Chuyên đề Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập môn ngữ văn

- Xuất phát từ thực tế:HS khối lớp 6,7 khả năng nhận

thức vấn đề và khả năng liên kết kiến thức của các em

còn hạn chế khi bước sang cấp học mới.

=>Giáo viên cần giúp các em đổi mới cách học.

- Xuất phát từ đặc điểm của bộ môn: Trong phân phối

chương trình môn Ngữ văn lớp 6,7 các tiết ôn tập chiếm

một số lượng khá lớn (gồm 20 tiết ).Dung lượng kiến thức

nhiều,trong khi thời gian tiến hành ôn tập lại ít ,các em

thường gặp khó khăn trong việc khái quát kiến thức.

Chính vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề

“ Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy ôn tập môn

Ngữ văn ở khối lớp 6,7”.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập môn ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyeân ñeà SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG TIẾT ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI LỚP 6-7 THCS GV: LÊ THỊ NỤ TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Xuất phát từ thực tế:HS khối lớp 6,7 khả năng nhận thức vấn đề và khả năng liên kết kiến thức của các em còn hạn chế khi bước sang cấp học mới. =>Giáo viên cần giúp các em đổi mới cách học. - Xuất phát từ đặc điểm của bộ môn: Trong phân phối chương trình môn Ngữ văn lớp 6,7 các tiết ôn tập chiếm một số lượng khá lớn (gồm 20 tiết ).Dung lượng kiến thức nhiều,trong khi thời gian tiến hành ôn tập lại ít ,các em thường gặp khó khăn trong việc khái quát kiến thức. Chính vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề “ Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết dạy ôn tập môn Ngữ văn ở khối lớp 6,7”. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: - Bản đồ tư duy ( BĐTD) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét , màu sắc, chữ viết. - Theo quan điểm của Tony Buzan - người Anh“Một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ….và màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo…” 2. Cơ sở thực tế: - Hiện nay,việc sử dụng BĐTD là một trong nhiều phương pháp thể hiện sự đổi mới trong cách dạy học. Và với năm học 2011-2012 ,áp dụng BĐTD là một yêu cầu trong giảng dạy (Công văn 1895/PGD Nha Trang về việc sử dụng BĐTD…) III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: - GV cần xác định rõ BĐTD không phải là bản đồ thông thường như bản đồ địa lí…mà là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc, chữ viết nên không yêu cầu khắt khe về chi tiết ,tỉ lệ ,hình ảnh,màu sắc ... - BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc,với các nhánh, nhằm liên kết các kiến thức có liên hệ với nhau. Do đó có thể vận dụng BĐTD vào ôn tập, hệ thống hoá kiến thức,vận dụng trong tiết ôn tập một cách có hiệu quả. Trước hết ,GVBM cần có sự nhận thức đúng đắn về việc sử dụng BĐTD trong việc dạy- học các tiết ôn tập: 2. Vận dụng BĐTD vào hỗ trợ trong dạy- học các tiết ôn tập như thế nào cho hiệu quả: * Đối với tiết ôn tập là phần đọc-hiểu văn bản: Nội dung kiến thức ôn tập thường là tác giả,tác phẩm, thể loại, nội dung ,đặc điểm nghệ thuật… * Với tiết ôn tập là phần tiếng Việt : Kiến thức ôn tập sẽ là các khái niệm, phân loại ,các đặc điểm,các cách sử dụng của từ vựng tiếng Việt… * Còn với tiết ôn tập là phần tập làm văn : Kiểu bài này GV cần chú ý loại văn bản, khái niệm đặc điểm, chức năng ,cách thức tạo lập văn bản theo từng kiểu bài. Giáo viên cần dựa vào cơ sở đặc trưng bộ môn: => Người dạy cần dựa trên cơ sở đặc