I. Vấn đề cần nghiên cứu:
Câu 1: Liên hệ thực tế về việc vận dụng các nguyên tắc dạy học ở trường trung học cơ sở hiện nay.
Câu 2: Hướng đổi mới nội dung dạy học ở trường trung học cơ sở hiện nay
II. Hướng giải quyết vấn đề:
Câu 1:
1. Nêu định nghĩa nguyên tắc dạy học
2. Những căn cứ xây dựng các nguyên tắc dạy học
3. Phân tích hệ thống các nguyên tắc dạy học và ví dụ
4. Mối liên giữa các nguyên tắc dạy học
5. Liên hệ thực tế về việc vận dụng các nguyên tắc dạy học
Câu 2
1. Định nghĩa nội dung dạy học.
2. Hướng đổi mới nội dung dạy học
III. Giải vấn đề:
Câu 1:
1. Định nghĩa nguyên tắc dạy học:
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm xuất phát cơ bản có tính quy luật, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu dạy học, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra.
Nguyên tắc dạy học là phạm trù lịch sử. Lịch sử phát triển nhà trường và lí luận nhà trường đã chỉ ra rằng mục đích giáo dục biến đổi dưới tác động của những yêu cầu của sự phát triển xã hội đã dẫn tới sự biến đổi các nguyên tắc dạy học. Lí luận dạy học phải nhạy bén nắm bắt sự biến đổi những yêu cầu của xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, phản ứng kịp thời trước những yêu cầu đó, xây dựng những hệ thống nguyên tắc dạy học, chỉ ra một cách đúng đắn phương hướng chung đi đến mục đích. Đồng thời cũng cần bảo toàn và hoàn thiện những phương pháp dạy học trước đây mà chua mất ý nghĩa trong nhà trường mới trong trường phổ thong.
Nguyên tắc dạy học phản ánh những tính quy luật của quá trình dạy học. Điều đó có nghĩa là nguyên tắc dạy học không phải tạo ra một cách tùy tiện mà rút ra từ bản chất của quá trình dạy học. Vì vậy chúng có tính khách quan.
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 4790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Liên hệ thực tế về việc vận dụng các nguyên tác dạy học ở trường trung học cơ sở hiện nay và hướng đổi mới nội dung dạy học trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Hồng Đức
Bộ Môn Tâm Lý –Giáo Dục
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 8 năm 2011
Bài Thảo Luận Nhóm Tháng
Danh Sách Tổ Và Nhiệm Vụ §ược Phân Công
STT
Họ và tên
Nhiệm vụ được phân công
Đánh giá
Ghi chú
1
Lê Thị Hà (106C650018)
Liªn hÖ thùc tÕ viÖc vËn dông c¸c nguyªn t¾c d¹y häc ë trêng THCS hiÖn nay vµ lÊy vÝ dô minh häa.
A
Nhóm trưởng
2
HoµngThÞPh¬ng H»ng
A
Th ký
3
Hà Minh Đức
B
4
Phạm Thu Đàn
A
5
Lang Trung Hiếu
B
6
Hồ Thị Bạch Hải
Híng ®æi míi néi dung d¹y häc ë trêng THCS hiÖn nay
B
7
Ngân Thị Huệ
A
8
Nguyễn Ngọc Hưng
B
9
Phạm Thị Hương
B
10
Trần Thị Hà
A
Trong qu¸ tr×nh th¶o luËn c¸c thµnh viªn trong nhãm ®· tham gia tÝch cùc ®ãng gãp ý kiÕn x©y dùng bµi th¶o luËn mét c¸ch s«i næi. Tuy nhiªn vÉn cã mét vµi thµnh viªn kh«ng tÝch cùc tham gia vµo qua tr×nh lµm bµi th¶o luan cña nhãm.
Nhãm Trëng
Lª ThÞ Hµ
Vấn đề cần nghiên cứu:
Câu 1: Liên hệ thực tế về việc vận dụng các nguyên tắc dạy học ở trường trung học cơ sở hiện nay.
Câu 2: Hướng đổi mới nội dung dạy học ở trường trung học cơ sở hiện nay
Hướng giải quyết vấn đề:
Câu 1:
Nêu định nghĩa nguyên tắc dạy học
Những căn cứ xây dựng các nguyên tắc dạy học
Phân tích hệ thống các nguyên tắc dạy học và ví dụ
Mối liên giữa các nguyên tắc dạy học
Liên hệ thực tế về việc vận dụng các nguyên tắc dạy học
Câu 2
Định nghĩa nội dung dạy học.
