Chuyên đề Giáo viên chủ nhiệm với công tác hướng dẫn phương pháp học và tự học ở nhà cho học sinh

Như chúng ta đã biết, GD-ĐT là nhân tố giữ vai trò quyết định để thực hiện mục tiêu “ Dân giàu- nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Gần đây, nhu cầu đẩy mạnh phát triển giáo dục theo hướng hiện đại, đã thúc đẩy sự ra đời của hình thức dạy học lấy người học làm trung tâm. Đây là hình thức dạy học được áp dụng từ lâu ở nhiều nước tiên tiến có nền giáo dục hiện đại, phát triển. Đối với phương pháp này, người ta coi trọng việc tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặc theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu ) thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về “ phương pháp tự học”.

- Thực tế trong quá trình giáo dục ngày nay, hình thức dạy học lấy người học làm trung tâm của nước ta nói chung, trường ta nói riêng còn rất hạn chế. Một lí do dễ nhận thấy: Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học còn “nghèo nàn, lạc hậu”chưa đáp ứng được nhu cầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Ý thức học tập của học sinh chúng ta nói chung còn yếu kém. Đặc biệt là các em chưa đặt ra cho mình phương pháp học và tự học thích hợp, chỉ tập trung xoay quanh và nắm bắt một cách thụ động những kiến thức do thầy, cô dạy trên lớp.

- Với tôi, vai trò là GVCN, việc hướng dẫn cho các em phương pháp học trên lớp và phương pháp tự học ở nhà là rất cần thiết.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giáo viên chủ nhiệm với công tác hướng dẫn phương pháp học và tự học ở nhà cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ TỰ HỌC Ở NHÀ CHO HỌC SINH I. Đặt vấn đề. Lý do chọn đề tài. - Như chúng ta đã biết, GD-ĐT là nhân tố giữ vai trò quyết định để thực hiện mục tiêu “ Dân giàu- nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. - Gần đây, nhu cầu đẩy mạnh phát triển giáo dục theo hướng hiện đại, đã thúc đẩy sự ra đời của hình thức dạy học lấy người học làm trung tâm. Đây là hình thức dạy học được áp dụng từ lâu ở nhiều nước tiên tiến có nền giáo dục hiện đại, phát triển. Đối với phương pháp này, người ta coi trọng việc tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặc theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu…) thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về “ phương pháp tự học”. - Thực tế trong quá trình giáo dục ngày nay, hình thức dạy học lấy người học làm trung tâm của nước ta nói chung, trường ta nói riêng còn rất hạn chế. Một lí do dễ nhận thấy: Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học còn “nghèo nàn, lạc hậu”chưa đáp ứng được nhu cầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học. - Ý thức học tập của học sinh chúng ta nói chung còn yếu kém. Đặc biệt là các em chưa đặt ra cho mình phương pháp học và tự học thích hợp, chỉ tập trung xoay quanh và nắm bắt một cách thụ động những kiến thức do thầy, cô dạy trên lớp. - Với tôi, vai trò là GVCN, việc hướng dẫn cho các em phương pháp học trên lớp và phương pháp tự học ở nhà là rất cần thiết. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Nhằm trang bị cho học sinh những phương pháp, cách thức cơ bản trong quá trình tự học. Giúp cho học sinh nhận ra được: con đường để lĩnh hội tri thức không chỉ diễn ra trong nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà còn thể hiện ở chỗ người học phải tự vận động, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động ở nhà. - Kết hợp bài giảng trên lớp và quá trình tự học sẽ làm cho học sinh hiểu bài, khắc sâu kiến thức. Như chúng ta biết: hoạt động học tập thường diễn ra dưới nhiều hình thức. Nhưng trong thực tế chúng ta thường