Chuyên đề Dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuật

- Đa số học sinh yêu thích, ham mê học vẽ.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên các trường đều có GV chuyên sâu dạy Mỹ thuật, một vài trường có phòng dạy riêng.
- Khi thực hiện dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng, GV xác định được những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học, mức độ cần đạt cho tất cả đối tượng HS để cho bài học không khó không dài. Chú trọng dạy sự cảm nhận

ppt28 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn mỹ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC TRƯỜNG TH HỨA TẠO Thực trạng chung về dạy học môn Mỹ thuật : I. Thuận lợi: - Đa số học sinh yêu thích, ham mê học vẽ. - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên các trường đều có GV chuyên sâu dạy Mỹ thuật, một vài trường có phòng dạy riêng. - Khi thực hiện dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng, GV xác định được những nội dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học, mức độ cần đạt cho tất cả đối tượng HS để cho bài học không khó không dài. Chú trọng dạy sự cảm nhận về cái đẹp trong mỹ thuật và trong cuộc sống, tiết học nhẹ nhàng, hấp dẫn lôi cuốn nhiều HS tích cực tham gia vào quá trình học tập. II. Những khó khăn: - Dụng cụ học tập của HS không đầy đủ nên chất lượng dạy học còn hạn chế. - Những năm trước đây môn Mĩ thuật chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức. B. Dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Mỹ thuật: I. Mục tiêu của Môn mĩ thuật: - Cung cấp thêm cho HS những kiến thức ban đầu về Mĩ thuật, hình thành và củng cố các kĩ năng cần thiết để HS hoàn thành các bài tập theo chương trình. Đến lớp 3,4,5 củng cố, nâng cao những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và kĩ năng thực hành (vẽ hình, vẽ màu, sắp xếp bố cục) cho HS để HS tiếp cận dần với môn Mĩ thuật ở THCS. - Giáo dục thẫm mĩ, tạo điều kiện cho các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng kiến thức mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày II. Giới thiệu về chuẩn kiến thức kỹ năng môn Mỹ thuật: Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn mỹ thuật đối với từng lớp ở tiểu học đã được quy định tại chương trình GDPT- cấp tiểu học (ban hành kèm theo quyết định số 16/AQĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 cuả Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn mỹ thuật được biên soạn theo quy định của kế hoạch học: tuần, tiết - bài và nội dung chương trình, các bài học trong SGV Nghệ thuật lớp 1, 2 ,3 và SGV Mỹ thuật lớp 4, 5 hiện hành. Căn cứ vào nội dung bài học, tài liệu này đề cập đến yêu cầu cần đạt ở từng bài. Đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả HS cần phải đạt được sau khi học xong tiết học, những HS không đạt được yêu cầu cơ bản tối thiểu này coi như chưa hoàn thành yêu cầu của bài học. Ví du:Lớp 2 Để đảm bảo thực hiện được yêu cầu cần đạt ở mỗi bài, học sinh cần được tham gia đầy đủ các hoạt động của bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên và giáo viên cần phải tích cực đổi mới trong phương pháp dạy học. Như vậy nội dung cơ bản của bài dạy này nhằm giúp giáo viên có cơ sở xác định yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng ở từng bài để giáo viên có phương pháp dạy học thích hợp đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn mỹ thuật theo chương trình, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của đối tượng học sinh, để chú ý giúp đỡ những học sinh yếu, kém và tạo điều kiện cho học sinh có năng khiếu mỹ thuật phát triển. III. Yêu cầu chung về dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Mỹ thuật: Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng, khi dạy các bài học cụ thể, giáo viên cần chú ý một số điểm dưới đây: 1. Phương pháp dạy học: - Tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Các hoạt động học tập thường được quan tâm là: Quan sát và tiếp xúc với tài liệu (Nguồn thông tin), động não để phát hiện kiến thức thực hành trên các vật liệu mới hoặc bối cảnh mới để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá. Phạm vi của các hoạt động này là hoạt động độc lập của cá nhân và hoạt động hợp tác trong nhóm. Để tổ chức cho HS hoạt động GV cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: + Hướng dẫn bằng