Hướng đổi mới nội dung dạy học
Giải vấn đề:
Câu 1:
Định nghĩa nguyên tắc dạy học:
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm xuất phát cơ bản có tính quy luật, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu dạy học, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra.
Nguyên tắc dạy học là phạm trù lịch sử. Lịch sử phát triển nhà trường và lí luận nhà trường đã chỉ ra rằng mục đích giáo dục biến đổi dưới tác động của những yêu cầu của sự phát triển xã hội đã dẫn tới sự biến đổi các nguyên tắc dạy học. Lí luận dạy học phải nhạy bén nắm bắt sự biến đổi những yêu cầu của xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, phản ứng kịp thời trước những yêu cầu đó, xây dựng những hệ thống nguyên tắc dạy học, chỉ ra một cách đúng đắn phương hướng chung đi đến mục đích. Đồng thời cũng cần bảo toàn và hoàn thiện những phương pháp dạy học trước đây mà chua mất ý nghĩa trong nhà trường mới trong trường phổ thong.
Nguyên tắc dạy học phản ánh những tính quy luật của quá trình dạy học. Điều đó có nghĩa là nguyên tắc dạy học không phải tạo ra một cách tùy tiện mà rút ra từ bản chất của quá trình dạy học. Vì vậy chúng có tính khách quan.
Những căn cứ xây dựng các nguyên tắc dạy học:
Mục đích dạy học, nhận thức luận Mac-LêNin, đặc điểm tâm sinh lí học sinh, kinh nghiệm của các nhà giáo tiến bộ là những căn cứ chủ yếu để xác định các nguyên tắc dạy học. Cụ thể:
Toàn bộ hoạt động của nhà trường phải hướng vào việc thực hiện mục đích giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục trung học cơ sở nói riêng. Mục đích này chi phối quá trình giáo dục nói chung, quá trình dạy học nói riêng, bởi vậy các nguyên tắc dạy học phải xuất phát từ mục đích giáo dục và phục vụ nó.
Quá trình dạy học tuân theo quy luật nhận thức của loài người nói chung: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Việc xây dựng các nguyên tắc dạy học cũng phải bảo đảm chí đạo quá trình dạy học nói chung, quá trình nhận thức của học sinh nói riêng nhằm thu được kết quả cao nhất.
Quá trình nhận thức của học sinh có những nét chung so với quá trình nhận thức của các nhà khoa học, song nó có những nét riêng tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí. Những đặc điểm này đòi hỏi việc xây dựng nguyên tắc dạy học phải phù hợp, bảo đảm cho quá trình nhân thức của học sinh đạt kết quả mong muốn.
Hệ thống các nguyên tắc dạy học:
Hệ thống nguyên tắc dạy học gồm 9 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong dạy học
Nguyên tắc bảo đảm thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tính mềm dẻo của tư duy
Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong dạy học
Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và vai trò chủ dạo của giáo viên trong dạy học
Nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học
Nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của quả trình dạy học
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lí thuyết
Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích nội dung và phương hướng thực hiện của từng nguyên tắc:
3.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học
Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải võ trang cho học sinh những tri thức khoa học chính xác, chân chính phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học, kĩ thuật, văn hóa. Mặt khác, phải giúp cho học sinh dần dần làm quen với phương pháp nghiên cứu, có thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thông qua đó hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất và tình cảm cao quý của con người mới.
Dạy học không chỉ làm phát triển lí trí của con người và cung cấp cho người học một khối lượng kiến thức nào đó mà phải làm cháy lên ở họ long khao khát học tập một cách nghiêm túc. Thiếu điều đó thì cuộc sống không thể nào trở thành một cuộc sống xứng đáng và hạnh phúc.
Ảnh hưởng giáo dục của khoa học là người đồng hành không tránh khỏi của dạy học. Song từ đó sẽ không đúng khi cho rằng dạy học bao giờ cũng có tác động như nhau đến học sinh và sự nổ lực một cách tự giác, nghệ thuật của nhà giáo dục không có ý nghĩa quan trọng. Trái lại, tính chất giáo dục của dạy học, phương hướng tư tưởng và sức mạnh ảnh hưởng của nó tới học sinh là do nội dung, phương pháp dạy học, sự tổ chức tiết học và do tác động của chính nhân cách của chính giáo viên quyết định.