gặp đó là: học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và học không có hướng dẫn của giáo viên ( Chúng ta còn gọi là tự học ) + Học dưới sự hướng dẫn của giáo viên: là hình thức học diễn ra dưới sự điều khiển, chỉ đạo trực tiếp của thầy và các phương tiện kĩ thuật dạy học trên lớp. Trong cách học này, giáo viên truyền thụ kiến thức và dẫn giải cả cách tư duy để đi đến kiến thức cho học sinh. Cách học này có thuận lợi là khi nghe giáo viên giảng, học sinh không hiểu thì có thể hỏi ngay để giáo viên giảng kĩ hơn. Do đó, người học phải biết cách nghe giảng, ghi chép và hỏi thầy. + Mặc khác, để đạt hiệu quả cao trong học tập, học sinh phải có sự chuẩn bị về tâm thế, nghiên cứu trước bài học ( Tài liệu ), để dễ dàng cho việc theo dõi và nắm bài trong quá trình giáo viên giảng trên lớp. Việc ôn lại bài học là rất cần thiết sau mỗi buổi nghe giảng. Như vậy, trong cách học này sự tự học của học sinh vẫn diễn ra bởi “ học” và “ tự học” là hai quá trình không thể tách rời nhau. II. Giải quyết vấn đề. 1. Cơ sở lí luận. - Theo G.S Vũ Văn Tảo: “ Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thẻ hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người của mình bằng cách thu nhận, điều chỉnh và xử lí thông tin từ môi trường sống của chủ thể”. - Còn G.S Phan Ngọc Liên đưa ra khái niệm tự học của học sinh: “ Tự học của học sinh là phải nắm kiến thức một cách chính xác, vững chắc. Kiến thức phải được nhận thức một cách sâu sắc và có thể vận dụng một cách thành thạo. Việc tự học phải được tiến hành với sự hứng thú, say mê, ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động cần cù. Trong việc tự học, quan trọng nhất đối với học sinh không chỉ nắm vững kiến thức, hiểu sâu kiến thức mà còn hình thành ở các em tư cách phẩm chất của người lao động, kiên trì, sáng tạo”. - Đối với học sinh phổ thông, tự học còn có thể được hiểu là: “ Trên cơ sở bài giảng có tính chất gợi mở của giáo viên, người học phải biết vận dụng mọi năng lực trí tuệ, tình cảm và phẩm chất của mình để lĩnh hội. Người học phải đọc thêm sách giáo khoa và các tài liệu để hiểu kĩ vấn đề và có thể giải quyết các nhiệm vụ học tập” ( Trích trang 138-139 Tài liệu tập huấn GVCN với công tác tư vấn tâm lí- giáo dục cho học sinh trung học) Thực trạng. - Ngày nay, việc học kết hợp với tự học ở nhà đã được không ít học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học áp dụng. Tuy nhiên, ở mỗi cấp học có mức độ tự học khác nhau. Hầu hết các em đều có ý thức nghiên cứu bài học ở nhà trước khi đến lớp. Mặc khác, trong tình hình hiện nay, các tài liệu giúp cho học sinh tự nghiên cứu cũng rất nhiều, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng học tập của các em. - Tuy nhiên, đối với cấp học THCS, ý thức tự học ở nhà còn rất hạn chế. Nếu có, thì các em chỉ ghi lại những tri thức trong tài liệu mà thôi, chứ thật ra các em không hiểu gì về bản chất của tri thức đó vì bản thân các em không tìm được phương pháp, cách thức để nắm sâu, nắm kĩ tri thức. Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tìm ra phương pháp tốt nhất trong thời gian học trên lớp cũng như trong quá trình tự học ở nhà. - Nhìn chung đề tài có những thành công nhất định. Sau khi áp dụng hướng dẫn các em về phương pháp tự học ở nhà, chất lượng của lớp chủ nhiệm có tiến bộ rõ rệt. - Tuy nhiên, sự tiến bộ của học sinh còn hạn chế. Nguyên nhân do ý thức tự học của các em cũng như thời gian học trên lớp còn lơ là, một số học sinh do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên thời gian dành cho việc tự học ở nhà rất ít. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng trong công tác dạy và học. 3. Giải pháp, biện pháp. Hầu hết các học sinh trong học tập thường thì thiếu phương pháp học, không nắm được trọng tâm bài, học tràn lan nên rất dễ quên. Khi đã quên thì học bài cũ như mới, rất tốn thời gian. Vì vậy cần tạo cho mình phương pháp học, lúc đầu khó nhưng khi quen rồi cảm thấy nhẹ nhàng, cảm thấy rất tự tin khi đến lớp. Có nhiều học sinh khi nắm kỹ bài nhưng thấy chưa đủ cần bổ sung kiến thức nên đi học thêm để hiểu bài thấu đáo hơn là tốt. Nhưng cũng không ít người chẳng hiểu gì hết, học ở trường không hiểu, phải học thêm cho hiểu mà thực chất vốn kiến thức chẳng có thì học cho mấy cũng như không. Điều cốt lõi là phải tạo cho mình vốn kiến thức cần thiết. Để làm được điều đó cần phải tự mình học hỏi, tự mình khai thác tiềm lực của mình trước. Nếu xét kỹ thì thời gian dành cho việc tự học tại nhà là rất quý, nếu vận dụng được sẽ tốt rất nhiều. Sau đây là một vài phương pháp  học trên lớp và tự học ở nhà theo tôi là có hiệu quả, GVCN ( cả giáo viên bộ môn ) cần hướng dẫn thường xuyên cho học sinh. * Trước tiên, tôi xin trình bày một vài phương pháp tự học ở nhà. Vì đây chính là bước chuẩn bị giúp cho học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức do giáo viên dạy trên lớp. Thời gian tự học ở nhà rất quan trọng, đây là lúc học sinh có nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. a.   Hướng dẫn học sinh chuẩn bị điều kiện học tập tại nhà. Giáo viên cần phải giáo dục cho học sinh: - Trước hết, phải cần xác định cho mình tư tưởng: còn nhiều điều chưa hiểu, chưa nhớ trong bài học do thầy dạy. Phải có ý thức nhìn nhận rằng: cũng bài đó, cũng kiến thức đó, cũng thầy giáo ấy dạy nhưng tại sao các bạn hiểu, làm được các bài tập, còn mình thì không? Từ đó, các em mới có được ý thức: “ Phải tự nghiên cứu thêm, phải tự học thêm ở nhà mới có thể tiến bộ như các bạn”. - Cần phải tạo cho mình môi trường học tập tốt nhất tại nhà: nơi học tập cố định, đủ sách vở, tài liệu tham khảo cần thiết, tránh ồn ào, nhất là nơi có  người thường xuyên đi lại. Vì tiếng ồn có thể gây phiền toái, làm cắt ngang sự tư duy và đó thường là nguyên nhân của sự lơ là, xao nhãng thậm chí khó chịu. Phải có đủ ánh sáng để khỏi hại mắt.  Nếu học sinh có phòng riêng thì nên thiết kế trong phòng. - Hạn chế đến mức thấp nhất việc xem ti vi, phim ảnh, nghe nhạc trong lúc tự học…Khi vào học là phải tập trung cao độ, gát bỏ tất cả chuyện khác. - Tinh thần tự học phải cao, phải có ý thức vượt qua trở ngai. .. Khi gặp khó khăn không trùng bước. - Cần có đồng hồ để thực hiện đúng trình tự Thời gian biểu. b.   Hướng dẫn học sinh lập thời khóa biểu ( Thời gian biểu ) học tại nhà: - Tự lập cho mình Thời gian biểu học tại nhà và thực hiện nghiêm túc, đúng giờ như ở trường. - Thời gian biểu tại nhà dựa vào Thời khoá biểu ở trường, chủ yếu là học bài cho ngày nay và chuẩn bị bài cho ngày mai. Tùy môn mà dành thời gian ít hoặc nhiều, không xem nhẹ bất cứ môn học nào. - Không có Thời gian biểu tự học tại nhà sẽ rơi vào tình trạng học tràn lan, không biết học môn nào trước môn nào sau, không giờ giấc, đây là điều rất thường thấy ở học sinh. - Thời gian ở nhà khá nhiều nên Thời gian biểu có thể là ngày, đêm gồm ba nội dung trọng tâm cần phải thực hiện được:     +  Học lại bài và làm tất cả những bài tập đã học trong ngày.     +  Ôn bài cho các môn học ngày mai.     +  Nghiên cứu bài sẽ học ngày mai. Ba nội dung trên thấy đơn giản nhưng khối lượng công việc rất nhiều nên cần phân phối thời gian hợp lý và quan trọng nhất là ý thức chấp hành việc thực hiện Thời gian biểu.      