trưng phân môn, dạng bài ôn tập ,nội dung cụ thể để xác định có hay không việc sử dụng BĐTD trong một tiết dạy ,và sử dụng BĐTD theo cách thức nào cho phù hợp. 3.Tiến trình chung khi sử dụng BĐTD trong các tiết ôn tập khối 6,7 a. Khâu chuẩn bị : * Với Giáo viên - GV cần chú ý chọn hình thức BĐTD nào và yêu cầu HS chuẩn bị những gì. * Với học sinh - Phải chuẩn bị tốt trước ở nhà những gì GV yêu cầu (Có thể chuẩn bị cá nhân hoặc theo nhóm) . - Trên lớp trình bày những kiến thức ấy một cách chính xác,khoa học, cần tham gia các hoạt động nhiệt tình để đạt hiệu quả cao nhất . b. Khâu lên lớp: * Bước 1: Ôn lại kiến thức theo nội dung bài ôn tập * Bước 2 : Lập BĐTD theo yêu cầu của GV (tùy theo hình thức GV chọn và đã chuẩn bị) * Bước 3: Dựa vào BĐTD đã có GV cùng HS củng cố kiến thức bằng hệ thống bài tập.(Có thể kết hợp với các kĩ thuật dạy học khác như thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn…) * Bước 4: Nâng cao kiến thức từng phần,từng chương đã ôn tập nhằm mục đích tổng hợp kiến thức. Trong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề sử dụng BĐTD do SGD tổ chức đầu năm học, chúng tôi đã áp dụng 6 hình thức lập BĐTD trong tiết ôn tập . Đó là : * Hình thức 1: Trình bày kiến thức bằng BĐTD * Hình thức 2: Điền kiến thức vào ô trống ở BĐTD * Hình thức 3: Lắp ghép BĐTD * Hình thức 4: Chung sức vẽ BĐTD * Hình thức 5: Vẽ BĐTD bằng gợi dẫn hình ảnh * Hình thức 6: Phát vấn – phác họa BĐTD 4. Một số hình thức ứng dụng BDTD để hỗ trợ quá trình dạy và học các tiết ôn tập Ngữ văn 6,7: a. Hình thức 1: Trình bày kiến thức bằng BĐTD a. 1. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị BĐTD trên máy chiếu hoặc trên bảng phụ. - HS chuẩn bị trước BĐTD ở nhà theo nhóm trên giấy A2 hoặc trên bảng phụ. a.2 Trên lớp: - Đại diện nhóm trình bày BĐTD - GV tổ chức các nhóm khác bổ sung kiến thức trên BĐTD - Nhận xét, kết luận về kiến thức cần ôn tập. - GV tổng hợp kiến thức bằng một BĐTD . ( Xem BĐTD minh họa “ Truyện dân gian”)  Cụ thể từng hình thức như sau: b. Hình thức 2: Điền kiến thức vào ô trống ở BĐTD b. 1. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị BĐTD trống trên bảng phụ - HS chuẩn bị kiến thức theo yêu cầu của GV (cá nhân) b.2. Trên lớp: - HS thảo luận nhóm và điền kiến thức vào chỗ trống trên BĐTD - Đại diện nhóm trình bày kiến thức đã điền trên BĐTD - GV sửa trực tiếp trên bảng phụ phần HS đã điền. - Từ kiến thức trên BĐTD, GV sẽ củng cố và hướng dẫn HS làm các bài tập áp dụng. ( Xem BĐTD minh họa “Cảm nghĩ về mùa xuân ”) c. Hình thức 3: Lắp ghép bản đồ tư duy c.1. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị những ô chữ có ghi kiến thức - HS chuẩn bị nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c.2. Trên lớp: - Tổ chức ôn tập, HS nêu một số kiến thức trọng tâm, GVcho từ khóa về kiến thức. - GV tổ chức cho HS thực hiện lắp ghép - HS trình bày sản phẩm mà mình đã thực hiện được. - Các nhóm nhận xét, GV sửa và đi đến thống nhất chung. - Từ kiến thức trên BĐTD, GV sẽ củng cố và hướng dẫn HS làm các bài tập áp dụng. ( Xem BĐTD minh họa “Văn biểu cảm ”) d. Hình thức 4: Chung sức vẽ bản đồ tư duy d.1. