Chuyên đề Phòng chống Mại dâm, Lây nhiễm HIV/AIDS Buôn bán phụ nữ và trẻ em

Mại dâm là gi?

•- Mại dâm, hay bán dâm là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi với nhau bằng tiền bạc, vật chất hay quyền lợi

-Chúng ta nên phân biệt mãi dâm với mại dâm.

• + Trên thực tế, mại dâm là hành động bán dâm còn mãi dâm là hành động mua dâm. Do vậy đôi khi người ta thấy viết gái mãi dâm (một số từ điển chỉ thấy có cụm từ gái mãi dâm mà không thấy cụm từ gái mại dâm). Cụm từ như vậy có thể cho là vô nghĩa, do trên thực tế chỉ có gái mại dâm tức những người phụ nữ làm nghề bán dâm mà thôi, rất ít khi thấy những người phụ nữ làm việc ngược lại.

 

ppt137 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Phòng chống Mại dâm, Lây nhiễm HIV/AIDS Buôn bán phụ nữ và trẻ em, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG NGHIỆP VỤ 05Giảng viên: Đỗ Bằng GiangChuyên đềPhòng chống Mại dâm, Lây nhiễm HIV/AIDS Buôn bán phụ nữ và trẻ emChuyên đềTệ nạn mại dâmMại dâm là gi?- Mại dâm, hay bán dâm là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi với nhau bằng tiền bạc, vật chất hay quyền lợi Chúng ta nên phân biệt mãi dâm với mại dâm. + Trên thực tế, mại dâm là hành động bán dâm còn mãi dâm là hành động mua dâm. Do vậy đôi khi người ta thấy viết gái mãi dâm (một số từ điển chỉ thấy có cụm từ gái mãi dâm mà không thấy cụm từ gái mại dâm). Cụm từ như vậy có thể cho là vô nghĩa, do trên thực tế chỉ có gái mại dâm tức những người phụ nữ làm nghề bán dâm mà thôi, rất ít khi thấy những người phụ nữ làm việc ngược lại. Nghề mại dâm có từ bao giờ? - Từ thời thượng cổ trước đây hơn 3.000 năm, ở tại Babylon, đã tồn tại cái gọi là mại dâm tôn giáo. Đổi lại quà tặng những người phụ nữ ở đó thực hiện những hành động tình dục. Nhưng điều này có liên quan đến thờ cúng và có nghĩa như là để làm hài lòng các thần thánh. Trong thời Thượng cổ Hy Lạp người phụ nữ mại dâm (hetaera) dưới khái niệm ngày nay đã được chứng thật, tức là không có nguồn gốc tế lễ. Ngoài những người khác ra các cuộc hành quân của Alexander Đại Đế cũng đã được tháp tùng bởi nhiều người mại dâm. Trong Hy Lạp cổ đã được phân biệt rõ giữa những người phụ nữ mại dâm bình thường (porna) và người phụ nữ mại dâm hạng sang Ngược với phụ nữ mại dâm thông thường, người phụ nữ mại dâm hạng sang có học thức, được đào tạo về âm nhạc và khiêu vũ và được phép (ngược với người vợ) có mặt trong lúc đàn ông họp mặt và cùng nói chuyện về chính trị. Người phụ nữ này có địa vị rất cao trong xã hội, đến thăm viếng họ không có nghĩa là có tội ngoại tình.Những người phụ nữ mại dâm bình thường (porna) phần nhiều là nữ nô lệ được trả tự do và phải kiếm sống trên đường phố. Trong Đế chế La Mã làm việc này phần lớn là những nô lệ nam và nữ. Mại dâm trong Roma thời Cổ đại là một ngành kinh doanh lớn. Thời đấy đã có những chuyên môn hóa không phải là không giống như ngày nay: có những người mại dâm thích sử dụng nghĩa địa như là nơi làm việc hay làm cho đau đớn. Tiền trả phụ thuộc nhiều vào vị trí và tầng lớp xã hội. Trong phòng một nhà chứa thời Trung cổ Ảnh trên tường một nhà chứa Xe chở những người phụ nữ làm nghề mại dâm Một số khái niệm về mại dâm: Theo Pháp lệnh phòng chống mại dâm của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 14/03/2003 quy định tại Điều 3 như sau: 1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. 2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Tệ nạn mại dâmNgoan nào, ti anh trả công bằng 1 con cá 3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. 4. Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. 5. Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. 6. Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm. 7. Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm. 8. Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.Tệ nạn mại dâm Hầu hết các nước trên thế giới coi Mại dâm là một hoạt động bất hợp pháp tại một số nước hồi giáo mại dâm có thể là tội tử hình, Tại Hàn Quốc. Mại dâm là một nghề bất hợp pháp, tuy nhiên Bộ giới tính và Công bằng Gia đình ước tính nghề mại dâm đóng góp khoảng 4% vào GDP của quốc gia này. Theo các tổ chức công dân, có khoảng 1,2 triệu phụ nữ hành nghề mại dâm. Hoa Kỳ. Mại dâm cũng như việc sử dụng các dịch vụ tình dục đều là phạm tội tại hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Nhật Bản. mại dâm ít bị cấm kị trong xã hội, do vậy người ta chuyển biến tư tưởng sang quan hệ tình dục tự