Đối với những bài đã học tại lớp trong ngày: - Phải học lại bài học vừa xong trong ngày vì sẽ dễ nhớ và làm bài tập dễ dàng hơn. Có nhiều điều quên nhưng lúc đó có thể hình dung, nhớ lại lời giảng của thầy, cô. - Phải trả lời cho được tất cả các câu hỏi của SGK, làm tất cả bài tập vì hầu hết các câu hỏi, bài tập đó là trọng tâm bài không thể để trôi qua dù là câu hỏi dễ nhất. - Học lại bài vừa học ít ai thực hiện vì hầu hết chỉ lo bài ngày mai, mà như vậy là kiến thức vừa học để hôm sau sẽ quên hết, khi học lại sẽ như mới. Vì thế nên thực hiện việc này trước rồi học bài cho các môn học ngày mai. - Khi học đã hiểu thấu đáo rồi thì việc học ôn lại bài của hôm sau rất đơn giản.     Đối với việc học bài cũ: - Môn học ngày mai ít khi trùng với hôm nay, thế nhưng nhờ đã hiểu bài từ trước nên việc ôn lại sẽ ít tốn thời gian.  - Trước khi học bài cũ, học sinh cần xác định nội dung của bài gồm những phần nào là chính. - Hạn chế việc học thuộc lòng từng câu, từng từ trong sách hoặc bài giảng vì như vậy sức đâu mà nhớ. Hiển nhiên là loại trừ những điều bắt buộc. - Tập thói quen nắm ý chính của mỗi phần rồi từ đó diễn đạt theo ý của mình. - Học bài nào chắc bài đó, cần phải hiểu rõ nội dung chính mới nhớ lâu và cũng là cơ sở chắc chắn để học tốt bài tiếp theo . - Khi đã nắm chắc bài, còn thời gian nên lấy kiến thức học thêm, sách tham khảo… giải các bài tập khó của bài ấy để mở rộng kiến thức....  Đối với việc nghiên cứu bài mới cho ngày mai: - Nhờ nắm chắc kiến thức bài đã học nên việc nghiên cứu bài mới sẽ rất thuận lợi. Trong nghiên cứu bài mới không yêu cầu học thuộc điều gì. Mục đích chính là đọc – hiểu và vận dụng xem trước các bài tập. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh “ Kĩ năng đọc sách và tài liệu”. Sách báo, tài liệu ( Gọi chung là sách ), là kho tàng tri thức của nhân loại được lưu truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức vô giá đối với mọi người. Đối với học sinh, kĩ năng đọc sách là vô cùng quan trọng. Nếu học sinh đọc sách có phương pháp thì sẽ đạt hiệu quả rất cao. Như vậy khi đọc sách, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh: - Đọc từng câu và nghiên cứu thật kỹ từng ý bài mới, tìm cho được trọng tâm bài. - Bài tuy dài nhưng rút cho được nội dung chính như vậy là đã thực hiện soạn bài. - Những chỗ chưa hiểu, dùng bút chì đánh dấu để khi đến lớp chú ý nghe giảng. Hoặc hỏi giáo viên. - Lĩnh hội kiến thức mới từ chỗ tự nghiên cứu ( Tự học ở nhà) và nghe giảng ( Học tại lớp ) có thể thuộc bài ngay tại lớp. - Ngoài các tài liệu tham khảo, học sinh có thể truy cập vào website Họcmai.vn để tự kiểm tra kết quả tự học ở nhà của mình. c. Lên lịch tự học tại nhà như thế nào? - Những vấn đề nêu trên thấy đơn giản nhưng nếu không tính toán sắp xếp sẽ không thể thực hiện được. Ví dụ bình quân mỗi môn là 30 phút, mỗi phần học có 4 môn như vậy đã mất 2 giờ. Ba phần học mất ít nhất là 6 giờ cho mỗi ngày. Đây chỉ là ví dụ còn cụ thể phải tùy theo môn mà tăng hoặc giảm thời gian. - Thời gian để thực hiện thường cố định là buổi tối, còn lại là buổi sáng hoặc chiều. Bên cạnh đó buổi sáng hoặc chiều còn phải học trái buổi theo TKB biểu tại trường hoặc học thêm môn nào đó. - Do những ràng buộc trên nên việc tạo thời gian biểu tại nhà phải linh hoạt tùy theo ngày chứ không cố định ngày giờ được. * Khó khăn là vậy nên cần có quyết tâm, có ý chí phấn đấu để thành công trong việc học thì sẽ làm được. Khi đã tạo cho mình thói quen thì việc học sẽ thấy dễ dàng, không đáng lo nữa.  “  Điều vui nhất trong đời học sinh là khi đến trường cảm thấy tự tin, không lo sợ việc không thuộc bài, hoặc không hiểu bài” * Như đã trình bày, tự học ở nhà chính là bước chuẩn bị giúp cho học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức do giáo viên dạy trên lớp. Trên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư tưởng theo dõi một cách không thụ động , biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ chưa hiểu được rõ để thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy chú ý phát huy năng lực trí tuệ của trò, trò biết tự phát huy để hưởng ứng.Trò là chủ thể là thế, trò không phải nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Như vậy, việc học tập trên lớp để đạt hiệu quả tốt nhất thì học sinh cần phải chú ý một số vấn đề như sau: a. Phải rèn luyện kĩ năng nghe giảng trên lớp. Bài giảng của giáo viên là sự truyển đạt những nội dung cơ bản của môn học, những khái niệm, phương pháp tiếp cận vấn đề và đi sâu tìm hiểu vấn đề. Cho nên thường cung cấp thông tin quan trọng, chọn lọc, cần thiết tao cho học sinh cái nhìn tổng quát về bài học. Bài giảng còn giúp học sinh nắm được phương thức tư duy, kích thích tính tích cực học tập. Do đó, trong khi nghe giảng, học sinh phải biết cách tập trung tư duy để ghi nhớ, đào sâu và viết lại kiến thức. Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng nghe giảng và ghi chép bài trên lớp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, kĩ năng nghe giảng của học sinh cũng rất hạn chế. Có không ít học sinh không chú ý lắng nghe lời giảng hoặc khi giáo viên giảng thì lo nói chuyện riêng tư. Chính điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của cả lớp. - Kết hợp chặt chẽ giữa bài giảng của giáo viên trên lớp với hoạt động tự học ở nhà của học sinh là phương pháp cơ bản để thực hiện được vấn đề nêu trên. - Khi nghe giảng, học sinh cần phải hướng sự chú ý của mình vào những cái mới, những vấn đề mới đối với bản thân sao cho nắm chắc, đầy đủ và có hệ thống bài giảng đang được trình bày. - Học sinh cần xác định nội dung cần tập trung nghe giảng để hiểu, nội dung cần ghi chép đầy đủ, nội dung cần tóm tắt….Điều đó, đảm bảo cho việc nghe giảng hoàn toàn chủ động và hiệu quả. b. Phải rèn luyện kĩ năng ghi chép khi nghe giảng trên lớp. Ghi chép trong quá trình nghe giảng không chỉ giúp cho trí nhớ được đầy đủ mà còn giúp cho học sinh tập trung chú ý liên tục trong khi nghe. Có nhiều cách ghi chép, học sinh cần lựa chọn cho mình cách ghi chép hợp lí và hiệu quả nhất, đỡ tốn thời gian công sức nhất như: Ghi tốc kí “Ý” hoặc “lời” giáo viên; ghi những điều học sinh thấy cần thiết; có thể ghi khái quát theo cách hiểu của mình… Thông thường học sinh của chúng ta còn yếu kém ở mặt này. Có khoảng 90% học sinh không biết ghi chép khi nghe giảng ( Ngay cả học sinh khối 9). Sau nghe giảng, thường các em chờ giáo viên ghi lên bảng mới chép “ nguyên si” vào vở. Đây là mặt hạn chế rất lớn mà giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn cần phải rèn luyện “ thường xuyên” cho học sinh. Để ghi chép hiệu quả, học sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây: - Ghi từng môn học vào vở riêng, không ghi lẫn lộn vào nhau. - Không ghi vở lí thuyết chung với bài tập. - Không ghi ra giấy nháp, dễ thất lạc và lộn xộn. - Ghi nhanh nhưng không ghi chép quá cẩu thả để khi đọc lại sẽ gặp khó khăn. - Tập dùng chữ viết tắt và kí hiệu của riêng mình và thống nhất trong suốt quá trình ghi chép. - Ghi rõ ràng, nhanh các sơ đồ, đồ thị và hình vẽ cũng như các chú thích về chúng. - Có thể ghi vắn tắt theo cách hiểu từng vấn đề trọn vẹn. - Ghi đề mục to rõ ràng, cần gạch chân, đánh dấu để dễ nhận biết, dễ phân biệt. c. Phải rèn luyện kĩ năng làm bài tập ở nhà. Đối với học sinh, làm bài tập về nhà có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng học tập. Thông qua làm bài tập ở nhà học sinh sẽ nắm vững hơn, củng cố và mở rộng hơn các tri thức đã được