Cách thực hiện:
Để thực hiện nguyên tắc này cần áp dụng một số biện pháp sau đây:
Trang bị cho học sinh những chân lí đã được khẳng định vững chắc trong khoa học hiện đại. Qua đó giúp các em nắm được các qui luật tự nhiên, xã hội, tư duy để có cách nhìn, có thái độ và hành động đúng đắn, sâu sắc đối với hiện thực
Làm cho học sinh hiểu được thiên nhiên xã hội con người Việt Nam, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, từ đó có trách nhiêm trong học tập, có tình cảm và quyết tâm đem sức mình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phân tích, phê phán những hiện tượng phản khoa học như: mê tín, dị đoan, những tệ nạn xã hội…
Cho học sinh làm quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học theo mức độ phức tạp tăng dần, rèn luyện phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu.
Vận dụng phương pháp và tổ chức dạy học theo quan điểm phát triển, tôn trọng và phát huy năng lực độc lập tự chủ, tích cực sang tạo ở học sinh. Mặt khác khắc phục tình
3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành nhà trường gắng liền với đời sống, với nhưng nhiệm vụ của đất nước.
Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững những tri thức lí thuyết, nhận rõ tác dụng của những tri thức này đối với đời sống, đối với thực tiễn và những kĩ năng vận dụng chúng góp phần vào cải tạo hiện thực, caỉ tạo bản thân.
Theo Hồ Chí Minh thì “ Lí luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lí luận. Lí luận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn lung tung cũng như không co tên. Vì vậy, chúng ta phải rang học, đồng thời phải hành”
Theo Bác, họ phải toàn diện: “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thong mà còn phải có đạo đức cách mạng”. Còn “ hành” theo Người là vận dụng những điều đã học vào viêc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đề ra.
Nguyên tắc này dựa trên nhận thức luận của chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Theo Bác, “ Thống nhất lí luận và thưc tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mac-LêNin.
Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lí luận không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Người cũng chống lại bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường lí luận: “ Có kinh nghiệm mà không có lí luận thì cũng như một mắt sáng một mắt mờ”.
Cách thực hiện:
Khi xây dựng kế hoạch chương trình dạy học cần lựa chọn những môn học và những tri thức cơ bản phù hợp với những điều kiện thiên nhiên, với hoàn cảnh thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, chuẩn bị cho người học thích ứng nhanh và tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Về nội dung dạy học phải làm cho người học nắm vững tri thức lí thuyết, thấy rõ nguồn gốc của những tri thức đó và vai trò của tri thức khoa học đối với thực tiễn; phải vạch ra phương hướng ứng dụng tri thức khoa học vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương; phải phản ánh tình hình thực tiễn vào nội dung bài học.
Về phương pháp dạy học cần khai thác lối sống của người học để minh họa, để đặt ra và giải quyết những vấn đề lí luận. Cần vận dụng có đổi mới những phương pháp như thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu các tài liệu thực tiễn…làm cho học sinh nắm nhanh và nắm chắc những tri thức lí thuyết vào vận dụng những tri thức lí thuyết đó vào giải quyết những tình huống khác nhau. Thông qua đó bước đầu giúp học sinh làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
Về hình thức tổ chức dạy học thì cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là hình thức lên lớp với hình thức tham quan học tập, hình thức thực hành, thực tập ở phòng thí nghiệm, ở các trung tâm kĩ thuật tổng hợp.
3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học
Nội dung:
Nguyên tắc này đò hỏi phải làm cho người học lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong mối liên hệ lôgic và tính kế thừa,phải giới thiệu cho họ hệ thống những tri thức khoa học hiện đại, mà hệ thống đó được xác định chỉ nhờ vào cấu trúc của lôgic khoa học ma cả tính tuần tự phát triển những khái niệm và định luật khoa học.
Cái cho là sơ đẳng và đơn giản về mặt lịch sử và mặt logic thường lại là điều khó nhất để linh hội một cách tự giác. Trong lịch sử khoa học, sự nhận thức những vật thể và hiện tượng phức tạp hơn thường đi trước sự nhận thức những thành phần của nó;trong qúa trình dạy học ở trường phổ thông, việc giới thiệu những thực vật, động vật bậc cao phải biết trước việc giới thiệu tế bào, việc trình bày các hợp chất phải đi trước việc nghiên cứu các phân tử, nguyên tử…đúng như Mác đã chỉ ra rằng:vật thể đã được phát triển dễ nghiên cứu hơn là tế bào của vật thể. Điều mà trong việc trình bày hợp logic hệ thống khoa học là cái cuối cùng thì trong dạy học thường là cái mở đầu, và ngược lại, cái mà trong việc trình bày khoa học là cái mở đầu thì trong dạy học lại được trình bày nếu như không phải là cuối cùng thì cũng cách khá xa cái mở đầu. Hệ thống hợp lý về mặt lý luận dạy học của những giáo trình phải được xây dựng chi trên sự nghiên cứu cẩn thận logic của khoa học là sự phát triển của nhũng khái niệm, định luật trong lịch sử khoa học và trong ý thức của người học sinh.
