Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 42: Kiểm tra văn học ( thời gian 1 tiết)

1. Kiến thức:

1. Kiểm tra kiến thức về văn học dân gian và văn học trung đại.

2. Kiểm tra các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đã học.

3. Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm 50 % và tự luận 50%

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 7 môn Ngữ văn - Tuần 11 - Tiết 42: Kiểm tra văn học ( thời gian 1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 42 Ngày soạn: 09/11/2005 Ngày dạy: 14/11/2005 KIỂM TRA VĂN HỌC ( Thời gian 1 tiết) A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức về văn học dân gian và văn học trung đại. Kiểm tra các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đã học. Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm 50 % và tự luận 50% C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Bài mới. */ Tiến trình bài học ĐỀ BÀI : I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm) CÂU A : Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai ? (Đúng khoanh chữ Đ, sai khoanh chữ S) a.Hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều viết bằng Đ - S thể thơ thất ngôn bát cú. b. Hai bài thơ đã diễn tả tình bạn thân thiết gắn bó của những tâm Đ - S hồn tri âm. c. Hai bài thơ đều kết thúc bởi ba từ ta với ta, nhưng nội dung thể Đ - S hiện của mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau. d. Hai bài thơ đều có cách nói dân dã, giản dị, dí dỏm. Đ - S CÂU B : Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau để điền vào bảng : CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý 1. Nội dung chính của đoạn trích : Sau phút chia ly là : Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa người chồng và người vợ. Diễn tả hình ảnh hào hùng của người chinh phu khi ra trận. Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của người vợ đối với người chồng. Diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. 2. Vẻ đẹp của bức tranh thác núi Lư là vẻ đẹp : Hiền hòa, thơ mộng Tráng lệ, huyền ảo Hùng vĩ, tĩnh lặng Êâm đềm , thần tiên 3. Thông điệp nào gửi gắm qua câu truyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Hãy tôn trọng ý thích của trẻ em. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. Hãy hành động vì trẻ em. Hãy tạo điểu kiện cho trẻ em phát triển những tài năng sẵn có. 4. Thể thơ của bài Tĩnh dạ tứ cùng thể thơ với bài nào sau đây : Qua đèo Ngang Bài ca Côn Sơn Sông núi nước Nam Phò giá về kinh 5. Dòng nào dịch nghĩa câu thơ “Hương âm vô cải mấn mao tồi ” Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về. Cười hỏi : Khách ở nơi nào đến Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng Trẻ con gặp mặt không quen biết. 6. Trong những nhận xét sau đây, nhân xét nào đúng cho cả hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh ? A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oanh liệt của dân tộc. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm Thể hiện khát vọng hòa bình 7. Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người có đặc điểm chung là gì? Gợi nhiều hơn tả Tả chi tiết những hình ảnh thiên nhiên Chỉ tả chi tiết nhiững đặc điểm tiêu biểu nhất Chỉ liệt kê địa danh chứ không tả 8.Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước nhà thơ Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? Vẻ đẹp hình thể Vẻ đẹp tâm hồn Số phân bất hạnh Vẻ đẹp và số phận long đong, chìm nổi. II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài ; Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ phủ . ĐÁP ÁN: I/ TRẮC NGHIỆM (5 điểm) CÂU A : (Mỗi câu làm đúng 0,25 điểm) a. Đ c. Đ b. S d. S CÂU B (Mỗi câu đúng 0,5 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐÁP ÁN D B B D C C A D II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Câu I : 2.5 điểm Nêu được đầy đủ nội dung và nghệ thuật của bài văn. Câu I : 2.5 điểm Phát biểu được những ý sau : - Thương xót cho số phận bất hạnh, nghèo khổ của tác giả. - Cảm phục tinh thân nhân đạo, vị tha cao cả của tác giả. * * * * * * * * * * * * * * # * * * * * * * * * * * * * D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

File đính kèm:

  • doctiet 42.doc
Giáo án liên quan