Như chúng ta đã biết : giờ học TLV có vị trí đặc biệt quan trọng vì:
Một mặt nó là giờ học thể hiện kết quả học tập từ giờ tìm hiểu văn bản và rèn luyện kiến thức kĩ năng Tiếng Việt. Mặt khác nó là giờ học có tính chất thực hành vận dụng những kiến thức đọc, nghe, nói, viết Tiếng Việt theo yêu cầu của hội nhập xã hộị đặt ra .
8 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : ngữ văn . phần tập làm văn. bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : Ngữ văn . Phần Tập làm văn. Bậc THCS Chào mừng các đồng chí giáo viên tổ xã hội về tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề môn : Ngữ văn Phần lí thuyết phân môn Tập làm văn bậc THCS. Thông thường môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung đều được xây dựng theo ba phần : Văn bản- Tiếng Việt – TLV . Mỗi phần có chức năng và đặc thù riêng , nhưng tất cả đều có quan hệ chặt chẽ với nhau để giúp HS sử dụng tốt các phương tiện ngôn ngữ trong quá trình tạo lập văn bản . Như chúng ta đã biết : giờ học TLV có vị trí đặc biệt quan trọng vì: Một mặt nó là giờ học thể hiện kết quả học tập từ giờ tìm hiểu văn bản và rèn luyện kiến thức kĩ năng Tiếng Việt. Mặt khác nó là giờ học có tính chất thực hành vận dụng những kiến thức đọc, nghe, nói, viết Tiếng Việt theo yêu cầu của hội nhập xã hộị đặt ra . Tuy nhiên trong mỗi bài học cũng có những mạch kiến thức kĩ năng của từng phân môn không giống nhau , lúc này GV phải linh hoạt trong quá trình dạy học . Thông thường bài học TLV ở bậc THCS thường cấu tạo theo ba phần : + Giới thiệu kiến thức mới + Ghi nhớ . + Luyện tập . - Phần giới thiệu kiến thức mới : Cách làm thông thường là cho HS phân tích mẫu để rút ra kết luận có tính chất quy luật . - Phần ghi nhớ chính là kết luận vừa nêu ở bài học được nhắc lại để HS nhớ. - Luyện tập là phần trọng tâm của giờ dạy nhằm củng cố vận dụng kiến thức kĩ năng vừa ghi nhớ theo các dạng bài tập khác nhau về cả kiểu mẫu và mức độ khó . Chính vì thế trong những giờ này các PPDH chính được sử dụng đó là : PT ngôn ngữ , rèn luyện theo mẫu , thông báo giải thích , giao tiếp… để giúp HS giải quyết tốt nhiệm vụ học tập . Tuy nhiên môn TLV ở bậc THCS có 6 kiểu bài cơ bản . 1-Kiêủ bài hình thành lí thuyết. 2- Kiểu bài ôn tập, luyện tập . 3- Kiểu bài luyện nói . 4- Kiểu bài trả bài TLV 5- Kiểu bài hình thành lí thuyết văn bản hành chính . 6 -Kiểu bài hoạt động ngữ văn. Vì vậy mỗi kiểu bài có thể áp dụng được một trong các phương pháp nêu trên . Đối với chuyên đề hôm nay tôi đi sâu vào kiểu bài “Hình thành lí thuyết” ở bậc THCS nói chung và ở lớp 7 nói riêng. Cụ thể là kiểu bài “Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích”. Kiểu bài này thông thường chúng ta sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ .Bản chất của phương pháp này là HS dưới sự chỉ đạo tổ chức hướng dẫncủa GV tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ , quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học để rút ra nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. Đây là phương pháp có hiệu quả khi học sinh tìm hiểu tri thức mới hay MQH giữa các ngôn ngữ với nhau. Các thao tác trong phân tích ngôn ngữ đó là : phân tích – phát hiện , phân tích – chứng minh phân tích – phán đoán , phân tích – tổng hợp . Đối với kiểu bài hình thành khái niêm tập làm văn chúng ta nên sử dụng phương pháp quy nạp và coi đây là phương pháp chính để hình thành khái niệm TLV , phần này các đồng chí nên đi theo các bước sau: Bước 1: Giới thiệu ngữ liệu cần phân tích ( mẫu). GV dùng chính những ngữ liệu mà SGK đưa ra . Đây là ngữ liệu được các nhà biên soạn lựa chọn công phu , chuẩn xác được lấy từ văn bản văn học giúp HS dễ dàng hiểu và phân tích ngữ liệu. VD Tiết104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giảI thích I – Mục đích và phương pháp giải thích. 1- Giải thích trong đời sống: (Không có mẫu, có một số câu hỏi gv không cần cho HS tiếp xúc mẫu.) 2- Giải thích trong văn nghị luận : GV trình bày mẫu ra bảng phụ nếu mẫu ngắn , mẫu dài GV cho HS quan sát SGK. Đối với bài này GV cho hs tiếp xúc mẫu vì đây là mẫu dài nên gv cho hs quan sát và đọc SGK Bước 2: GVhướng dẫn HS quan sát và phân tích ngữ liệu ( mẫu ) theo định hướng của nội dung bài học. (Tìm hiểu mẫu) GVgợi ý và đưa ra những câu hỏi định hướng theo hệ thống câu hỏi SGK-GV có thể gợi mở dẫn dắt HS để trả lời câu hỏi. VD Tiết104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giảI thích I – Mục đích và phương pháp giải thích. 