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị một từ khóa và chia nhánh theo cấp độ để trống (trên bảng phụ lớn) - HS chuẩn bị nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. d.2 Trên lớp: - Sau khi HS nêu một số kiến thức trọng tâm của bài ôn tập, GVcho một từ khóa. - GV nêu nhiệm vụ thực hiện (Với các nhánh cấp độ kiến thức). Qui định thời gian HS thực hiện . - GV tổ chức HS các nhóm lên thực hiện hoàn chỉnh theo từng nhánh - GV sẽ là trọng tài chẩm điểm từng nhóm (Nhóm nào vẽ xong trước và làm đúng sẽ thắng.) - Từ kiến thức trên BĐTD, GV sẽ củng cố và hướng dẫn HS làm các bài tập áp dụng. ( Xem BĐTD minh họa “Từ xét về mặt cấu tạo”) e. Hình thức 5: Vẽ bản đồ tư duy bằng gợi dẫn hình ảnh ( áp dụng cho phần ôn tập văn bản) e. 1. Chuẩn bị: - GV chọn một tác phẩm tiêu biểu đã học,chuẩn bị tranh minh họa các chi tiết trong tác phẩm ấy (Truyện ,thơ) - GV nêu yêu cầu để HS thực hiện trước ở nhà e.2. Trên lớp: - GV giới thiệu tranh minh họa chi tiết trong văn bản. - HS tóm tắt sự việc bằng một câu văn tương ứng với hình vẽ đã chiếu - GV chiếu toàn bộ BĐTD gồm tranh và sự việc. - HS nhìn vào tranh và BĐTD thực hiện yêu cầu ôn tập của GV (Kể lại câu chuyện bằng lời văn của HS, hoặc đọc câu thơ phù hợp với hình ảnh, hay nêu ý thơ của hình ảnh ấy) - GV nhận xét, có thể ghi điểm. ( Xem BĐTD minh họa “Truyện Thánh Gióng”) g. Hình thức 6: Phát vấn – phác họa bản đồ tư duy g.1 Chuẩn bị: - GV chuẩn bị nội dung chính và từ khóa - HS chuẩn bị theo yêu cầu của GV. g.2 Trên lớp: - GV phát vấn câu hỏi ,HS trả lời câu hỏi của GV. - Từ câu trả lời của HS,GV khái quát hóa lại kiến thức và vẽ BĐTD trực tiếp trên bảng - Dựa vào kiến thức trên BĐTD, GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập trong phần luyện tập. ( Xem BĐTD minh họa “Đại từ ”) => Các hình thức sử dụng BĐTD ở nhiều mức độ khác nhau .Có thể dễ như hình thức 5,6; khó như hình thức 2 và đòi hỏi tinh thần tập thể như hình thức 3, 4. Vì vậy GV cần linh hoạt trong sử dụng các hình thức và kết hợp sử dụng một cách hợp lí ,sáng tạo trong một hoạt động hay trong cả một tiết học. IV. MINH CHỨNG CÁC CÁCH SỬ DỤNG BĐTD TRONG TIẾT ÔN TẬP NGỮ VĂN 6,7: Từ các hình thức như đã nêu, chúng tôi xin đưa ra các cách sử dụng BĐTD trong từng phân môn cụ thể như sau: 1. Với các tiết ôn tập phần văn bản:  Ví dụ: Bài “Ôn tập truyện dân gian” (Tiết 54 – lớp 6) + Bước 1 : GV tổ chức cho HS ôn lại khái niệm các thể loại truyện dân gian và kể tên các truyện dân gian đã được học. + Bước 2 : Lập BĐTD ( Sử dụng BĐTD theo hình thức 1: Trình bày kiến thức …) - Bốn nhóm thực hiện BĐTD tương ứng với 4 đơn vị kiến thức: truyền thuyết,cổ tích,ngụ ngôn,truyện cười (HS chuẩn bị BĐTD ở nhà ) + Bước 3 : GV trình chiếu BĐTD tổng thể đã chuẩn bị để khắc sâu kiến thức (Xem bản đồ tư duy minh họa : “Truyện dân gian” ) + Bước 4: Luyện tập kể chuyện bằngBĐTD ( Sử dụng BĐTD theo hình thức 5: Vẽ BĐTD bằng gợi dẫn hình ảnh …) - GV chuẩn bị tranh minh họa các chi tiết trong văn bản được chọn đã học. - HS tóm tắt sự việc bằng một câu văn tương ứng với hình vẽ đã chiếu - GV chiếu toàn bộ BĐTD gồm tranh và sự việc - HS nhìn vào tranh và bản đồ tư duy kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời văn của HS. (Xem bản đồ tư duy minh họa “ Truyện Thánh Gióng” ) 2. Với các tiết ôn tập Tiếng Việt:  VD: bài “Ôn tập phần Tiếng Việt” (Tiết 69 - lớp 7) + Bước 1: GV ôn lại kiến thức về từ và cấu tạo của từ. + Bước 2: Lập BĐTD như sau  HĐ 1: - GV nêu từ khóa là “TỪ PHỨC” và phân hai nhánh “từ ghép,từ láy” (Sử dụng BĐTD theo hình thức 4: Chung sức vẽ BĐTD ). - Cho hai nhóm lên hình thành BĐTD theo hai nhánh. - GV chiếu BĐTD đã hoàn chỉnh (Xem bản đồ tư duy minh họa :Từ-xét về mặt cấu tạo )  HĐ2: Ôn kiến thức đại từ - GV phát vấn và trực tiếp vẽ BĐTD trên bảng (Sử dụng BĐTD hình thức 6:Phát vấn-phác họa) (Xem bản đồ tư duy minh họa :Đại từ ) + Bước 3 : Lập bảng so sánh từ loại (Có thể sử dụng BĐTD hoặc hoạt động nhóm ) + Bước 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập 4. 