Chuyên đề Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở

. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

- Là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo.

- Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

Bồi dưỡng, đào tạo nhân tài.

Đây là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm ở cấp học.

- Là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao.

 

ppt6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: - Là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo. - Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Bồi dưỡng, đào tạo nhân tài. Đây là công việc diễn ra thường xuyên hàng năm ở cấp học. - Là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao. 2. Thực trạng học môn ngữ văn của học sinh hiện nay: - Một số học sinh không thích học văn, có em thậm chí còn lơ là, ít quan tâm học bộ môn này. - Có em còn từ chối vào đội tuyển học sinh giỏi văn. Yêu cầu: - Người thầy dạy văn phải kích thích, thắp sáng tâm hồn các em bằng những tình cảm cao đẹp. Truyền cho học sinh tình yêu văn chương Hướng cho các em có nhận thức đúng về  vai trò của môn ngữ văn Người thầy dạy văn, đặc biệt là các thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi chính là người sẽ khơi dậy, đánh thức khả năng văn học đang tiềm ẩn trong mỗi học trò của mình. II. NỘI DUNG 1. Phát hiện học sinh giỏi văn: 1.1 Trước hết, phải xác định thế nào là học sinh giỏi văn? Học sinh giỏi văn phải là những em có niềm đam mê, yêu thích văn chương. Niềm say mê học văn được biểu hiện thông qua ý thức học tập bộ môn, tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập. Học sinh giỏi văn là những em có vốn kiến thức bộ môn, kiến thức cuộc sống phong phú. Học sinh giỏi văn thường rất nhạy cảm. Các em có đời sống tình cảm sâu sắc, tầm nhìn rộng mở với thế giới quanh mình. Khả năng diễn đạt thường mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, phong cách diễn đạt hàm xúc và có bản sắc riêng; khả năng lập luận chặt chẽ. Các em có vốn từ rất phong phú, dồi dào. 1.2. Phát hiện học sinh giỏi văn như thế nào? Việc phát hiện học sinh giỏi văn có tính chất quyết định đến chất lượng đội tuyển học sinh giỏi. Giáo viên cần quan sát để nắm bắt kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các em. Các em nói năng rành mạch, diễn đạt lưu loát những ý nghĩ, quan điểm của bản thân; có cảm xúc riêng dễ dàng cuốn hút người đọc. Giáo viên cần kiểm tra bằng nhiều phương pháp khác nhau: + Xem lại kết quả học tập ở những năm học trước, kết quả các bài viết, bài kiểm tra để khẳng định kết quả học tập đó là chắc chắn, liên tục. + Tham khảo ý kiến của các giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh để nắm rõ năng lực, sở trường của học sinh cũng như điểm mạnh, điểm yếu của học sinh. + Đọc kĩ một số bài viết, xem kĩ giọng văn, chất văn, cách cảm, cách nghĩ của học trò để khẳng định em đó có khả năng văn chương không. Có thể bài viết của các em chưa sâu về nội dung, chưa chuẩn về hình thức, nhưng có nhiều câu văn, đoạn văn mượt mà, giàu cảm xúc, hình ảnh, nhạc điệu tạo nên nét độc đáo riêng, ấn tượng riêng thì đó chính là biểu hiện khởi đầu của học sinh có năng khiếu văn học. Người thầy phải thường xuyên quan tâm tới bài viết của học sinh. Từng bài viết của học sinh đều được ghi nhận, đánh giá tỉ mỉ, chi tiết. Cơ sở vững chắc để phát hiện học sinh giỏi văn.

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE BOI DUONG HOC SINH GIOI.ppt
Giáo án liên quan