Chuyên đề Dạy và học tích cực môn khoa học

Câu hỏi thảo luận nhom

 

  1. Học sinh của bạn thường gặp khó khăn gì khi học môn khoa học ?

 

  2. Khi dạy môn khoa học , bạn thường gặp những khó khăn gì ?

   

  3. Bạn sử dụng những phương pháp gì để khuyến khích học sinh học tốt môn khoa học ?

      

4. Phương pháp đánh giá học sinh mà bạn đang sử dụng trong giờ dạy môn khoa học là gì ?

     

5. Bạn hi vọng đạt được gì qua đợt học tập chuyên đề này ?     

 

ppt53 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Dạy và học tích cực môn khoa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC MÔN KHOA HỌC THÁNG 12/2007 HOẠT ĐỘNG HÒM THƯ Câu hỏi thảo luận nhom  1. Học sinh của bạn thường gặp khó khăn gì khi học môn khoa học ?     2. Khi dạy môn khoa học , bạn thường gặp những khó khăn gì ?       3. Bạn sử dụng những phương pháp gì để khuyến khích học sinh học tốt môn khoa học ?        4. Phương pháp đánh giá học sinh mà bạn đang sử dụng trong giờ dạy môn khoa học là gì ?       5. Bạn hi vọng đạt được gì qua đợt học tập chuyên đề này ?      HOẠT ĐỘNG HÒM THƯ  1. Khó khăn về trang thiết bị; cơ sở vật chất; ít được tham quan học tập trong môi trường thực tế; tâm lí còn nặng về bài học lí thuyết; chưa hứng thú trong giờ học . . .    2. Thiếu thốn dụng cụ thực hành thí nghiệm – tranh ảnh; phòng học chật chội; sĩ số lớp đông khó có thể tổ chức các hoạt động dạy học; chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh học tập thực tế, tiếp cận bài học trên lí thuyết . . .    3. Tổ chức thảo luận nhóm – phỏng vấn – sắm vai – mô phỏng – chơi các trò chơi vận động (ngoài trời) – đóng kịch . . .   Đánh giá thông qua các hoạt động mà học sinh tham gia trong suốt quá trình học tập như: hoạt động nhóm – các hình thức thi đua – thực hành quan sát – mô tả - kĩ năng trình bày một vấn đề cụ thể . . .   5. Các hình thức tổ chức học tập; các phương pháp đa dạng nhằm tích cực hoá hoạt động dạy và học trong một giờ cụ thể; các phương pháp đánh giá; những biện pháp rèn kĩ năng học tập cho học sinh. . .   DẠY TÍCH CỰC      - Giáo viên cảm thấy phải có trách nhiệm sao cho học sinh cần tham gia vào quá trình hoạt động tích cực trong giờ học.      - Làm sao cho học sinh không chỉ học mà cần phải tư duy .      - Luôn tổ chức các hoạt động học tập đa dạng . HỌC TÍCH CỰC      - Là sự học không bị áp đặt, hoàn toàn do ham muốn. Học do say mê, cảm thấy ham thích hơn trong học tập.      - Học sinh khi học cần phải biết mình cần gì , từ đó tìm kiếm giải pháp sao cho hợp lí nhất.      - Cần có sự tham gia của nhiều người.      - Người học cảm thấy thoải mái.      - Học sinh tham gia hoạt động một cách hứng thú, tích cực – hoạt động nhiều.      - Bản thân tự chịu trách nhiệm về việc mình đã nói – đã làm.      - Học sinh có thể diễn tả - tái tạo lại các thông tin được nắm bắt. HOẠT ĐỘNG CHƯỚNG NGẠI VẬT NHỮNG QUẢ TÊN LỬA FIZZ POP THỨC ĂN CHÚNG TA ĂN VÀO SẼ ĐI ĐÂU Dụng cụ: một chiếc bánh ga tô và một cóc nước cho mỗi người Yêu cầu: ăn bánh ga tô và uống nước. *Làm việc theo nhóm: - Cố gắng cảm nhận nơi thức ăn đến bên trong cơ thể. - Viết vào vở những gì bạn cảm nhận được trong cơ thể mình. *Làm việc cá nhân: - Vẽ đường đi của bánh ga tô và nước lên hình vẽ đơn giản (của cơ thể) đã cho. - Ghi lại những câu hỏi bạn đặt ra. *Làm việc theo nhóm (viết lên giấy A0 cho toàn nhóm): - So sánh hình vẽ của các bạn và đưa ra một danh sách những điểm mà các bạn không thống nhất. - Các bạn có đề xuất gì để tìm ra câu trả lời? Viết ra những đề xuất, dự định của nhóm. KĨ NĂNG KHOA HỌC Hoạt động nhóm: Những kĩ năng nào học sinh cần có để tiến hành các thí nghiệm khoa học?      *  QUAN SÁT - DỰ ĐOÁN - PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP - ĐÁNH GIÁ - THỰC HÀNH      *   Là những kĩ năng khoa học (được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học sau này của học sinh) như: - Kĩ năng xử lí khoa học (TƯ DUY)             - Kĩ năng thao tác (DÙNG TAY ĐỂ THỰC HÀNH)   PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUÁT ( POE)                             * PREDICT  : dự đoán                             * OBSERVE : quan sát                             * EXPLAIN  : giải thích KĨ NĂNG XỬ LÍ KHOA HỌC I. Những kĩ năng xử lí khoa học cơ bản Quan sát: dùng thính giác, khứu giác, vị giác và thị giác để tìm hiểu về các vật hoặc sự kiện. Giao tiếp: dùng từ hay biểu tượng hình như bảng biểu, đồ thị, con số hoặc mẫu để mô tả một hành động, sự vật hay sự kiện. Phân loại: dùng những gì quan sát được để nhóm các sự vật hay sự kiện theo những nét chung hay nét riêng. Đo đạc: quan sát về lượng bằng cách so sánh với tiêu chuẩn theo thông lệ hay không theo thông lệ. Suy luận: dùng những kinh nghiệm đã có hay những dữ liệu đã thu thập được từ trước để rút ra những kết luận và giải thích những sự kiện. Dự đoán: dự đoán về một sự kiện tương lai dựa trên những kiến thức có được từ những kinh nghiệm và dữ liệu đã thu thập được. II. Những kĩ năng xử lí khoa học tổng hợp Xác định về mặt thực hiện: xác định tất cả các biến số khi chúng được sử dụng trong một thí nghiệm bằng cách mô tả những gì phải làm và những gì cần được quan sát. Nhận diện các biến số: nhận diện các biến tự do, các biến phụ thuộc, và các biến được kiểm soát trong một thí nghiệm. Xây dựng các giả thuyết: đưa ra một tuyên bố chung về mối quan hệ giữa một biến tự do và một biến phụ thuộc để giải thích một quan sát hay một sự kiện. Tuyên bố có thể được kiểm tra để xác định tính đúng đắn. Lập bảng và minh hoạ bằng đồ thị: tổ chức các số liệu thu thập được từ một điều tra thành các bảng biểu và đồ thị. Thử nghiệm: lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động để kiểm tra một giả thuyết. Những hoạt động này bao gồm thu thập, phân tích - lí giải các dữ liệu và đưa ra kết luận. Sử dụng mối quan hệ không gian – thời gian: mô tả những thay đổi của những thông số theo thời gian. Những ví dụ về thông số là địa điểm, hướng, hình dạng, kích cỡ, âm lượng, khối lượng và trọng lượng. KĨ NĂNG XỬ LÍ KHOA HỌC TRÒ CHƠI KHOA HỌC Quân bài những hệ thống hạnh phúc SỰ ĐÔNG ĐẶC CỦA NƯỚC Nghiên cứu quá trình đông đặc của nước (thể lỏng). Chúng ta cần đặt nước trong môi trường ở nhiệt độ ?0C.  Hãy chế tạo một tủ lạnh mini với vật liệu có sẵn (liệt kê những vật liệu cần có).  Vẽ chính xác đường cong thực nghiệm biểu diễn sự lạnh đi theo thời gian của một mẫu nước từ nhiệt độ tới -100C. Bạn giải thích như thế nào những diễn biến khác nhau của đường công nhận được.  Lượng muối thêm vào có phải là một tham số quan trọng không? VẬT LIỆU CẦN CÓ TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG NHÓM Sự hô hấp ở người diễn ra như thế nào? - Không khí được hít vào có khác không khí được thở ra hay không? - Không khí vào phổi chúng ta bằng cách nào? HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Tìm hiểu về thực vật ĐO CHIỀU CAO CỦA CÂY 15 cm 15 cm A B C A B KHỞI ĐỘNG Trái đất xoay quanh mặt trời YẾU TỐ CỦA SỰ SỐNG Đặt một chiếc bình nhỏ đựng và một cai đầy nước vào trong một chiếc hộp và đóng lại. Hỏi chúng ta thấy gì khi mở nắp hộp ra. Có thể có người trả lời, chỉ có nước và đất. Nhưng không, trong chiếc hộp có nhiều hơn ta tưởng. Đó là 4 yếu tố cần thiết cho sự sống gồm: đất, nước, không khí và ánh sáng. Đất, nước, không khí cung cấp cho chất khoáng, ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng YẾU TỐ CỦA SỰ SỐNG HOẠT ĐỘNG SỰ TĂNG, GIẢM DÂN SỐ BẢNG THỐNG KÊ SỰ TĂNG, GIẢM DÂN SỐ Vòng 1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN KHOA HỌC 1/ Trẻ em quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với các em và các em thực hành trên những cái đó. 2/ Trong quá trình tìm hiểu, các em lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, từ đó có những hiểu biết mà chỉ hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. 