nguyện chứ không cứng nhắc như tại phương tây. Tình hình tệ nạn mại dâm của một số nước trên thế giới Thụy Điển. Mại dâm cũng bị cấm nhưng trái với các quy định thường lệ là người mua phạm luật chứ không phải người bán. trong khi đó tại Hà Lan, Đức, NewZealandnó hợp pháp (riêng tại Hà Lan các “lầu xanh” còn được phép quảng cáo và những người làm nghề mại dâm có quyền gia nhập công đoàn và trả thuế) Tuy nhiên, những người theo nghề ở các nước đó phải thỏa mãn một số điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt về sức khỏe và bệnh xã hội mà luật pháp quy định. Tại Đức. Có khoảng 400.000 người hành nghề mại dâm trong đó ước lượng 95% phụ nữ và 5% nam giới.Tình hình tệ nạn mại dâm - Theo báo cáo của Bộ công an, cả nước có 63.827 cơ sở kinh doanh dịch vụ, trong đó số cơ sở kinh doanh dịch vụ “ nhạy cảm” như xông hơi xoa bóp, tẩm quấtngày càng tăng, điển hình như Thành Phố HCM, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phú Yên, các địa phương đã triệt phá 859 vụ với 3.040 đối tượng, đưa ra xét xử 476 vụ 636 bị cáo về tội chứa mại dâm , 182 vụ/259 bị cáo môi giới mại dâm , 4 vụ/ 4 bị can tội mua dâm người chưa thành niên; tổ chức chữa trị, giáo dục cho 3.015 đối tượng; tổ chức học nghề, dạy văn hóa, tạo việc, hỗ trợ vốn cho hàng ngàn đối tượng. Tình hình tệ nạn mại dâm trong nước  Tuy nhiên kết quả phòng chống mại dâm vẫn chưa thực sự bền vững (tệ nạn mại dâm chỉ giảm ở bề nổi, đặc biệt giảm khi có đợt truy quét) mại dâm trẻ vị thành niên còn xảy ra ở nhiều địa phương, hoạt động mại dâm có yếu tố nước ngoài, mại dâm kết hợp với sử dụng ma túy, kích dục, múa thoát y trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ còn nhiều bức xúc. (trẻ em đang là món ngon cho một số người bệnh hoạn nhiều tiền) Số lượng người bán dâm ngày càng gia tăng, bên cạnh đối tượng bán dâm tự nguyện hoạt động dưới hình thức gái gọi, gái bao, thậm chí có xu hướng thoát khỏi chủ chứa tự hình thành theo nhóm và tiếp thị qua Intenet, trang Web, điện thoại di động nên khó phát hiện, theo dõi và bắt giữ. Tình hình tệ nạn mại dâm Tình trạng phụ nữ sang các nước như Singapore, Malaysia, Thái lan, Trung quốc theo các tour du lịch để bán dâm ngày càng có xu hướng gia tăng, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em ở khu vực cửa khẩu, địa bàn biên giới giáp Trung quốc, Lào, Cam puchia tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn.Theo dự đoán trong những năm tiếp theo tệ nạn ma túy, mại dâm và dịch bệnh HIV/AIDS ở nước ta và các nước trong khu vực sẽ còn diễn biến phức tạp hơn do ảnh hưởng bởi sự suy thoái nền kinh tế thế giới. Hòa Bình là tỉnh miền núi, là cửa ngõ Thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây bắc nên tình hình tội phạm mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em, xâm hại tình dục có những diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, một số hoạt động mại dâm và môi giới mại dâm được thực hiện dưới nhiều hình thức như môi giới, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập cao để dụ dỗ, lừa gạt những phụ nữ trẻ em nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hoặc do ăn chơi đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ đã bị bọn tội phạm lội kéo, dụ dỗ, ép buộc, tham gia hoạt động mại dâm; tình trạng gái gọi, gái bao vẫn tiếp tục xuất hiện. Tình hình tệ nạn mại dâm trong toàn tỉnhHoàn cảnh khó khănĂn chơi, đua đòi, lười lao động nhưng muốn có nhiều tiềnGia đình lục đụcTrẻ lang thang Tính đến nay, Đội kiểm tra liên ngành (đội 178) đã kiểm tra 75 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm; nhắc nhở 05 cơ sở vi phạm, cảnh cáo 01 cơ sở. Tính đến thời điểm hiện tại, đã lập hồ sơ quản lý 375 gái mại dâm. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 156 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm Tình hình tệ nạn mại dâm Theo số liệu đã thống kê: số đối tượng mại dâm có hồ sơ quản lý trên địa bàn toàn tỉnh là 375; số phụ nữ vắng mặt tại địa phương không rõ lý do nghi có hoạt động mại dâm là 3.210. Địa bàn xảy ra nhiều tệ nạn mại dâm: Thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn. Địa bàn có nhiều phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương: Kim Bôi, Đà Bắc, Lương Sơn. Địa bàn nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục Lạc Sơn, Đà Bắc, Lương Sơn. Địa bàn có phụ nữ bị buôn bán: Lạc Sơn Tình hình tệ nạn mại dâm Hiện nay đang thực hiện Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015; Công