lĩnh hội. Giải bài tập còn rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và linh hoạt, tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu. Kĩ năng làm bài tập về nhà rất quan trọng nó quyết định đến chất lượng và hiệu quả học tập của học sinh. Không học sinh nào có thể trở nên khá giỏi nếu học sinh đó không làm bài tập về nhà. Thực tế, học sinh chúng ta ngày nay rất “ Lười” làm bài tập ở nhà. Có khi các em diện lí do là “ không biết làm” để “ qua mặt” giáo viên. Chính ý thức như thế dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Như vậy, nhiệm vụ của GVCN, cũng như giáo viên bộ môn cần giáo dục ý thức- kĩ năng làm bài tập ở nhà cho học sinh. Kĩ năng làm bài tập về nhà của học sinh cần phải được rèn luyện hằng ngày sau mỗi buổi lên lớp nghe giảng. - Giáo dục học sinh thói quen làm bài tập về nhà. - Cần đọc đề thật kĩ để xác định yêu cầu của đề bài. Tức là xem đề bài cho cái gì, cần tìm cái gì. Xác định mối liên hệ giữa cái phải tìm là gì. Từ đó định hướng suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề. - Khi thực hiện các bước giải bài tập phải thật chính xác trong tính toán, chặt chẽ trong lập luận. - Sau khi giải xong bài tập cần kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ các bước giải theo yêu cầu của đề bài. Có thể sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện bài tập. d. Phải rèn luyện kĩ năng tham gia tích cực- chủ động xây dựng bài học trên lớp. Đây là một vấn đề khá quan trọng trong công tác giảng dạy. Đối với một tiết lên lớp, học sinh tham gia tích cực, thảo luận, đóng góp ý kiến, thậm chí hỏi giáo viên những vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức, những nội dung không hiểu hoặc hiểu chưa rõ thì tiết đó mới thật sự là có “ Hiệu quả”, mới thật sự đánh giá đúng thực chất hoạt động tự học ở nhà của học sinh. Nhưng thực tế chúng ta thấy rất rõ: Tính tích cực chủ động của học sinh trong các tiết học trên lớp còn rất hạn chế. Hầu như mỗi tiết học/ lớp có khoảng 20% học sinh tham gia tích cực. Số học sinh còn lại thì thụ động không chú ý gì đến nội dung vấn đề, chỉ chờ đợi kết quả rồi ghi vào vở. Đây cũng là một hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của lớp. Như vậy, nhiệm vụ của GVCN, giáo viên bộ môn phải hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng tham gia tích cực- chủ động xây dựng bài học trên lớp cho học sinh. - Để tham gia tích cực trong giờ học, trước tiên học sinh phải hoàn thành tốt kĩ năng tự học ở nhà ( Đã trình bày ở phần trên ). - Mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến, trình bày những suy nghĩ của mình. Giáo viên bộ môn cần khuyến khích học sinh phải hỏi hoặc yêu cầu giáo viên giảng lại những vấn đề chưa hiểu. - Tham gia tích cực hoạt động nhóm, thảo luận, tranh luận. - Giáo viên chủ nhiệm cần tuyên dương những học sinh tích cực trong hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. - Giáo viên bộ môn cần có biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh bằng nhiều cánh như: Sử dụng phiếu học tốt, khen ngợi trước lớp, có thể cho điểm kiểm tra miệng... Tuyệt đối: Không được chê bai học sinh, hoặc ghi nhận vào sổ đầu bài cho rằng học sinh đó không chuẩn bị bài, hay chuẩn bị bài chưa tốt,… khi ý kiến phát biểu của các em không chính xác. Điều này không chỉ làm ức chế học sinh trong tiết học mà còn………. “ Phản khoa học trong công tác giáo dục”. 