3/ Những hoạt động giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và giàng cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN KHOA HỌC 4/ Cần một thời lượng tối thiểu là 2 tiết/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. 5/ Các em cần có một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em. 6/ Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo đó là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. - Ưu tiên cho xây dựng những tri thức (hiểu biết, kiến thức) bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận. - Đó là sư thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tỏi, thực nghiệm, xây dựng trí tuệ thực tế chứ không phải tập làm các phát biểu đọng lại trong trí nhớ. - Học sinh phải tự mình thực hiện các thí nghiệm, các suy nghĩ và thảo luận để hiểu được phần đóng góp của mình. - Học sinh học tập nhờ hành động, cuốn hút mình trong hành động; Học sinh học tập tiến bộ dần bằng cách tự nghi vấn; Học sinh học tập bằng hỏi đáp với bạn kết đôi và với bạn hiểu biết hơn, bằng cách trình bày quan điểm của mình, đối lập với quan điểm của bạn và về các kết quả thực nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn và tính hiệu lực của nó. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM - Giáo viên tùy theo tình hình, từ một câu hỏi của học sinh có thể đề xuất những tình huống cho phép tìm tòi một cách có lí lẻ; Giáo viên hướng dẫn học sinh chứ không làm thay; Giáo viên giúp học sinh làm sáng tỏ và thảo luận quan điểm của mình đồng thời chú ý tuân thủ việc nắm bắt ngôn ngữ;Giáo viên cho học phát biểu những kết luận có ý nghĩa từ từ các kết quả thu được, đối chiếu chúng với các kiến thức khoa học; Giáo viên điều hành những tập luyện tiến bộ dần. - Các buổi học trên lớp được tổ chức xung quanh các chủ đề thế nào để tiến trình có thể đồng thời giúp học sinh tiếp thu được kiến thức, hiểu được phương pháp tiến hành và năm bắt được ngôn ngữ viết và nói. Một thời lượng đủ cần thiết cho mỗi chủ đề cho phép nắm bắt được, tái tạo được và tiếp thu một cách bền vững nội dung. CÁC GIAI ĐOẠN LÀM VIỆC 1. Thực hiện nhiệm vụ đước yêu cầu: - Đọc nội dung của nhiệm vụ được giao. - Xem xét một dự án thí nghiệm (các bước được viết ra). - Lựa chọn vật liệu, dụng cụ. 2. Giới thiệu dự án: Thảo luận và nêu câu hỏi. 3. Phân tích các tình huống thực nghiệm đã xác định: - Những điều kiện cần có. - Những khái niệm hoặc kiến thức có hể được xây dựng. - Những khả năng hoặc kĩ năng cần thiết. CÁC GIAI ĐOẠN LÀM VIỆC 4. Đưa tình huống thực nghiệm này vào dạy học: - Vị trí trong tiến trình học của học sinh. - Lực chọn các kiến thức hoặc các kĩ năng ưu tiên. - Phác thảo một giờ học: Tình huống hoặc câu hỏi xuất phát. Nhiệm vụ của học sinh. Tổ chức các hoạt động của học sinh. Các thời điểm làm việc của nhóm. Các thời điểm làm việc chung của toàn lớp. Những bài viết. Các thời điểm cấu trúc (hợp thức hoá kiến thức) NHỮNG BIỂU TƯỢNG BAN ĐẦU GIAO TIẾP BẰNG LỜI Giao tiếp bằng lời là không thể tách rời với các hoạt động tìm tòi nghiên cứu và có mặt ở mọi thời điểm sao cho học sinh có thể: Diễn đạt các biểu tượng có liên quan và đặt câu hỏi. Miêu tả các quan sát của mình. Trao đổi các thông tin. Tranh luận, bảo vệ các ý nghĩ của mình. Để tổ chức trong lớp học một sự giao tiếp bằng lời bổ ích, người giáo viên phải: Tạo thuận lợi cho các cuộc trao đổi và những cuộc tiếp xúc tập thể mà ở đó học sinh có thể trao đổi với nhau được dễ dàng. Tổ chức (khi