể, nhóm nhỏ, cá nhân hay theo cặp để đạt được các mục tiêu hoạt động. Các hoạt động học tập có tính phụ thuộc tương hỗ. Các hoạt động học tập có cấu trúc sẽ khuyến khích học sinh tham gia tích cực nhằm đạt được mục tiêu và khiến tiết học thành công.Học hợp tácHọc sinh học cả kiến thức cơ bản của môn học và kĩ năng xã hội.Một số dấu hiệu của học hợp tác:Tất cả các thành viên đóng góp vào công việcThành quả chung. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm rõ ràng.Luôn luôn nhìn lại quá trình đã làm được để phát triển.Chia sẻ/ hỗ trợ kinh nghiệm (một cách chặt chẽ).1.3 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẠY VÀ NGƯỜI HỌC TRONG HỌC TÍCH CỰC Xác định vai trò của người dạy và người học trong HTCPhiếu BT 3Vai trò của GV trong dạy học truyền thống và dạy học tích cực Từ:Đến:Giáo viên là trung tâm trong lớp họcHọc sinh là trung tâm trong lớp họcTập trung vào sản phẩm học tập Tập trung vào quá trình học tập Giáo viên là "nguồn cung cấp kiến thức" Giáo viên là "người tổ chức" các kiến thức Giáo viên như là người "làm hộ" học sinh Giáo viên như là người "tạo điều kiện" để học sinh tự học Tập trung vào chủ đề cụ thể Tập trung vào việc học toàn diện VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HTCLà tác nhân chính trong việc nỗ lực tạo ra các điều kiện tốt nhất giúp người học tiếp nhận kiến thức đồng thời phát triển các kỹ năng ngay tại lớp học, hỗ trợ HS suy nghĩ ở mức tối đa, hướng dẫn, khuyến khích sự tham gia đầy đủ, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cùng chịu trách nhiệm chung. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY HTCQuản lý: Khởi tạo các hoạt động trong lớp học, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động, quyết định độ dài thời gian cho mỗi hoạt động, chuyển sang hoạt động khác, cho ngừng các hoạt động khi thích hợp,Điều phối: Góp phần tăng tính năng động cho các hoạt động trong lớp học, bổ sung các thông tin cần thiết và hữu ích cho các họat động, cung cấp các tác nhân kích thích cho quá trình tiếp thu ngôn ngữ của người học, tạo động cơ học tập (khuyến khích, động viên, ), hỗ trợ kỹ thuật (vận hành đèn chiếu, video, cassette, ).Đánh giá: Đánh giá thành tích của người học, cung cấp ý kiến phản hồi cho các hoạt động của người học, hướng dẫn người học phát hiện và sửa chữa các điểm yếu, đồng thời phát huy các điểm mạnh cho bài học sau.Vai trò của HS trong cách học truyền thống và học tích cực Từ:Đến:Là người tiếp nhận kiến thức thụ động Là người học tích cực và cùng tham gia Tập trung vào việc trả lời các câu hỏi Đặt ra những câu hỏi Học "nhồi nhét" Chịu trách nhiệm cho việc học của mình - học “phản ánh” (nhìn lại quá trình) Cạnh tranh với nhau trong học tập Hợp tác với nhau trong học tập Muốn tự nói lên ý kiến của mình Lắng nghe tích cực ý kiến của người khác Tiếp thu các kiến thức riêng rẽ Kết nối các kiến thức đã học được VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG HTCLà người tiếp nhận kiến thức và phát triển các kỹ năng trong điều kiện tốt nhất do người dạy và tài liệu học tập tạo ra. Người học chính là chủ thể mọi mặt hoạt động và là mục đích hướng tới của việc học tập. Quá trình học tập sẽ giúp học sinh học được từ các bạn cùng lớp những kiến thức, kỹ năng, thái độ mới, do đó họ sẽ có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, tham gia tự giác và bình đẳng vào quá trình học tập. Học tích cực 2.