4. Kết quả thu được của vấn đề nghiên cứu. Nhìn chung, trong những năm gần đây, tôi có thực hiện một chuyên đề về công tác chủ nhiệm với mục đích nâng cao chất lượng học sinh lớp chủ nhiệm về hai mặt “ Đức- Tài” Song song với nội dung trên, tôi cũng từng giáo dục học sinh về phương pháp tự học ở nhà, cũng như việc phát huy tính tích cực chủ động trên lớp học. Kết quả cũng rất khả quan. Cụ thể như sau: Năm học 2012-2013: Lớp 9ª4 có 35 học sinh. Kiểm tra chất lượng đầu năm học như sau: Loại giỏi: 3/35. Loại khá: 4/35 Loại TB: 15/35 Loại yếu: 13/35 Kết quả cuối năm học với chất lượng như sau: Loại giỏi: 6/35. Loại khá: 6/35 Loại TB: 23/35 Loại yếu: 0/35 Tỉ lệ học sinh được xét tốt nghiệp: 100%. Năm học 2013-2014: Lớp 9ª2 có 33 học sinh. Kết quả học kì I: Loại giỏi: 8/33. Loại khá: 18/33. Tỉ lệ Khá giỏi: 78,8% Loại TB: 7/33. III. Kết luận- kiến nghị. Kết luận: Qua hai năm áp dụng vấn đề giáo dục Phương pháp học và tự học ở nhà cho lớp chủ nhiệm, bản thân đã nhận thấy được: GVCN có vai trò rất to lớn trong việc tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh ý thức học tập tốt, nâng cao chất lượng học tập. Như vậy, muốn cho kết quả học tập của lớp chủ nhiệm không ngừng đi lên, GVCN cần phải: - Giáo dục và rèn cho học sinh phương pháp tự học ở nhà bao gồm: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị điều kiện học tập tại nhà; Hướng dẫn học sinh lập thời khóa biểu ( Thời gian biểu ) học tại nhà; Lên lịch tự học tại nhà như thế nào; Rèn luyện kĩ năng làm bài tập ở nhà. - Giáo dục và rèn luyện cho học sinh phương pháp học trên lớp bao gồm: Rèn luyện kĩ năng nghe giảng trên lớp; Rèn luyện kĩ năng ghi chép khi nghe giảng trên lớp; Rèn luyện kĩ năng tham gia tích cực- chủ động xây dựng bài học trên lớp. 2. Kiến nghị: Thay đổi phương pháp học của học sinh đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của giáo viên và nhà trường. Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục thì vai trò của người học đã có sự thay đổi, họ trở thành người giữ vai trò trung tâm, là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của quá trình học tập. Bên cạnh việc học ở lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì người học còn phải tự nghiên cứu, tự tìm hiểu khám phá để lĩnh hội tri thức. Không những thế, về mặt tâm lý học cũng cho thấy việc tự học sẽ làm cho người học phát huy được hết nội lực đem lại hiệu quả hơn trong quá trình học tập.  Chính vì thế, GVCN, GV bộ môn không những cố gắng hết sức mình, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ công tác giảng dạy mà còn phải rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập sao cho có hiệu quả cao nhất. Trên đây là những điều tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua. Nhìn chung kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn không khỏi những mặt hạn chế thiếu sót. Nay kính mong Ban giám hiệu; Tập thể giáo viên Trường THCS Thị trấn Cù Lao Dung.... góp ý chân thành để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu góp phần vào sự nghiệp “Trồng người ” của đất nước. Trân trọng kính chào ! Cù Lao Dung, ngày 07 tháng 02 năm 2014 Người thực hiện LÊ VĂN HÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tập huấn “ GVCN với công tác tư vấn tâm lí- giáo dục cho học sinh trung học” PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa - Chủ biên ( Trọng tâm ) Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm. SGK Ngữ văn 9 tập 2. Bàn luận về phép học ( Luận học pháp ) - Nguyễn Thiếp. SGK Ngữ văn 8 tập 2. Phương pháp giảng dạy Văn học- GS. Phan Trọng Luận. Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy học giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.Trần Bá Hoành, Tháng 7/1998, Học và dạy cách học, Tạp chí Tự học.Vũ văn Tảo, Tháng 4/2001. Một số tư liệu tham khảo trên Internet.

File đính kèm:

  • docChuyên đề 2014.doc
  • docBia chuyen de.doc
  • pptCHUYEN DE 2014.ppt
  • docFile báo cáo.doc