b. Cách thực hiện:
- Xây dựng hệ thống môn học, chương ,chủ đề và những tiết học phụ thuộc vào lý thuyết làm cơ sở cho sự khái quát. Dựa trên lý thuyết của một số nhà tâm lý học đề ra thì cần thay đổi hệ thống xây dựng những giaó trình ở bậc phổ thông thêo nguyên tắc từ cái chung tới cái riêng. Với tính tuần tự như vậy mới tạo điêù kiện thuận lợi để phát triển tu duy lý luận cho học sinh.
- Khi xây dựng nội dung dạy học phải tính tới mối liên hệ giưaã các môn học mối liên hệ giưã những tri thức trong bản thân của từng môn học và tính thích hợp tri thức của các môn.
- Tính hệ thống và tính tuần tự không những được thể hiện trong hoạt động của người giáo viên mà ngay trong công việc cả công việc học tập của người học sinh. Chính vì vậy điều hết sức quan trọng là phải hình thành cho học sinh thói quen lập kế hoạch một cách hợp lý hoạt động học tập của mbaiình, thói quen lập dàn bài một cách logic cho những câu trả lời miệng, mhững bài tập lạm văn và thực hiên những công tác trong phòng thí nghiệm.
3.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của học sinh và vai trò chủ đạo cuả giáo viên trong quá trình dạy học.
a. Nội dung
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học dưới tác dụng vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học.
- Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đích , nhiệm vụ học tập mà qua nỗ lực nắm vững tri thức tránh chủ nghĩa hình trong quá trình lĩnh hội tri thức .
- Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối vói khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề về học tập, nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là điều kiện để đạt được mục đích và vừa là kết quả hoạt động. Tính tích cực nhận thức cũng là phẩm chất hoạt động của cá nhân.
Cần phải phân biệt tính tích cực và trạng thái hành động, về bề ngoài chúng giống nhau nhưng về bản chất là khác nhau.
Tùy theo sự huy động những chức năng tâm lý nào mà có thể diễn ra tính tích cực tái hiện, tính tích cực tìm tòi và tính tích cực sáng tạo.
- Tính độc lập nhận thức về nghĩa rộng là sự sẵn sàng tâm lý đối với sự tự học. Theo nghĩa hẹp, tính độc lập nhận thức là năng lực, phẩm chất, nhu cầu học tập và năng lực tự tổ chức học tập, cho phép người học tự phát hiện tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá hoatj động học tập của mình và qua đó cho phép người học hình thành sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho việc tự học.
Qua đó có thể nhận thấy tính độc lập nhận thức là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa ý thức tình cảm và hành động giữa động cơ, tri thức và phương pháp hoạt động độc lập.
Tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập nhận thức có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tính tự giác nhận thức là cơ sở của tính tích cực và tính độc lập nhận thức. Tính tích cực nhận thức là điều kiện, là kết quả, là định hướng và là biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển của tính độc lập nhận thức.Tính độc lập nhận thức là sự thể hiện tính tự giác, tính tích cực ở mức độ cao.
Trong quá trình dạy học người giáo viên càng giữ vai trò chủ đạo của mình khi họ phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của người học. Còn người học càng thể hiện tính tự giác, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của mình, nghĩa là càng thể hiện vai trò trung tâm của mình trong hoạt động nhận thức học tập, và qua đó càng tạo điều kiện để giáo viên phát huy vai trò chủ đạo.
Kết hợp tính tích cực của giáo viên và học sinh một cách hài hòa trong hoạt động phối hợp với nhau sẽ cho phép đạt được những kết quả dạy học và giáo dục trong một thời gian ngắn nhất.