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT HỌC TÍCH CỰC Mục tiêu:Trình bày được khái niệm, cách tiến hành, một số điểm cần lưu ý của các PP học theo hợp đồng, học theo góc, phát hiện và giải quyết vấn đề, học hợp tác theo nhóm. Áp dụng được vào dạy học.Trình bày được khái niệm và cách tiến hành, một số điểm cần lưu ý của các KT khăn trải bàn, KT mảnh ghép, động não, sơ đồ tư duy, KT đặt câu hỏi. Áp dụng được vào dạy học.2.1 HỌC THEO HỢP ĐỒNG Học theo hợp đồng là gì ?Học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó mỗi HS (hoặc mỗi nhóm nhỏ) làm việc với một gói các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định. Trong học theo hợp đồng, học sinh được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các bài tập, nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.HỌC THEO HỢP ĐỒNGCách tiến hành dạy học theo hợp đồng1. Giai đoạn chuẩn bị :Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo hợp đồng đạt hiệu quả:Lựa chọn nội dung học tập phù hợp Xác định thời gian Chuẩn bị tài liệu Bước 2: Thiết kế các dạng bài tập và nhiệm vụ học theo hợp đồngBước 3: Thiết kế văn bản hợp đồng : Văn bản hợp đồng bao gồm nội dung mô tả nhiệm vụ cần thực hiện, phần hướng dẫn thực hiện, phần tự đánh giá những hoạt động học sinh đã hoàn thành và kết quả. HỌC THEO HỢP ĐỒNG2. Giai đoạn tổ chức cho HS học theo hợp đồng :Bước 1: Giới thiệu tên chủ đề/ bài học và thông báo ngắn gọn các nội dung, phương pháp học tập được ghi trong hợp đồng. Bước 2: Học sinh đọc và đăng ký, thời gian và thứ tự thực hiện các bài tập, nhiệm vụ học tập ghi trong hợp đồng và ký cam kết với giáo viên.Bước 3: Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để thực các bài tập, nhiệm vụ trong hợp đồng. GV cần quan sát tổng thể không khí làm việc của lớp để phát hiện xem nội dung/bài tập nào nhiều học sinh gặp khó khăn, cần cải thiện hoặc giải đáp chungNhững ưu điểm của học theo HĐCho phép phân hóa nhịp độ và trình độ của HS.Tăng cường tính độc lập của HS.Có nhiều cơ hội cho hướng dẫn cá nhân.Hoạt động của HS phong phú hơn.HS được lựa chọn đa dạng hơn, phù hợp với năng lực của từng HS.Nâng cao ý thức trách nhiệm khi thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch. Tăng cường sự tương tác giữa HS- GV.Tránh chờ đợi.Hạn chế của học theo HĐHS chưa quen với cách làm việc độc lập và thực hiện cam kết theo hợp đồng.Không phải mọi nội dung đều có thể tổ chức học theo hợp đồng.Mất nhiều thời gian khi GV thiết kế hợp đồng.Chỉ khả thi đối với HS đã có khả năng đọc hiểu và độc lập thực hiện các nhiệm vụ.Một số lưu ý khi tổ chức học theo HĐKhông phải mọi nội dung đều có thể tổ chức học theo hợp đồng.Nội dung bài học phải phù hợp với đặc trưng của PP học theo hợp đồng. Hợp đồng phải có các nhiệm vụ bắt buộc và tự chọn ( nhiệm vụ bắt buộc phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng ,nhiệm vụ tự chọn nhằm củng cố,mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ vận dụng những kiến thức kỹ năng liên quan đến nội dung bài học). Các phiếu hỗ trợ phải có các mức độ khác nhau (hỗ trợ ít - nhiều đáp ứng sự phân hóa về trình độ nhận thức của học sinh).Cần có thời gian nhất định để GV và HS làm quen với phương pháp.THỰC HÀNH (20 phút)Chọn một bài học trong SGK Toán THCS, nêu dự kiến thiết kế KHBH theo hướng tổ chức cho HS học theo hợp đồng 2.2 HỌC THEO GÓC Học theo góc là gì ?Khi nói tới học theo góc có nghĩa là các học sinh của một lớp học được học tại các vị trí/khu vực khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong một môi trường học tập có tính khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.Thiết kế các góc theo phong cách họcXem băng, đĩa( Góc quan sát)Làm thí nghiệm( Góc trải nghiệm)Thực hành áp dụng( Góc áp dụng)Đọc tài liệu( Góc phân tích)Cách tiến hành dạy học theo góc1. Giai đoạn chuẩn bị :Bước 1:Lựa chọn nội dung bài học phù hợp Tính toán thời gian học tậpBố trí không gian lớp học Sĩ số học sinhÝ thức và khả năng học độc lập của học sinhCách tiến hành dạy học theo gócBước 2: Xác định nhiệm vụ và HĐ cụ thể cho từng góc:Đặt tên góc Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc Biên soạn phiếu học tập, phiếu hỗ trợ học tập cho mỗi gócXác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS hoạt động.Cách tiến hành dạy học theo góc2. Giai đoạn 2: Tổ chức cho HS học theo gócBước 1: Sắp xếp không gian lớp họcBố trí góc/khu vực học tập phù hợpĐảm bảo có đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc.Lưu ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc.Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tậpGiới thiệu tên bài học/nội dung học tập; Tên và vị trí các góc.Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc. Giành thời gian cho HS chọn góc xuất phát , GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng chọn một góc.GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi HS đã quen với phương pháp học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự các góc.Cách tiến hành dạy học theo gócBước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các gócHS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động.GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần)2.3 DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :a) Cơ sở lý luận : - Cơ sở triết học : Mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình phát triển. Một vấn đề dạy học là một mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với kiến thức và kinh nghiệm của người học. - Cơ sở tâm lý học : Con người chỉ tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy, khi đứng trước khó khăn về nhận thức. - Cơ sở giáo dục học : Dạy học GQVĐ phù hợp với nguyên tắc tính tự giác và tích cực, chủ thể được hướng đích, gợi động cơ trong quá trình phát hiện và GQVĐ.b) Những khái niệm cơ bản của dạy học GQVĐ:Vấn đề : Biểu thị bởi những mệnh đề và câu hỏi hoặc yêu cầu hành động thỏa mãn hai điều kiện :- Câu hỏi chưa giải đáp được hoặc hành động chưa thực hiện được. - Người học chưa học được quy tắc, phương pháp để giải đáp câu hỏi hoặc thực hiện hành động.Tình huống gợi vấn đề : Là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua nhưng không phải bằng những quy tắc đã học mà phải tích cực suy nghĩ, họat động để giải quyết. c) Các điều kiện của tình huống gợi vấn đề :- Tồn tại một vấn đề.- Gợi nhu cầu nhận thức.- Gây niềm tin ở khả năngd) Đặc trưng của dạy học GQVĐ :HS được đặt vào một tình huống gợi vấn đề.HS hoạt động tích cực, tận lực huy động tri thức và khả năng để GQVĐ.Mục đích của dạy học GQVĐ không chỉ là làm cho HS lĩnh hội kết quả GQVĐ mà còn làm cho học phát triển năng lực GQVĐ.e) Các hình thức dạy học GQVĐ :- Tự nghiên cứu vấn đề : GV tạo ra tình huống gợi vấn đề, HS tự phát hiện và GQVĐ ( GV có thể giúp HS phat hiện vấn đề).- Đàm thọai GQVĐ : Quá trình HS GQVĐ có sự gợi ý, dẫn dắt của thầy thông qua đàm thoại.- Thuyết trình GQVĐ : GV tạo tình huống, đặt vấn đề và trình bày quá trình suy nghĩ để GQVĐ. Trong quá trình này có tìm kiếm, dự đoán, có lúc thành công, có pha thất bại phải điều chỉnh phương hướng. Như vậy, kiến thức được trình bày không phải dạng có sẵn mà trong quá trình khám phá. f) Các cách tạo tình huống gợi vấn đề :- Dự đoán nhờ trực quan, đo đạc thực nghiệm.- Lật ngược vấn đề.- Xem xét tương tự.- Khái quát hóa.- Giải bài tập mà chưa biết thuật giải để giải trực tiếp.- Tìm sai lầm trong lời giải.- Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm.g) Các bước dạy học GQVĐ :1. Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức :a) Tạo tình huống có vấn đềb) Phát hiện và nhận dạng vấn đềc) Phát biểu vấn đề cần giải quyết2. Giải quyết vấn đề :a) Đề xuất các giả thuyếtb) Lập kế hoạch giải quyết vấn đềc) Thực hiện kế hoạch GQVĐ3. Kết luận :a) Thảo luận kết quả và đánh giáb) Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu rac) Phát biểu kết luậnd) Đề xuất vấn đề mớih. Ưu điểm và hạn chế của dạy học GQVĐ:Ưu điểm:- Tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực GQVĐ. - Kiến thức, kỹ năng được hình thành ở HS một cách sâu sắc, vững chăc, HS biết cách chủ động chiếm lĩnh kiến thức và tự đánh giá được bản thân.Hạn chế: - Mất nhiều thời