lời và động tác mẫu. + Tổ chức môi trường học tập cho HS (Chia nhóm và giao việc cho nhóm, cho cá nhân trong nhóm, cho cặp) + Hoạt động tác động (Đặt câu hỏi, nêu vấn đề, hướng dẫn HS tham gia thảo luận và làm ra sản phẩm) + Đánh giá HS. Để đạt được mục tiêu dạy học theo chuẩn, ngoài việc dạy kiến thức và kỹ năng cho HS nhiệm vụ của GV còn phải dạy cho các em phương pháp tự học qua các hoạt động học tập, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống với những phương pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Môn Mỹ thuật là môn dành thời gian chủ yếu để học sinh thực hành. Do vậy, GV cần thiết kế bài dạy như một kế hoạch tổ chức các hoạt động để HS chủ động, tích cực tham gia và phát huy hết khả năng của mình ở mỗi bài vẽ. Trong mỗi tiết học, GV cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học nhằm tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn để lôi cuốn HS, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng. Đối với một số bài vẽ tranh đề tài, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động vẻ theo tổ, theo nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè, thầy cô giáo. Có thể đưa các trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù hợp, tạo mọi điều kiện để HS chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm nhiều đến các HS nhút nhát, chưa tích cực hoạt động. 2. Phân bố thời gian tiết học: Về phân bố thời gian của tiết học, GV cần lưu ý bố trí thời gian hướng dẫn bài và thời thực hành của HS sao cho hợp lý (Phần hướng dẫn của GV chỉ nên từ (Phần hướng dẫn của GV chỉ nên từ 10 - 15 phút, phần thực hành từ 16 - 20 phút, phần đánh giá từ 4 - 5 phút). Tuỳ theo nội dung của từng bài, GV điều chỉnh thời gian giảng bài và thời gian thực hành của GV cho phù hợp, không thực hiện một cách máy móc cho tất cả các bài. Trong quá trình thực hiện các tiết dạy, GV cần chú ý giáo dục HS hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không nên quá đi sâu vào rèn luyện kỹ năng vẽ. Tất cả bài thực hành của HS cần phải được GV đánh giá thường xuyên để kịp thời bổ sung, uốn nắn, lấy động viên khích lệ là chính, cố gắng tìm các ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng HS để kịp thời khen thưởng động viên. 3. Thiết bị dạy học: Về việc sử dụng thiết bị, khi thực hiện các bài dạy, GV cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thiết bị để khai thác triệt để nội dung, tác dụng của từng bộ thiết bị để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài bộ thiết bị tối thiểu, GV cần sưu tầm thêm ảnh, tranh của họa sỹ, tranh của thiếu nhi và tự làm thêm các thiết bị khác để phục vụ tốt cho các bài dạy của mình. IV. Yêu cầu cụ thể khi dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng ở các chủ đề: 1/ Chủ đề Vẽ theo mẫu ( Từ lớp 1 lớp 5 ) - Chú trọng hướng dẫn HS quan sát để tìm hiểu hình dáng, đặc điểm, tỷ lệ và vẻ đẹp của vật mẫu. - Không gò ép HS vẽ theo mẫu một cách máy móc, cứng nhắc, cần để HS vẽ theo cảm nhận nhưng dựa trên hướng dẫn của GV. - Hình thành cho HS ý thức về sắp xếp bố cục một cách cân đối, hợp lý trên tờ giấy vẻ. - Có thể thay thế mẫu vẽ tương ứng khi địa phương không có mẫu vẽ theo quy định; - Khi đánh giá bài vẽ, không yêu cầu cao về kỹ năng vẽ mà chỉ đánh giá thái độ; ý thức khi tham gia học tập; - Tăng cường các hoạt động trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học; - Luôn động viên, khích lệ HS trong quá trình thực hành và hoàn thành các sản phẩm thực hành. 2/ Chủ đề Vẽ trang trí ( Từ lớp 1 đến lớp 5 ) - Cần có nhiều tranh mẫu đẹp để HS quan sát, tìm hiểu; - Cung cấp cho HS các hoa văn, họa tiết đẹp, đơn giản có liên quan đến từng bài học; - Chú ý rèn luyện cho HS cách vẽ hoạ tiết, cách sắp xếp các họa tiết và cách vẽ màu. - Không yêu cầu cao về kỹ năng vẽ, chú ý rèn luyện cách vẽ, cách sắp xếp họa tiết, cách vẽ màu ở từng bài trang trí; - Chú ý giúp đỡ các đối tượng thường xuyên không hoàn thành bài vẽ; - Lựa chọn các hoạt dộng trò chơi hỗ trợ phù hợp với nội dung bài học; - Động viên, khích lệ HS kịp thời trong quá trình học tập. 3. Chủ đề Vẽ tranh từ lớp 1 đến lớp 5: - Cần có nhiều tranh mẫu đẹp để HS quan sát, tìm hiểu; - Chú ý cho HS luyện tập cách vẽ hình, cách sắp xếp hình vẽ cho nội dung tranh và vẽ màu phù hợp; - Không yêu cầu cao về kỹ năng vẽ, chú ý cách vẽ ngộ nghĩnh, sáng tạo; - Chú ý giúp