Trong hoàn cảnh đổi mới của nước ta nói chung và đổi mới sự nghiệp giáo dục nói riêng, trong điều kiện nhân tố con người là động lực cho sự phát triển của xã hội thì tự giác, tính tích cực, tính đôc lập sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Cách thực hiện:
Quan tâm đúng mức đến việc giáo dục cho người học ý thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập nói chung và từng môn học nói riêng để họ xác định đúng động cơ và thái độ học tập.
Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để học sinh trình bày ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc của mình, đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán, tác phong độc lập suy nghĩ, chống lối học vẹt, học đối phó, chủ nghĩa hình thức trong học tập.
Cần sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau, đặc biệt tăng dần tỉ trọng, mức độ tự nghiên cứu, tự giải quyết những bài tập nhận thức.
Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học.
Cần kết hợp tính tự giác, tính tích cực học tập với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của người học, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học.
Hình thành cho người học những thao tác tư duy, những hành động thực hành, những biện pháp hoạt động sáng tạo và tạo điều kiện cho họ thể hiện khả năng hoạt động sáng tạo trong quá trình nghiên cứu, học tập những cơ sở khoa học, nghệ thuật và lao động.
3.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển tư duy lí thuyết:
Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học có thể cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng hay hình tượng của chúng, từ đó hình thành những khái niệm, quy luật, lí thuyết; ngược lại, có thể từ việc lĩnh hội những tri thức lí thuyết trước rồi xem xét những sự vật hiện tượng cụ thể sau. Trong việc vận dụng nguyên tắc này bao giờ cũng đảm bảo mối quan hệ qua lại giữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
Ngay cả học sinh tiểu học cũng tiến hành dạy từ cái chung đến cái riêng nhằm phát triển tư duy lí luận cho trẻ.
Cách tiến hành:
Sử dụng phối hợp nhiều phương tiện trực quan khác nhau với tư cách là những phương tiện và nguồn nhận thức.
Kết hợp việc trình bày các phương tiện trực quan với lời nói sinh động, diễn cảm, nghĩa là kết hợp hai hệ thống tín hiệu.
Cần sử dụng lời nói giàu hình ảnh để giúp học sinh vận dụng những biểu tượng đã có để hính thành những biểu tượng mới, qua đó hình thành những khái niệm, định luật mới.
Cần sử dụng một trong ba cách sử dụng nguyên tắc trực quan nêu trên cho phù hợp với lứa tuổi, nội dung và hoàn cảnh cụ thể nhằm hình thành và phát triển tư duy lí thuyết cho họ.
Trong quá trình trình bày đồ dùng trực quan cần rèn luyện cho học sinh óc quan sát nhằm tìm kiếm một cách nhanh chóng những dấu hiệu bản chất từ đó rút ra kết luận có tính khái quát.
Cần sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh tích lũy được nhiều hình ảnh trực quan, giúp họ dễ dàng hình thành những biểu tượng.
Đề ra cho học sinh những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại.
3.6. Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh:
Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững nội dung dạy học với sự căng thẳng tối đa tất cả trí lực của họ, đă biệt là sự tưởng tượng, trí nhớ, tư duy sáng tạo, năng lực huy động tri thức cần thiết để thực hiện hoạt động nhận thức-học tập đã đề ra.
Cách thực hiện:
Giúp học sinh kết hợp hài hòa giữa ghi nhớ chủ định và không chủ định trong quá trình lĩnh hội tài liệu học tập.
Cần hình thành cho học sinh kĩ năng tìm những tri thức có tính chất tra cứu khác nhau để tránh việc học thuộc lòng không cần thiết.
Cần đặt ra những vấn đề đòi hỏi học sinh phải tích cực hóa những tri thức đã học để giải quyết vấn đề, giúp họ nắm vững tri thức và tạo điều kiện phát triển năng lực nhận thức. Việc ôn tập và rèn luyện cần được diễn ra một cách thường xuyên, có hệ thống.
Cần tô chức quá trình dỵ học hợp lý để một bộ phận đáng kể những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, được củng cố tại tiết học. Muốn vậy việc trình bày tài liệu học tập của giáo viên phải logic, rõ ràng, dễ hiểu, phải tác động mạnh về cảm xúc.
Giáo viên cần tiến hành kiểm tra, đánh giá và học sinh phải tự kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách đều đặn, toàn diện về cả mặt số lượng và chất lượng tri thức về kĩ năng hoạt động sáng tạo thông qua bài tập sáng tạo, có tính chất chẩn đoán.
3.7. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học:
Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao dần mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về mặt trí lực, thể lực một cách vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt.