văn số 2015/LĐTBXH-PCTNXH, ngày 23/6/2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015. Chi cục PCTNXH Hòa Bình đã xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh và đã được tinh phê duyệt.Tình hình tệ nạn mại dâmMột số hình ảnh về mại dâmMột số hình ảnh về mại dâmMột số hình ảnh về mại dâmTHÔNG TƯ CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 05/2006/TT-BLĐTBXH NGÀY 22 / 06/ 2006 HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM 1. Đội kiểm tra liên ngành 178 là đơn vị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.3. Đội kiểm tra liên ngành 178 hoạt động theo quy chế do Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp chủ trì, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quản lý các hoạt động thường xuyên của Đội.4. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và đảm bảo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống mại dâm quy định tại Điều 14 của Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh:Đội trưởng là lãnh đạo đơn vị chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (chi Cục hoặc phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội).Các thành viên bao gồm: đại diện cơ quan Công an tỉnh; cán bộ, thanh tra viên của các sở: Văn hóa - Thông tin, Y tế, Thương mại, Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hộiĐội kiểm tra liên ngành cấp huyện:Đội trưởng là lãnh đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội).Các thành viên bao gồm: cán bộ, chiến sĩ công an huyện; cán bộ thuộc các phòng: Văn hóa - Thông tin, Y tế, Quản lý thị trường, Kinh tế, Thương mại, Du lịch, cán bộ chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội)Đội kiểm tra liên ngành cấp xã:Thành viên bao gồm: trưởng Công an xã, cán bộ phụ trách Tư pháp, cán bộ phụ trách Văn hóa, Lao động - Thương binh và Xã hội và 01 đến 02 cán bộ thuộc các ban, ngành khác ở địa phương.Theo tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định Đội trưởng và các thành viên của Đội kiểm tra liên ngành cho phù hợp và đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra.Nhiệm vụ của Đội kiểm tra liên ngành 178 a. Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống mại dâm, an ninh trật tự, văn hóa - thông tin, sử dụng lao động, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các quy định pháp luật có liên quan khác.b. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện.Quyền hạn của Đội kiểm tra liên ngành 178 a. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân bị kiểm tra cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu, và trả lời các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra.b. Liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan để xác minh, thu thập thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra.c. Lập biên bản khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính và xử lý các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền.Đối với hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của Đội hoặc hành vi có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập biên bản và chuyển biên bản, tài liệu liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý.Nguyên tắc hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 a. Đội kiểm tra liên ngành 178 thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Kiểm tra đột xuất khi: - Có đơn thư khiếu nại, tố cáo về tình hình hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.- Theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.- Khi phát hiện cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật về phòng chống mại dâm. Đội trưởng chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra của mình và phải báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra..b. Đội kiểm tra liên ngành 178 chỉ tiến hành kiểm tra khi có ít nhất 03 thành viên tham gia..c. Khi tiến hành kiểm tra thành viên của Đội phải xuất trình Thẻ kiểm tra.d. Trong quá trình kiểm tra, thành viên của Đội phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao..NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 178/2004/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM Nghị định bao gồm: 5 chương và 37 điều- Chương 1: Những quy định chung.- Chương 2: Những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mại dâm.- Chương 3: Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.