Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ

Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được thực hiện trong 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn xoá mù chữ từ lớp 1 đến lớp 3. Giai đoạn giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ từ lớp 4 đến lớp 5. Đối tượng học viên chủ yếu tuổi từ 15 trở lên.

 

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XOÁ MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC TIẾP TỤC SAU KHI BIẾT CHỮ

Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cần thiết giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để học viên có thể tiếp tục học trung học cơ sở.

II. PHẠM VI, CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÓA MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC TIẾP TỤC SAU KHI BIẾT CHỮ

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (Ban hành theo Quyết định số 13/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà nội, 2007 Mục lục Trang Phần thứ nhất Những vấn đề chung 02 Phần thứ hai Chương trình môn học Môn Tiếng Việt 06 Môn Toán 48 Môn Tự nhiên và Xã hội 139 Môn Khoa học 157 Môn Lịch sử và Địa lý 184 Phần thứ ba Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học viên 216- 228 Phần thứ nhất Những vấn đề chung Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được thực hiện trong 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn xoá mù chữ từ lớp 1 đến lớp 3. Giai đoạn giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ từ lớp 4 đến lớp 5. Đối tượng học viên chủ yếu tuổi từ 15 trở lên. I. Mục tiêu chương trình Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cần thiết giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để học viên có thể tiếp tục học trung học cơ sở. II. phạm vi, cấu trúc và yêu cầu đối với chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ 1. Cấu trúc của chương trình Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn I: Xoá mù chữ (Lớp 1, 2, 3) Giai đoạn này (gồm 3 môn học: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội) dành cho những người chưa đi học bao giờ, bỏ học giữa chừng lớp 1, 2, 3 hoặc những người mù chữ trở lại. Giai đoạn II: Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (Lớp 4,5) Giai đoạn này (gồm 4 môn học: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử và Địa lý, Khoa học) dành cho những người mới được công nhận biết chữ hoặc những người bỏ học giữa chừng ở lớp 4, lớp 5. 2. Kế hoạch giáo dục xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ Môn học Giai đoạn I Giai đoạn II Toàn cấp Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 TS Lớp 4 Lớp 5 TS Tiếng Việt 180 140 140 460 120 120 240 700 Toán 60 85 85 230 80 80 160 390 Tự nhiên và Xã hội. 0 30 30 60 0 0 0 60 Lịch sử và Địa lý 0 0 0 0 35 35 70 70 Khoa học 0 0 0 0 35 35 70 70 Tổng số tiết 240 255 255 750 270 270 540 1 290 3. Giải thích a) Các số ứng với mỗi môn học trong từng cột là số tiết học tối thiểu của mỗi môn theo từng lớp hoặc từng giai đoạn. b) Thời gian học ở từng lớp không tính theo tuần, tháng, năm mà tính theo tiết học, mỗi tiết học 35 phút. Tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phương, thời gian học trong mỗi tuần có thể từ 2 đến 5 buổi, mỗi buổi có thể học từ 3 đến 5 tiết. 4. Yêu cầu đối với chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ phải bảo đảm cho người học có các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, tính toán; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội, con người phù hợp và thiết thực với cuộc sống, công tác, sản xuất của học viên. III. chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ 1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là mức tối thiểu về kiến thức và kỹ năng mà học viên cần phải đạt được sau khi kết thúc từng lớp, từng giai đoạn và của cả chương trình. 2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và cho từng giai đoạn xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng giai đoạn của chương trình học. 3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ chủ yếu để biên soạn tài liệu học tập, sách hướng dẫn giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học viên, đánh giá kết quả dạy học ở từng môn học nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. IV. phương pháp và hình thức tổ chức dạy học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ 1. Phương pháp dạy học xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ phải phù hợp với đặc điểm học viên, phải phát huy vai trò chủ động, độc lập và kinh nghiệm của người học; coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động, sản xuất và công tác; coi trọng việc tổ chức cho học viên được hoạt động, được thực hành, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; khuyến khích sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao hứng thú học tập và chất lượng dạy và học. Tài liệu hướng dẫn dạy và học phải đáp ứng nhu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. 2. Tổ chức dạy học xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ theo hình thức vừa làm vừa học. Tuỳ theo tình hình cụ thể của người học và của từng địa phương mà tổ chức theo lớp, theo nhóm hoặc theo cá nhân. Nếu số lượng học viên ở mỗi lớp quá ít, có thể tổ chức dạy học theo lớp ghép. 3. Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể. V. đánh giá kết quả xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ 1. Đánh giá kết quả học tập đối với học viên ở các môn học trong mỗi lớp và cuối mỗi giai đoạn nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu dạy học, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, động viên, khuyến khích học viên tích cực học tập và tự tin trong học tập. 2. Đánh giá kết quả học tập các môn học ở mỗi lớp và cuối mỗi giai đoạn cần phải: a) Đảm bảo tính khách quan, toàn diện, khoa học và thực chất; b) Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học ở từng giai đoạn để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp; c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học viên; d) Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác. 3. Các môn học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên.

File đính kèm:

  • docPhan 1. Nhung van de chung CT XMC (tu 1- 5).doc
Giáo án liên quan