đỡ các đối tượng chưa hiểu bài, chưa hoàn thành bài vẽ. - Lựa chọn các hoạt động trò chơi hỗ trợ phù hợp nội dung bài vẽ; - Động viên, khích lệ HS kịp thời trong quá trình học tập. 4/Chủ đề Thường thức Mĩ thuật(từ lớp 1 đến lớp5) - Cần có nhiều tranh vẽ mẫu để HS quan sát, tìm hiểu; - Chú ý cho HS luyện tập cách quan sát tranh, cách mô tả hình ảnh, màu sắc và cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trên tranh; - Khích lệ các nhận xét và cảm nhận riêng của từng HS khi xem tranh; - Nên tổ chức cho HS xem tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để kích thích HS tự giác tiếp xúc, tìm hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh; - Chú ý giúp đỡ các đối tượng chưa tập trung xem tranh, chưa biết cách xem tranh; - Không nêu các câu hỏi khó khi hướng dẫn xem tranh. - Lựa chọn các hoạt động trò chơi hỗ trợ phù hợp với nội dung bài học; - Động viên, khích lệ HS kịp thời trong quá trình học tập. Chủ đề Nặn tạo dáng(Từ lớp 1 đến lớp 5) - Cần có nhiều sản phảm đẹp để HS quan sát, tìm hiểu; - Các thao tác mẫu cần đơn giản, dễ hiểu, dễ quan sát, phù hợp với đối tượng; - Không yêu cầu cao về kỹ năng nặn, chú ý khích lệ cách tạo hình đơn giản, ngộ nghĩnh, sáng tạo; - Tăng cường các hoạt động trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học; - Chú ý giúp đỡ các đối tượng chưa hiểu bài, chưa hoàn thành sản phẩm nặn; - Động viên, khích lệ HS kịp thời trong quá trình học tập. V. Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá bằng nhận xét theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Mĩ thuật ở tiểu học: 1. Để có được 1 nhận xét ở mỗi học kì, HS cần hoàn thành được 2/3 số bài của mỗi chủ đề và mỗi bài hoàn thành chứng cứ nêu trên. Những học sinh đạt 8 nhận xét của cả năm thì được ghi vào học bạ là HS có năng khiếu. 2. Ngoài những chứng cứ đã nêu trên đây, GV cần tìm thêm những chứng cứ khác có liên quan đến từng bài học, và dựa vào quá trình học tập của HS ở từng chủ đề đánh giá cho công bằng và khách quan. Cần linh hoạt trong quá trình tìm chứng cứ đánh giá, không cứng nhắc, rập khuôn. 3. Đối với những nơi điều kiện, dạy học khó khăn, các bài vẽ thuộc chủ đề Vẽ theo mẫu, chủ đề Nặn tạo dáng có thể thay thế bằng nội dung các bài vẽ thuộc các chủ đề Vẽ tranh, hoặc Vẽ trang trí. Để đảm bảo cho HS được tham gia tất cả các bài thực hành, GV có thể linh hoạt thay đổi trật tự hoặc nội dung một số bài vẽ cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của địa phương. Nơi nào khó khăn không đủ màu vẽ, giấy vẽ, GV có thể cho HS vẽ bằng bút bi, bút chì hoặc trên giấy một mặt. 4. Đối với các bài thực hành, không quá coi trọng đánh giá các kĩ năng vẽ mà cần chú trọng đánh giá cả quá trình tham gia học tập, khả năng hiểu và cảm nhận cái đẹp ở từng bài học và trong cả quá trình học tập của HS. Những HS chưa hoàn thành bài, GV cần có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện để các em cố gắng hoàn thành trước khi chuyển sang tiết học sau. Nên ghi nhận xét hoặc xếp loại vào các sản phẩm của HS để động viên khích lệ kịp thời Ở những nơi có điều kiện,GV cần tạo cơ hội để HS có năng khiếu phát triển bằng cách tổ chức các câu lạc bộ Mĩ thuật, các hoạt động ngoại khoá, tham quan di tích, bảo tàng, triển lãm… Có thể cho HS vẽ vào cỡ giấy to từ A4 trở lên và sử dụng nhiều chất liệu màu tuỳ theo khả năng và điều kiện học tập của các em. VI. Về công tác chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Mĩ thuật: Căn cứ vào hướng dẫn Chuẩn, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng một cách linh hoạt để phù hợp vớí thực tế địa phương, sao cho khi thực hiện chương trình, GV không cảm thấy nặng nề, HS yêu thích, hứng thú với môn học và học tập một cách có hiệu quả. Khi đánh giá tiết dạy của GV Mĩ thuật, không nên cững nhắc theo khuôn mẫu, cần dựa vào đặc trưng môn học với những đặc thù riêng và chú ý các tiêu chí sau: - Tổ chức được tiết dạy dưới dạng hoạt đông; - Sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả; - Không đi sâu vào rèn luyện kỹ năng tạo hình; - Chú trọng dạy sự cảm nhận về cái đẹp trong mĩ thuật và trong cuộc sống; - lôi cuốn được nhiều HS tích cực tham gia các hoạt động; - Dạy học linh hoạt để nội dung bài học phù hợp với đối tượng, với vùng miền; - Tiết dạy nhẹ nhàng, hấp dẫn; - HS thích hợp.

File đính kèm:

  • pptChuyen de Mi thuat.ppt
Giáo án liên quan