- Chương 4: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong phòng, chống mại dâm- Chương 5: Điều khoản thi hành. Chương 2: Những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mại dâmĐiều 4. Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm kết hợp với phòng, chống ma tuý và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh Những nội dung tuyên truyền1. Tác hại nhiều mặt của tệ nạn mại dâm, tệ nạn ma tuý; 2. Nguy cơ cao của bệnh dịch HIV/AIDS đối với người mại dâm, người nghiện ma tuý;3. Pháp luật về phòng, chống mại dâm, ma tuý và phòng, chống HIV/AIDS;4. Các biện pháp phòng, chống mại dâm, ma tuý và phòng, chống HIV/AIDS;5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong phòng, chống mại dâm, ma tuý và phòng, chống HIV/AIDS.Điều 5. Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân quy định trong Điều 11 của Pháp lệnh Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thông tin tuyên truyền tổ chức tuyên truyền, giáo dục về truyền thống văn hoá dân tộc, đạo đức xã hội, lối sống lành mạnh, tác hại của tệ nạn mại dâm, các chủ trương, chính sách, biện pháp và pháp luật về phòng, chống mại dâm, các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.Điều 6. Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm trong trường học quy định tại khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh Nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm đối với học sinh, sinh viên, học viên trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề bao gồm:1. Tác hại nhiều mặt của tệ nạn mại dâm đối với xã hội, đối với danh dự, nhân phẩm, sức khỏe con người; ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới, đến chiến lược phát triển con người ở Việt Nam; 2. Các biện pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm; 3. Chính sách và pháp luật phòng, chống mại dâm; 4. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về mại dâm;5. Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn mại dâm. Căn cứ vào nội dung trên đây các trường xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mại dâm cụ thể cho phù hợp với loại hình trường học của mình.Điều 7. Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh Nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương: Thường xuyên liên lạc, trao đổi với gia đình của học sinh, sinh viên, học viên và Uỷ ban nhân dân địa phương nơi nhà trường đóng trên địa bàn đó về công tác phòng, chống mại dâmĐiều 9. Trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống mại dâm quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh 1. Mỗi gia đình đều phải có trách nhiệm:a) Tuyên truyền, giáo dục các thành viên trong gia đình mình về phòng, chống mại dâm;b) Xây dựng gia đình hoà thuận, sống chung thuỷ lành mạnh;c) Tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống mại dâm;d) Phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan tiến hành quản lý, giáo dục người có hành vi mua dâm, bán dâm ở tại địa phương. Chương 3: Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm. Điều 14. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống mại dâm được quy định trong Pháp lệnh1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.2. Việc xử lý vi phạm tùy thuộc thẩm quyền của các ngành mà pháp luật quy định. 3. Việc xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống mại dâm do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này tiến hành.5. Việc xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống mại dâm phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt chínhĐiều 15. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp trong xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống mại dâm1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:a) Phạt cảnh cáo;b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;d) Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống mại dâm được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:a) Phạt cảnh cáo;b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; e) Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với đối tượng vi phạm pháp luật phòng, chống mại dâm được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:a) Phạt cảnh cáo;b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống mại dâm được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.