Cách thực hiện:
Trước khi tiến hành giảng dạy cần nắm đặc điểm chung cũng như đặc điểm riêng của từng học sinh, nhất là về trình độ nhận thức, tinh thần, thái độ, động cơ học tập, hoàn cảnh gia đình. Có như vậy, việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới có cơ sở thực tiễn và dạy học mới có chất lượng hiệu quả.
Trong quá trình dạy học phải đi từ dễ đến khó, từ việc nắm chắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo đến việc vận dụng vào thực tiễn.
Trong quá trình tiến hành dạy học phải kịp thời điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu kém.
Cần cá biệt hóa việc dạy học, sử dụng những tác động thích hợp để nâng cao năng lực của học sinh khá, đồng thời dẫn dắt học sinh yếu kém.
Cần tổ chức cho học sinh giỏi giúp học sinh yếu kém.
3.8. Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học:
Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải nêu cho học sinh sự hấp dẫn, hứng thú, long ham hiểu biết, niềm vui và tác động mạnh mẽ đến tình cảm của họ.
Tình cảm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người. Tình cảm có tác dụng thôi thúc con người hành động thậm chí đến mức xả thân mình cho sự nghiệp.
Cách thực hiện:
Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, với kinh nghiệm cuộc sống của bản thân học sinh. Đó là phương tiện hình thành tình cảm nghĩa vụ và nâng cao hứng thú học tập.
Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện. Điều đó sẽ tạo cho học sinh hình thành tình cảm, trí tuệ.
Cần sử dụng hình thức trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học.
Cần sử dụng phương tiện nghệ thuật: tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, kịch …trong qua trình dạy học vì đó là phương tiện tác động mạnh mẽ đến tình cảm người học.
Tính cảm xúc của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, hoạt động học tập.
Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong sự tác động về mặt cảm xúc đối với người học.
3.9. Nguyên tắc đảm bảo chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học:
Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành cho người học có nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để có thể chuyển dần quá trình dạy học sáng quá trình tự học. Nghĩa là, người học có thể tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách khai thác kiến thức bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động học của mình, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự diều chỉnh hoạt động học của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khuyến cáo thế hệ trẻ: “ học hỏi là một công việc phải tiếp tục suốt đời…không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. “ lấy tự học làm cốt, có thảo luận và có chỉ đạo giúp vào”.
Cách thực hiện:
Để thực hiện nguyên tắc này cần:
Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh thực hiện có hệ thống công tác độc lập nhằm lĩnh hội tri thức về khoa học, kĩ thuât, nghệ thuật mà họ ưa thích.
Trong quá trình dạy học cần chú ý hình thành cho học sinh những kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tự tổ chức, kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động tự học của mình. Thông qua công tác độc lập làm cho học sinh cảm tháy rằng, việc tự học không chỉ là công việc của bản thân ừng người mà là sự quan tâm chung của cả tập thể lớp, của giáo viên và của tập thể sư phạm.
Trong các lần trò chuyện với học sinh cần làm cho họ hiểu rõ ý nghĩa của sự tự học trong thời đại hiện nay, tìm hiểu khó khăn mà họ gặp phải trong việc tự học và chỉ cho họ những biện pháp khắc phục khó khăn đó.
Cần tận dụng những nội dung dạy học, những hoàn cảnh huận lợi, nêu những tấm gương tự học của nhứng nhân vật trong lịch sử đất nước, danh nhân của nước ngoài, của những học sinh trong nước, trong trường, trong lớp để giáo dục học sinh.
Cần tăng dần tỉ trọng tự học về khối lượng tri thức, kĩ năng, kĩ cảo cho học sinh để khi tôt nghiệp phổ thông tất cả học sinh phải được hình thành nhu cầu, ý chí đối với tự học và hệ thống những kĩ năng cơ bản cần thiết cho sự tự học.
Mối liên hệ giữa các nguyên tắc dạy học:
Các nguyên tắc dạy học liên quan mật thiết với nhau. Nội dung của từng nguyên tắc đan kết với nhau, hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo chỉ đạo thực hiện quá trình dạy học đạt được hiệu quả. Chẳng hạn khi thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo ục trong dạy học không thể không chú ý tới nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạto của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học, nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá biệt trong điều kiện dạy học tập thể, nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của day học, nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học. Nếu xét các nguyên tắc dạy học khác thì cũng vậy. trong quá trình dạy học, với nội dung và những điều kiện dạy học nhất định,có thể coi trọng một nguyê
File đính kèm:
- phuong hang.doc