1- Giải thích trong đời sống: Với nội dung này tôi lấy luôn hệ thống câu hỏi SGK Hệ thống câu hỏi như sau. -Trong cuộc sống, khi nào thì người ta cần giải thích ? -Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày ? -Vì sao có lụt ? -Vì sao nc biển mặn ? -Vì sao lại có nguyệt thực ? -Muốn giải thích các vấn đề nêu trên thì phải làm thế nào ? GV hướng dẫn HS thảo luận hoặc tra lời câu hỏi bằng cách : PT- phát hiện, PT- CM, PT- phán đoán, PT-tổng hợp để HS rút ra kết luận của bản thân. 2- Giải thích trong văn nghị luận: Với nội dung này sau khi cho HS tiếp xúc mẫu ở bước1. Gv hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu theo hệ thông câu hỏi sau. -Bài văn giải thích v.đề gì ? -Lòng khiêm tốn đã được giải thích bằng cách nào ? Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ? -Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không ? -Để hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... ? Sau khi đưa ra hệ thống câu hỏi rồi cũng như nội dung thứ nhất GV cũng phải hướng dẫn HS phân tích , phát hiện để rút ra nhận xét của bản thân. Bước 3: GV hướng dẫn HS hình thành khái niệm lí thuyết cần đúc kết qua phân tích ngữ liệu đây là khâu cuối cùng của việc hình thành khái niệm TLV . Đó là kết quả của phương pháp quy nạp.Từ nhận xét mà HS rút ra từ việc phân tích mẫu.GV dùng những câu hỏi giúp các em gắn kết giữa những vấn đề vừa tìm đượcở việc phân tích mẫu với kiến thức bài học.Nghĩa là các em đã chủ động nắm kiến thức , bài học từ việc phân tích mẫu từ đó HS chủ động nắm kiến thức. Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. I- Mục đích và phương pháp giải thích. 1- Giải thích trong đời sống : Để giúp HS rút ra được khái niệm tôi đưa ra câu hỏi sau -Em hiểu thế nào là giải thích trong đời sống ? ( HS trả lời GV kết luận đó cũng chính là ghi nhớ 1 SGK/71 2- Giải thích trong văn nghị luận. Để giúp HS rút ra khái niệm từ việc phân tích mẫu .Tôi đưa ra một số câu hỏi sau: -Em hiểu thế nào là lập luận giải thích ? -Người ta thường giải thích bằng những cách nào ? -Lí lẽ trong văn giải thích cần phải như thế nào ? -Muốn làm được bài văn giải thích cần phải làm gì ? Sau khi HS trả lời GV nhận xét , kết luận đó chính là nội dung ghi nhớ 2 SGK/71 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. Bước 4: GV hướng dẫn HS củng cố vận dụng lí thuyết đã học bàng việc phân tích một số hiện tượng ngôn ngữ tương tự Đây là bước quan trọng nhằm giúp học sinh ứng dụng và củng cố kiến thức lí thuyết vào thực hành bài tập và mở rộng nâng cao kiến thức đã học. Bài tập TLV ở kiểu bài hình thành khái niệm lí thuyết thường là dạng bài tập tái hiện ,ứng dụng và củng cố kiến thức . GV nên hướng dẫn HS làm 1/3 số lượng bài tập của tiết học , phần còn lại cho HS về nhà làm . GV chữa bài tập vào tiết luyện tập . Hoạt đọng luyện tập cá nhân , HĐ nhóm tuỳ vào dạng bài tập. Đói với tiết 104 : Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích II- Luyện tập. ( GV HD học sinh luyện tập các bài tập trong SGK . GV dành nhiều thời gian để giúp HS giải quyết BT1. BT2,3 GVHD học sinh đọc thêm.) Bài tập 1: (Đối với BT1 GV cho HS thảo luận nhóm ) GV yêu cầu HS đọc bài văn “Lòng nhân đạo” ? Bài văn giải thích vấn đề gì ? ? Bài văn được giải thích theo phương pháp nào. (Đối với câu hỏi này GV gợi mở bàng những câu hỏi nhỏ để HS dễ nhận biết.) Có thể đặt những câu hỏi để khêu gợi như sau. (Lòng nhân đạo là gì ?Những hoàn cảnh nào tạo điều kiện để con người thể hiện lòng nhân đạo. Cụ thể đó là t/c n/t/n ? ?Mỗi người phải phát huy lòng nhân đạo của mình ntn ?) GVHD học sinh rút ra phương pháp giải thích “ Lòng nhân đạo.” Kính thưa các đồng chí . Để dạy tốt một giờ TLV về kiểu bài hình thành lí thuyết TLV nói chung và về kiểu bài “ Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích” ở lớp 7 nói riêng sẽ có nhiều phương pháp hay hơn song với sự phân công của tổ , với chút kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi xin phép được trao đổi với các đồng chí một số vấn đề mà tất cả các GV trực tiếp giảng dạy đang thực hiện .Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong tổ để chyên đề TLV ở bậc THCS được đầy đủ hơn. Xin kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe và đóng góp ý kiến của các đồng chí. Xin chân thành cảm ơn. Thực hiện : Phạm Thị Ngọc Minh Trường THCS Tô Hiệu. Chào tạm biệt
File đính kèm:
- chuyen de nguvan.ppt