Cần chấm dứt TPTTTE vì:
TPTTTE gây ra những hậu quả nặng nề cho TE, gia đình, nhà trường và XH.
Không phù hợp với đạo đức nhà giáo.
Không tạo được môi trường giáo dục
TPTTTE là vi phạm pháp luật VN và quốc tế.
54 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2013 NHIỆM VỤ CỦA NHÀ GIÁO Dạy chữ Dạy người Tri thức/ kỹ năng hành vi/ thái độ Nhân cách Phương pháp Phương pháp Điều kiện (Trình độ GV, CSVC, mối quan tâm bên ngoài) Điều kiện (Trình độ GV, CSVC, mối quan tâm bên ngoài) Sản phẩm GIÁO DỤC Tập trung giải quyết yêu cầu của thi cử (học ứng thí) NHIỆM VỤ CỦA NHÀ GIÁO ĐÃ HOÀN THÀNH CHƯA? HOÀN THÀNH Ở MỨC ĐỘ NÀO? CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC NĂNG LỰC DẠY CHỮ NĂNG LỰC DẠY NGƯỜI DẠY CHỮ DẠY NGƯỜI VĂN MINH VĂN HOÁ VĂN MINH KHÔNG ĐỒNG HÀNH CÙNG VĂN HOÁ: THẢM HOẠ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG “DẠY NGƯỜI” TRONG NHÀ TRƯỜNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG “DẠY NGƯỜI” TRONG NHÀ TRƯỜNG BỐI CẢNH GIẢI PHÁP GD TRUYỀN THỐNG NHO GIÁO, ÁP ĐẶT THỤ ĐỘNG, MỘT CHIỀU VV… GD HIỆN NAY BÌNH ĐẲNG, CHỦ ĐỘNG,TƯƠNG TÁC VV… GIẢI PHÁP/ NHIỆM VỤ ĐẶT RA CÁCH DẠY CHỮ CÁCH DẠY NGƯỜI ĐỔI MỚI GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BiẾN (Trừng phạt thể) Biện pháp giáo dục làm tổn thương về mặt thể xác và tinh thần của trẻ THỰC TRẠNG (Hồi tưởng về 1 câu truyện về sự trừng phạt) NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ Cần chấm dứt TPTTTE vì: TPTTTE gây ra những hậu quả nặng nề cho TE, gia đình, nhà trường và XH. Không phù hợp với đạo đức nhà giáo. Không tạo được môi trường giáo dục TPTTTE là vi phạm pháp luật VN và quốc tế. RÀO CẢN NÀO CHO SỰ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT? Người lớn thường có những lý lẽ nguỵ biện cho các hành động trừng phạt trẻ em của mình. Quan điểm xã hội còn tồn tại về trừng phạt thân thể trẻ em. Khó thay đổi thói quen của cá nhân . Việc thực thi luật pháp còn chưa nghiêm, các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể . Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương . Tác động tiêu cực của xã hội . Áp lực công việc của giáo viên. Rất khó thay đổi vì: CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ ĐỔI MỚI CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH Một số gợi ý để bắt đầu cho sự thay đổi: 1. Giáo viên: Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học , khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh. Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh Quan tâm chăm sóc đến bản thân ( tinh thần và thể xác) Tự đặt mình vào hoàn cảnh cuả trẻ *Giáo viên: Ghi chép nhật ký công tác lớp Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải toả stress Gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc với trẻ Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Không tiết kiệm lời khen với trẻ Tạo không khí lớp sinh động Tìm cách hiểu học sinh thông qua các hoạt động Tìm sự trợ giúp từ mọi người 2.Cán bộ quản lý: Tổ chức tuyên truyền vận động Cung cấp tài liệu sách báo Tổ chức hội thảo, tập huấn Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực 1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại của chúng. 2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng. 3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời . 4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập. 5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. 6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu. 7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập. 8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên. 9. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chùng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này. 10. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên. 11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp. 12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn. 13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng. 20 ®iÒu gi¸o viªn nªn biÕt 14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm. 15. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bận cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương. 16. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá. 17. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được. 18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn. 19. Đừng dạy học sinh quá tự tin - sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ. 20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng. GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC VÌ LỢI ÍCH TỐT NHẤT CỦA TRẺ KHÔNG LÀM TỔN THƯƠNG VỀ THỂ XÁC VÀ THẦN CÓ SỰ THOẢ THUẬN GIỮA NGƯỜI KỶ LUẬT VÀ NGƯỜI BỊ KỶ LUẬT PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐiỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC : 1/ Đối với HS: Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến. Tích cực, chủ động hơn trong học tập. Tự tin trước đám đông Phát huy được khả năng của mình. 1.Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC 2/ Đối với GV: Giảm được áp lực quản lý lớp học vì HS hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò; GV được HS tin tưởng, tôn trọng. Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục. Được sự đồng tình của gia đình HS và XH. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC : 3/ Đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, XH Nhà trường trở thành môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội. Đào tạo được những công dân tốt Giảm thiểu được các TNXH , bạo hành, bạo lực. Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh. … Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực Có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật có thể áp dụng được trong lớp học. Có thể chia thành các nhóm biện pháp: 1. Thay đổi cách cư xử trong lớp 2. Quan tâm đến những khó khăn của HS 3. Tăng cường sự tham gia của HS 4. Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp. 1. Thay đổi cách cư xử trong lớp học Thay đổi cách cư xử trong lớp học phải dựa trên cơ sở: - Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán - Khuyến khích, động viên tích cực - Đưa ra những hình thức kỷ luật phù hợp và nhất quán. - Làm gương trong cách cư xử. 1.1 Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán Việc xây dựng các quy tắc phải đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà GV mong đợi ở HS của mình; phải thể hiện niềm tin của GV vào sự tiến bộ của trẻ. Không nên đề ra quá nhiều quy tắc. Cần tập trung vào một số quy tắc cơ bản, quan trọng. Các quy tắc cần cân đối hài hòa giữa lợi của cá nhân trẻ và lợi ích tập thể 1.2. Khuyến khích, động viên tích cực Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: 1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp; tặng phiếu khen; thư khen gửi về GĐ,… Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi HS có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những HS mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền hưởng quyền lợi đó. Những quyền lợi phải là những điều HS thích và trân trọng. Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của HS 1.3. Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán/50 Các biện pháp xử phạt phải giúp HS biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai. Không bao giờ được sử dụng những hình phạt khiến trẻ cảm thấy mình là kẻ vô dụng, bỏ đi. Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực. Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm Tránh gây căng thẳng, đối đầu với HS Khi phạt, cần nói rõ sai phạm của HS Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng và bình tĩnh Không phạt HS vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan Không phạt HS vì những quy định chưa được thỏa thuận trước 1.4. Làm gương trong cách cư xử Trẻ em luôn học và làm theo những gì các em thấy từ cuộc sống và những người xung quanh. GV cần cư xử với HS và với mọi người xung quanh một cách nhẹ nhàng, khoan dung, nhân ái, độ lượng, … thì HS sẽ học theo cách cư xử đó. Những hành vi tiêu cực/mắc lỗi của trẻ thường do những khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống gây ra, tác động đến hành vi của trẻ. Khó khăn của trẻ có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà trẻ gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lý, bị hiểu lầm,... Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lý của trẻ sẽ giúp GV không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn giáo dục trẻ có hiệu quả. //( 113-hiểu học trò ) 2. Quan tâm đến khó khăn của học sinh Để tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ trẻ giải quyết khó khăn, GV cần lưu ý một số điểm sau: Tránh đối đầu với HS, nhất là trước mặt những người khác Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của trẻ - Cần tránh “lên lớp” hoặc “chỉ trích” trẻ trước khi tìm hiểu nguyên nhân. Cố gắng giúp HS tìm ra giải pháp phù hợp với các em. //(câu chuyện vê teddy). HS được tham gia là HS được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng. Sự tham gia của HS trong các công việc của trường, lớp là cần thiết vì: + Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt quy định do chính các em đề ra. + Giúp HS rèn KN giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định. + Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS. 3. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của trường, của lớp Một số lưu ý : Trước khi xây dựng các quy định, GV nên tham khảo các tài liệu liên quan đến quyền trẻ em. Nội quy phải đáp ứng được mục tiêu GD Nội quy phải được xây dựng vào đầu năm học và có thể điều chỉnh và bổ sung sau mỗi HK. 4. Xây dựng tập thể lớp Tập thể lớp tốt là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực. Vai trò của GV: Định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, xd môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe và tôn trọng ý kiến HS; là tấm gương sáng cho HS noi theo. Vai trò HS: Tự giác xd và thực hiện NQ; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách g/q các xung đột, có ý thức hợp tác nhóm; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết thực hiện quyền và bổn phận của mình Để xây dựng tập thể lớp tốt, GV có thể tổ chức các hoạt động: Gợi ý cho học sinh hình dung về hình ảnh một lớp học lý tưởng Rèn cho học sinh ý thức tự giác, thực hiện kỉ luật lớp học Luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác Suy nghĩ về trách nhiệm của giáo viên và học sinh. Giáo viên phải là người quan sát => Tạo môi trường an toàn để giải quyết vấn đề Tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn của học sinh về lớp học Nhận biết về cảm xúc của học sinh Nhắm mắt lại và suy nghĩ khi gặp những vướng mắc Hãy khen ngợi, đừng chê bai Công nhận và khuyến khích những đặc điểm tốt Tăng cường sự gắn bó giữa nhà trường và gia đình
File đính kèm:
- Hung Yen kltc. tuoi.ppt