gian. - Đòi hỏi HS phải có thói quen tự học và học tập tự giác, tích cực thì mới đạt hiệu quả. - Đòi hỏi các điều kiện về phương tiện dạy học như thiết bị dạy học, SGK,THỰC HÀNHChọn một nội dung dạy học và dự kiến xây dựng tình huống có vấn đề để dạy học nội dung đó.2.4 DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM:GV tổ chức cho HS hoạt động trong những nhóm nhỏ, HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao.Các yêu cầu khi học tập hợp tác:- Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực, kết quả của cả nhóm có được khi có sự hợp tác làm việc của các thành viên.- Thể hiện trách nhiệm cá nhân.- Khuyến khích sự tương tác: trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm.- Rèn luyện các kỹ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn các kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, đặt câu hỏi, thuyết phục, ra quyết định- Rèn luyện kỹ năng đánh giá : Cả nhóm thường xuyên rà soát công việc, đưa ra ý kiến nhận định ( đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt), góp phần thực hiện nhiệm vụ được giao.Tổ chức dạy học hợp tác:a) Làm việc chung cả lớp :- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.- Hướng dẫn cách làm việc của nhóm.b) Làm việc theo nhóm :- Trao đổi, thảo luận trong nhóm hoặc- Phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi.- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.c) Thảo luận tổng kết trước lớp :- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả làm việc.- Thảo luận chung.- GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.Kỹ thuật dạy học (KTDH): là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. KTDH được hiểu là đơn vị nhỏ nhất của PPDH. KỸ THUẬT HỌC TÍCH CỰC Tìm hiểu một số kỹ thuật học tích cựcTrình bày cách tiến hành kỹ thuật khăn trải bàn. (sử dụng KT KTB)2.5 KỸ THUẬT KHĂN TRẢI BÀNKTKTB là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa HĐ cá nhân và nhóm HS.Ý kiến HS 1Ý kiến Ý kiến chung Ý kiếnHS 4 cả nhóm HS 2Ý kiến HS 3 Cách tiến hành kỹ thuật KTB:Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm được phát 1 tờ giấy Ao và được giao thực hiện một nhiệm vụ/ câu hỏi phải trả lời.Trên giấy Ao chia thành các phần :- Phần chính giữa- Các phần chung quanh ứng với số thành viên của nhómMỗi HS ngồi vào vị trí ứng với phần của mình trên giấy, suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi, ghi vào phần của mình.Cả nhóm thảo luận và ghi ý kiến chung vào phần chính giữaĐại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, góp ý. GV nhận xét kết luận.2.6 KỸ THUẬT MẢNH GHÉPTrình bày cách tổ chức cho HS học theo kỹ thuật mảnh ghép. Cho ví dụ minh họa.2.6 KỸ THUẬT MẢNH GHÉP KTMG là kỹ thuật tổ chức HĐ học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhómCách tiến hành: Gồm 2 giai đoạn:- Giai đoạn 1: “ Nhóm chuyên gia”+ Lớp học được chia thành các nhóm từ 3 đến 6 HS+ Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác nhau+ Các nhóm nghiên cứu, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của mình.+ Đảm bảo mỗi thành viên của nhóm đều nắm vững và trình bày lại được các nội dung trong nhiệm vụ được giao.Kỹ thuật mảnh ghép (tt)- Giai đoạn 2: “ Nhóm mảnh ghép”+ Mỗi HS từ các nhóm chuyên gia khác nhau hợp thành các nhóm mới ( 1 HS từ nhóm 1, 1HS từ nhóm 2, 1HS từ nhóm 3,)+ Các nội dung thực hiện nhiệm vụ ở giai đoạn 1 được các thành viên “ chuyên gia ” chia sẻ ở nhóm mới ( HS lắp ghép các mảng kiến thức thành “ bức tranh” tổng thể), đảm bảo các thành viên của nhóm mảnh ghép nắm bắt được đầy đủ thông tin từ các “ nhóm chuyên gia”.