Điều 17. Xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi mua dâm quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh1. Người nào có hành vi mua dâm thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Mua dâm có tính chất đồi trụy;b) Lôi kéo, ép buộc người khác cùng mua dâm. Điều 18. Xử lý vi phạm hành chính đối với người có hành vi bán dâm quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh1. Người nào có hành vi bán dâm thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm có tính chất đồi trụy.4. Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên, có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.5. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ từng trường hợp mà bị xử phạt hành chính theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này và bị trục xuất.Điều 19. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến mại dâm quy định tại khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: a) Lợi dụng uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm;b) Đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm;c) Môi giới mại dâm nhưng không thường xuyên;d) Góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động mại dâm.2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm;b) Dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm.3. Người có hành vi góp vốn để sử dụng vào mục đích hoạt động mại dâm thì ngoài việc bị xử phạt như quy định tại khoản 1 của Điều này còn bị tịch thu số vốn đã góp để sử dụng vào mục đích hoạt động mại dâm. Điều 20. Xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mại dâm quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:a) Sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh;b) Dùng các thủ đoạn khống chế, đe dọa người mua dâm, bán dâm để cưỡng đoạt tài sản2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để hoạt động mại dâm xảy ra ở cơ sở do mình quản lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.3. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các khoản 1 và 2 của Điều này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.Điều 21. Xử lý đối với tổ chức, cá nhân phổ biến, lưu hành các sản phẩm văn hoá có nội dung và hình thức khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnhCơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, dịch vụ văn hóa, bưu chính, viễn thông mà có hành vi phổ biến, tàng trữ, lưu hành các hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi truỵ, khiêu dâm, kích động tình dục thì bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin. Ngoài việc bị phạt tiền, tuỳ theo tính chất, mức độ cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghềĐiều 22. Xử lý đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm quy định tại khoản 1 Điều 27 của Pháp lệnh1. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi vi phạm quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm thì ngoài việc bị phạt tiền như quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Nghị định này còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để xử lý kỷ luật. Điều 23. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh1. Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống mại dâm mà có hành vi bảo kê mại dâm, dung túng, bao che hoặc không xử lý kịp thời để cho hoạt động mại dâm xảy ra trên địa bàn quản lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch hoặc cách chức phải bị chuyển làm công tác khác.Điều 24. Xử lý đối với người có hành vi bao che hoặc không kịp thời xử lý kỷ luật người vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh 1. Người có chức vụ, quyền hạn có hành vi bao che hoặc không kịp thời xử lý kỷ luật người thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi mại dâm, liên quan đến hoạt động mại dâm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. HIV là gi? Và con đường con đường lây nhiễm /AIDS HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người,nếu nhiễm phải nó, khả năng chống bệnh tật của bạn sẽ bị suy yếu. Cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn, virus, vi sinh vật... gây bệnh có trong môi trường để duy trì sự sống. Trong hệ thống này, bộ phận chủ chốt là đội quân các bạch cầu. Nhưng chính các bạch cầu chỉ huy của đội quân đó lại là đối tượng tấn công của HIV. HIV tài tình chui vào cư trú trong mình bạch cầu chỉ huy, nên nó không bị đội quân bạch cầu tiêu diệt. HIV lợi dụng bạch cầu để sinh sôi và sau đó tiêu diệt bạch cầu. Đến khi đa số chỉ huy bị tiêu diệt, cả đội quân trở nên

File đính kèm:

  • pptbai giang ve cong tac phong chong mai dam.ppt