Dạy học tích cực là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, xây dựng cho học sinh thói quen tự học, giúp học sinh xác định động cơ học tập, suy nghĩ độc lập. Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn phương pháp tổ chức phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Mỗi học sinh có tính cách tâm lý, cách nhận thức, cách học cũng khác nhau:
+ Có em thì thụ động cho dù biết cũng không phát biểu
+ Có em thì yếu kém không biết trả lời nên không phát biểu
+ Có em biết muốn trả lời nhưng sợ trả lời sai .
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết học vật lý bằng một số phương pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS CHÁNH AN
Chuyên đề
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG TIẾT HỌC VẬT LÝ BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Dạy học tích cực là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, xây dựng cho học sinh thói quen tự học, giúp học sinh xác định động cơ học tập, suy nghĩ độc lập. Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn phương pháp tổ chức phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Mỗi học sinh có tính cách tâm lý, cách nhận thức, cách học cũng khác nhau:
+ Có em thì thụ động cho dù biết cũng không phát biểu
+ Có em thì yếu kém không biết trả lời nên không phát biểu
+ Có em biết muốn trả lời nhưng sợ trả lời sai ...
Ngoài ra, đặc trưng bộ môn vật lý đều phải có thực hành thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải hợp tác nhóm nên rất cần các em chủ động, tích cực.
Tích cực, chủ động sẽ giúp các em tự tin hơn, tự chiếm lĩnh kiến thức, mạnh dạng hơn trong quá trình học tập, các em sẽ yêu thích môn học hơn.
Phương pháp dạy học hiện nay giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức còn học sinh là người tích cực xây dựng bài, tự chiếm lĩnh kiến thức để rút ra nội dung bài học. Vì thế tích cực, chủ động đối với mỗi học sinh là rất cần thiết. Đó là lí do nhóm Vật lý chọn chuyên đề “ Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết học Vật lý bằng một số phương pháp”.
II. NỘI DUNG:
1. Tình hình chung:
a. Thuận lợi:
- Trường nằm gần ủy ban xã, được chính quyền địa phương quan tâm.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
b. Khó khăn:
- Đa số giáo viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Đối tượng học sinh ở vùng sâu, trình độ tiếp thu còn chậm, thời gian học tập không nhiều ( phụ giúp gia đình).
- Phần lớn phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học của con em.
2. Biện pháp thực hiện:
Tùy theo mức độ kiến thức cần truyền đạt mà ta có thể phát huy học sinh bằng các phương pháp tổ chức sao cho phù hợp với nội dung bài học như: phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm. Cụ thể như sau:
a. Phương pháp vấn đáp:
Đây là phương pháp truyền thồng nhưng luôn được sử dụng nhiều trong mỗi tiết học. Muốn học sinh tích cực trong hoạt động này thì giáo viên cần rèn luyện cho học sinh ý thức tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa. Giáo viên tái hiện kiến thức cho học sinh bằng các câu hỏi phù hợp, sử dụng hình ảnh minh họa, lưu ý đến học sinh yếu kém, thụ động bằng một số câu hỏi dễđồng thời giáo viên cần đánh giá khích lệ các em.
- Đối với học sinh yếu, kém thụ động giáo viên cần:
+ Chỉ thị học sinh trả lời câu hỏi dễ
+ Cho học sinh chọn câu hỏi để trả lời
+ Chấm điểm vào tập của học sinh
- Đối với học sinh khá giỏi:
+ Nhận xét câu trả lời của bạn
+ Lên bảng sửa một số bài tập khó
+ Giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém trong quá trình học tập
b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề:
Đây là phương pháp luôn được áp dụng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Muốn học sinh tích cực, chủ động trong học tập giáo viên cần tạo ra tình huống có vấn đề, giúp học sinh phát hiện, nhận dạng được vấn đề cần giải quyết bằng một số phương tiện dạy học như: đặt câu hỏi gợi mở, dùng tranh ảnh, thí nghiệm biểu diễn, hay một hiện tượng thực tế trong cuộc sống Từ đó học sinh tự quan sát, nhận biết, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu từ các phương tiện dạy học mà giáo viên đưa ra để từ đó đánh giá kết quả và rút ra kết luận cần thiết.
Trong phương pháp này ta chưa phát huy hết khả năng của học sinh đối với vấn đề khó và phức tạp. Vì vậy cần phối hợp nhiều cá nhân học sinh lại thành nhóm cùng giải quyết vấn đề.
c. Phương pháp hoạt động nhóm:
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong giờ học Vật lý. Bài học Vật lý thường có thí nghiệm thực hành để tìm ra kiến thức nên rất cần sự hợp tác của học sinh. Ngoài ra để giả quyết một số vấn đề khó, phức tạp cũng cần thảo luận nhóm. Cho nên muốn tổ chức nhóm hoạt động tích cực, chủ động, phát huy được hiệu quả trong hoạt động nhóm ta cần.
- Chia nhóm có nhiều đối tượng học sinh (mỗi nhóm không quá 6 học sinh)
- Cho các nhóm giả quyết cùng một nhiệm vụ
- Chuẩn bị tốt thiết bị và đồ dùng dạy học
- Giáo viên chỉ thị học sinh trong nhóm trình bày kết quả.
- Chỉ thị học sinh nhóm khác đánh giá kết quả chéo giữa các nhóm.
- Khích lệ cá nhân học sinh trình bày tốt (cho điểm)
- Trong quá trình hoạt động nhóm giáo viên theo dõi, quan sát, giúp đỡ kịp thời nhóm chưa hiệu quả và giải đáp thắc mắc của học sinh.
HAI TIẾT DẠY MINH HỌC
Tiết 1: Vật lý 8 “ Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu”
Tiết 2: Vật lý 6 “Sự sôi” (tt)
III. KẾT LUẬN:
Hầu như trong mỗi tiết học vật lý đều sử dụng các phương pháp trên trong tiết học. Vì vậy trong quá trình dạy học ta cần nắm tình hình và khả năng tiếp thu của học sinh để kịp thời lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học.
Trên đây là một số kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình giảng giáo viên cần tìm tòi nghiên cứu sâu hơn nữa về bộ môn vật lý để từ đó đưa ra được một số phương pháp thích hợp và vận dụng tốt các phương pháp này trong việc dạy và học sẽ giúp các em tích cực, chủ động học tập hơn. Tạo được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh, các e được chia sẽ học hỏi lẫn nhau. Như thế sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong tiết học Vật lý. Trong quá trình thực hiện chuyên đề này , không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự đóng góp nhiệt tình của quí thầy cô và sự chỉ đạo của phòng giáo dục giúp cho để chuyên đề môn Vật lý của trường ngày hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tổ Toán – Lý thực hiện
File đính kèm:
- CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ.doc