hoạt động đã sẵn sàng) hoạt động theo nhóm. VỀ NÓI Thảo luận cá nhân: là tích cực nhất bởi vì nó không ảnh hưởng của những người khác. Thảo luận tập thể: không nên có sự chỉ đạo. Có ích lợi là vì học sinh chữa được ý kiến của người khác. Thảo luận có thể có chỉ đạo một phần: - Giáo viên đặt ra những câu hỏi. Ví dụ:”Thở là thế nào?”, Không khí thở đi về đâu?” - Đạt ra cho học sinh những câu hỏi để giải thích sự kiện thường gặp trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: Người ta làm thế nào để gậpđược cánh tay? - Bạn hãy làm cho cả lớp đối đầu với một quan niệm do một học sinh đưa ra hoặc thậm chí là sự giải thích rút ra từ lịch sử khoa học. Ví dụ: Có phải các ngôi sao được treo trên vòm trời? Chuyển từ nói sang viết Chuyển từ một cách thức thông báo này sang một cách thức khác là một pha quan trọng. Bàn tay nặn bột đề nghị dành một thời gian để ghi chép cá nhân, để thảo luận xây dựng tập thể những câu thuật lại các kiến thức đã được trao đổi và học cách thức sử dụng các cách thức viết khác nhau. Các câu hỏi tự phát: Tiếp theo một tình huống khởi động như em của một học sinh vừa được sinh ra; các học sinh hoặc giáo viên đặt ra câu hỏi “Em bé được sinh ra như thế nào?”. Học sinh viết tất cả các câu hỏi xung quanh chủ đề này. Học sinh trả lời cho hệ thống câu hỏi mà giáo viên lập ra (câu hỏi nửa mở). Tránh những câu hỏi đóng. Yêu cầu học sinh phải vẽ lên để biết học hiểu vấn đề như thế nào. Đỏioihọc sinh kể càng tỉ mỉ càng tốt (đối với trẻ em hãy hỏi chúng về sự hình thành nên embé như thế nào) VỀ VIẾT Yêu cầu học sinh đề xuất một thí nghiệm và tiên đoán kết quả của nó. Điều này cho phép chúng ta biết được rằng học sinh cô lập các biến như thế nào. Các em sẽ nghĩ rằng cần có một sự đối chứng? Đặt học sinh trước những sự kiện dường như mâu thuẩn và để các em thảo luận về điều đó.Ví dụ: người ta nói rằng khi thở thì đẩy khí đọc ra ngoài; vậy thì người ta dùng phép hà hơi thổi ngạt để làm gì? Đưa học sinh vào trò chơi đóng vai. Ví dụ: tôi là dạy dày, tôi là một giọt máu, . . . Và đặc biệt phải luôn luôn lắng nghe học sinh: những quan niệm nổi lên ở tất cả các thời điểm của tiến trình nghiên cứu. VỀ VIẾT CÁC BÀI VIẾT Vì sao phải viết? Viết cái gì? - Các hình vẽ,các cái quan sát được, các sơ đồ - Bảng phân loại - Đồ thị, biểu đồ - Các từ, các câu, các bài viết - . . . Người ta có thể phân biệt các kiểu viết khác nhau CÁC BÀI VIẾT Viết khi nào? - Trước khi làm - Trong lúc làm - Sau khi đã làm xong VIẾT Văn tự (lối viết) là cách thức thể hiện ra ngoài những hoạt động suy nghĩ của mình. Nó cũng cho phép giữ lại dấu vết của các thông tin đã thu nhận được, tổng hợp và hình thức hoá để làm nảy sinh ý tưởng mới. Nó cũng làm cho thông báo được dễ dàng đưới dạng đồ thị vì thông tin đôi khi khó phát biểu và cho phép ghi lại các kết quả tranh luận. VIỆC HỌC TẬP KHOA HỌC Công việc dựa trên những biểu tượng: Công việc của giáo viên Phân tích, sắp xếp, giữ lại các quan niệm “làm nẩy sinh các vấn đề, chúng không phù hợp với thực tế” để kích thích toàn lớp học đưa ra những nhận xét và những câu hỏi về vấn đề đặt ra. Khêu gợi học sinh đề racác cách giải quyết vấn đề. Sự phân tích này chỉ được thực hiện ở phương diện dạy học, có nghĩa là so với kiến thức khoa học được coi là chuẩn. Giáo viên xuất phát từ những quan niệm của học sinh để cố gắng làm tiến triển chúng, có nghĩa là xây dựng một tri thức khoa học, điều này thúc giục học sinh thực hiện các hoạt động đặc thù bằng cách huy động sức lực của họ vào học tập. VIỆC HỌC TẬP KHOA HỌC Ích lợi của biểu tượng VIỆC HỌC TẬP KHOA HỌC Ích lợi của biểu tượng QUAN NIỆM = SỰ CHỈ DẪN = PHƯƠNG TIỆN LẤY ĐÀ (ĐỂ ĐẠT MỤC ĐÍCH) CẢM ƠN

File đính kèm:

  • pptChuyen de day hoc tich cuc mon khoa hoc.ppt
Giáo án liên quan