+ Nhóm mảnh ghép tiếp tục nhận nhiệm vụ mới, nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã tìm hiểu từ các nhóm chuyên sâu.Sơ đồ kỹ thuật mảnh ghépGiai đoạn 1:Nhóm “ chuyên gia” Giai đoạn 2 :Nhóm mảnh ghép1112 22333111222333VÍ DỤ: Vòng 1: Có 6 nhóm (màu),mỗi nhóm 3 người Nhóm 1 Tìm hiểu về chức năng của thânNhóm 2Tìm hiểu về chức năng của láNhóm 3Tìm hiểu về chức năng của hoaNhóm 4Tìm hiểu về chức năng của quảNhóm 5Tìm hiểu về chức năng của hạtNhóm 6Tìm hiểu về chức năng của rễVòng 2: có 3 nhóm mỗi nhóm 6 người (đã tìm hiểu về rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt)Nhiệm vụ 1: Lần lượt mỗi thành viên giới thiệu về bộ phận của cây đã tìm hiểu được ở vòng 1 với các bạn. Đảm bảo tất cả các thành viên đều hiểu rõ chức năng của tất cả các bộ phận của cây.Nhiệm vụ 2: Thảo luận: Liệt kê những việc cần làm để chăm sóc, giúp cây phát triển tốt. Giải thích tại sao lại làm như vậy.Kĩ thuật dạy học mảnh ghépMột nội dung hay chủ đề của bài học được chia thành các chủ đề nhỏ ứng với các nhiệm vụ được giao cho các nhóm “chuyên gia”, các chủ đề nhỏ này phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau.Nhiệm vụ nêu ra phải rõ ràng, cụ thể, mọi HS đều hiểu rõ và có khả năng thực hiện.Mỗi nhóm mảnh ghép phải có đủ thành viên từ các nhóm chuyên sâu.Khi các nhóm hoạt động, GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời.Cần phân công nhiệm vụ cho các thành viên của mỗi nhóm : Nhóm trưởng, thư ký, liên lạc, phản biện, hậu cần,Những điều cần lưu ý khi áp dụng kỹ thuật mảnh ghépKỹ thuật công não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển từ những năm 1950, dựa trên kỹ thuật Ấn độ Prai-Barshana. Mô tả kỹ thuật: Động não là KT giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Trong quá trình động não thì vấn đề được đào xới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau. Cuối cùng, các ý kiến sẽ được phân loại và đánh giá.2.7 KT Công não/ động não (Brainstorming )Cách tiến hành KT động nãoBước 1: Xác định vấn đề hay ý tưởng sẽ được động não. Người điều khiển dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề, cần làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.Bước 2: Thư ký ghi lại tất cả các ý tưởng của các thành viên trong nhóm. Không cho phép bất kì một ý kiến đánh giá hay bình luận về bất kì câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt việc động não.Bước 3: Sau khi mọi người hết ý kiến, xem lại tất cả các ý kiến của các thành viên và bắt đầu đánh giá các câu trả lời:+ Tìm những câu, ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.+ Gộp các câu trả lời tương tự hay tương đồng. + Bỏ đi những ý kiến hoàn toàn không thích hợp. Sau khi đã có được một danh sách các ý kiến cô đọng, trọng tâm có thể thảo luận thêm về câu trả lời chung.Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viênLiên hệ với những ý tưởng đã được trình bày Khuyến khích số lượng các ý tưởng Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng4 quy tắc của động não:2.8 Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài. SĐTD là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả giúp “ sắp xếp ” ý nghĩ.SĐTD là hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, giúp ghi nhớ lâu và dễ phân tích, xử lý, rút ra kết luận.Sơ đồ tư duyTác dụng của sơ đồ tư duy : Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duy sẽ giúp ta :Sáng tạo hơn.Tiết kiệm thời gian.Ghi nhớ tốt hơn.Nhìn thấy bức tranh tổng thể.Tổ chức và phân loại các ý tưởng.Lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và giám sát công việc.Tổ chức, lưu trữ thông tin một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm. Trình bày, diễn đạt có hiệu quả hơn.Tổ chức và phát huy hiệu quả sự sáng tạo và đóng góp của các thành viên khi làm việc theo nhóm.Sơ đồ tư duyCách tiến hành:- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện ý tưởng, chủ đề hay nội dung chính.- Từ trung tâm phát triển nối với các nhánh là các ý tưởng hay tiểu chủ đề cấp 1- Tiếp tục phát triển các nhánh cấp 1 thành các nhánh cấp 2, v.vÝ chính 2Ý chính
File đính kèm:
- Boi Duong CM He 2013.ppt