3. Với các tiết ôn tập Tập làm văn:  VD: Ôn tập văn bản biểu cảm ( tiết 62-lớp 7) + Bước 1: GV ôn lại khái niệm văn biểu cảm. + Bước 2: Lập BĐTD (Hình thức 3:Trò chơi lắp ghép) - GV nêu từ khóa “Văn biểu cảm”,HS lắp ghép BĐTD. - GV chiếu BĐTD đã chuẩn bị trước. (Xem BĐTD minh họa : Văn biểu cảm) + Bước 3: Tìm ý trong văn biểu cảm bằng BĐTD (Hình thức 6: Phát vấn-phác họa) - GV chiếu BĐTD“ Cách lập ý trong văn biểu cảm” (Xem BĐTD minh họa:Cách lập ý trong văn biểu cảm) + Bước 4:Luyện tập đề“ Cảm nghĩ về mùa xuân” - GV sử dụng BĐTD trống - HS điền vào ô trống. - GV trình chiếu BĐTD hoàn chỉnh. V.TIẾT DẠY MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ:  Tên bài dạy : “Ôn tập tác phẩm trữ tình” ( Tiết 67-lớp 7) Chúng tôi chọn những hình thức BĐTD tương ứng với từng hoạt động như sau: * HĐ1: Hướng dẫn ôn tập nội dung cơ bản của các tác phẩm trữ tình đã học. + Bước 1: Kể tên các tác phẩm + Bước 2: Tổ chức HS trả lời các câu hỏi SGK/180-181 - Sử dụng BĐTD nhận biết về một số tác giả - HS làm câu hỏi 2,3 để hoàn thành 3 BĐTD trống bằng hình thức: Sử dụng BĐTD theo hình thức 4 : Chung sức. + Bước 3: Tổ chức tìm hiểu tình cảm trong thơ trữ tình + Bước 4: Tổ chức tìm hiểu thể thơ *HĐ 2: GV hướng dẫn HS rút ra đặc điểm của tác phẩm trữ tình. (Có thể sử dụng BĐTD trống hoặc phát vấn - phác họa) Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tác phẩm trữ tình Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm của ca dao trữ tình (Dùng hình thức 6: Phát vấn - phát họa BĐTD) - Bước 3: So sánh ca dao trữ tình với thơ trữ tình *HĐ3: - Luyện tập diễn xuôi bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” - Hạ Tri Chương. Sử dụng hình thức 5: Vẽ BĐTD bằng gợi dẫn hình ảnh  luyện tập kể chuyện - Cảm nghĩ về đoạn thơ (câu thơ, bài thơ). VI. MÔT SỐ LƯU Ý KHI VẬN DỤNG BĐTD TRONG TIẾT DẠY ÔN TÂP : 1. Đối với HS: - Phải chuẩn bị chu đáo kiến thức ở nhà -Trên lớp tham gia hoạt động ôn tập ,tránh dùng hình vẽ, đường nét, cầu kì làm chậm tiến độ, tốn nhiều thời gian mà không đáp ứng với yêu cầu 2. Đối với giáo viên: - BĐTD là phương pháp mới, nếu sử dụng hợp lí sẽ vô cùng hiệu quả. Trên cơ sở những kiến thức ôn tập giúp HS làm quen với hai hình thức hệ thống hoá, sơ đồ hoá kiến thức ở mức độ ban đầu. - GV cần căn cứ vào dung lượng kiến thức của bài ôn tập mà chọn các hình thức sử dụng BĐTD sao cho hiệu quả nhất . VII. KẾT LUẬN CHUNG: - Sử dụng BĐTD không chỉ đáp ứng được những yêu cầu của việc dạy học mà còn phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo không ngừng, khơi gợi hứng thú học tập và giúp HS khám phá sâu các khía cạnh của nội dung bài học. - Tuy nhiên một trong những sự đổi mới và muốn đạt kết quả cao thì phải kết hợp nhiều phương pháp dạy hoc một cách linh hoạt trong đó có sử dụng bản đồ tư duy thì mới có hiệu quả. Việc thực hiện chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định ,chúng tôi kính mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi chuyên đề của chúng tôi. Tài liệu tham khảo: - Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên THCS - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức ,kĩ năng môn Ngữ văn THCS . - Sách giáo khoa-GV Ngữ văn 6-7

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE CUM VAN 6-7 hoan chinh .ppt