Giúp Ban Giám hiệu và giáo viên nhà trường hiểu được sự khác biệt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với Chương trình giáo dục phổ thông 2016 về nội dung, yêu cầu cần đạt được theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
46 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cẩm nang hướng dẫn giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tiếng Việt Lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
TÀI LIỆU
CẨM NANG HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 1
(Tài liệu tự học có hướng dẫn)
Hà Nội, tháng 02 năm 2020
2
Nhóm tác giả
1. Tổng Chủ biên
PGS. TS. NGUT Bùi Văn Quân
TS. Đỗ Hồng Cường
2. Chủ biên
PGS. TS Lê Thời Tân
3. Tác giả
PGS. TS. Phạm Văn Hoan
TS. Ngô Văn Hưng
ThS. Vũ Thị Thương
ThS. Trần Phương Thanh
3
Lời nói đầu
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
mới, bao gồm chương trình tổng thể, các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu
học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông được thực
hiện theo lộ trình, bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và đến năm học 2024-2025 sẽ thực
hiện ở tất cả các lớp. Thực trạng hiện nay đang có sự nhầm lẫn trong các trường học, nơi hầu hết
giáo viên và cán bộ quản lý chưa phân biệt một cách rõ ràng giữa chương trình tổng thể, chương
trình môn học và chương trình nhà trường. Làm thế nào giúp họ tự vượt qua khó khăn này?
Mục đích của tài liệu này là giúp cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phổ thông tự tìm hiểu
chương trình giáo dục phổ thông mới chuẩn bị dạy học tại trường phổ thông ở Việt Nam. Tài liệu
giúp cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mở rộng đáng kể nền tảng kiến thức và sự hiểu biết về
các khái niệm của chương trình môn học, chương trình giảng dạy nhà trường, kế hoạch năm học và
kế hoạch bài học. Tài liệu là sản phẩm trí tuệ của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, là kết quả nghiên
cứu khoa học của nhiều thầy cô giáo là cán bộ quản lý và giảng viên của nhà trường cùng với nhóm
các chuyên gia xây dựng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tài liệu được biên soạn thành hai cuốn đồng bộ và hỗ trợ cho nhau dành cho hai cách tự học
khác nhau là “Tài liệu tự học có hướng dẫn” (bản in) và “Tài liệu học tập online” (bản trên
internet), một phương thức biên soạn tài liệu hiện đại trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
Để tự học hiệu quả, mỗi học viên cần có cả 2 tài liệu, thực hiện tất cả các hoạt động được
nêu ra trong “Tài liệu tự học có hướng dẫn”, tìm thông tin và các hướng dẫn, các ví dụ minh hoạ
trên “Tài liệu học tập online”, hoàn thành các phiếu học tập. Sản phẩm cuối cùng của tự học là học
viên phân tích được sự định hướng của Chương trình tổng thể trong Chương trình môn học, hoạt
động giáo dục, các biểu hiện của tính mở và linh hoạt của Chương trình GDPT mới. Học viên định
hướng những công việc sẽ thực hiện để góp phần vào thành công chương trình giáo dục phổ thông
mới.
Mọi ý kiến trao đổi xin gửi về Trung tâm Phát triển nghề nghiệp, trường Đại học Thủ đô Hà
Nội, số 98 phố Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hiệu trưởng
PGS. TS. NGUT Bùi Văn Quân
4
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................................5
I. MỤC ĐÍCH BIÊN SOẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ .....................................................5
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU............................... Error! Bookmark not defined.
III. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018Error! Bookmark not
defined.
PHẦN THỨ HAI: HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG
VIỆT LỚP 1 ...................................................................................................................................17
1. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC/ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNHError! Bookmark
not defined.
2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT ...............................................................................19
3. HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN VIẾT CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG .........................31
4. HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN VIẾT KẾ HOẠCH NĂM HỌC ...........................................36
5. HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN VIẾT KẾ HOẠCH BÀI HỌC ..............................................37
PHẦN THỨ BA: HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
.........................................................................................................................................................40
PHẦN THỨ TƯ: HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG..44
5
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. MỤC ĐÍCH BIÊN SOẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ
1.1. Mục đích
Giúp Ban Giám hiệu và giáo viên nhà trường hiểu được sự khác biệt của Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 so với Chương trình giáo dục phổ thông 2016 về nội dung, yêu cầu cần đạt được theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Giúp Ban Giám hiệu và giáo viên xây dựng Chương trình nhà trường và Kế hoạch bài học dựa
trên những mục tiêu, nội dung của Chương trình tổng thể, Chương trình môn học để đạt được mục tiêu
giáo dục và mục tiêu chung của chương trình học phù hợp với điều kiện của Nhà trường, địa phương.
1.2. Đối tượng sử dụng tài liệu
(1) Giáo viên phổ thông, những người trực tiếp sẽ triển khai chương trình theo môn học/hoạt
động giáo dục được phân công;
(2) Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (tham khảo trong chỉ đạo triển khai chương
trình);
(3) Sinh viên các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo giáo viên;
(4) Giảng viên phương pháp giảng dạy tại các khoa đào tạo giáo viên;
(5) Những người quan tâm tới phát triển CT GDPT/CT nhà trường.
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
1. Danh mục các thuật ngữ được sử dụng
Chương trình GDPT: là văn bản của Nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy
định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp
giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ
thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở
giáo dục phổ thông.
Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình
học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính
cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết
quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Năng lực chung: Là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc
bình thường trong xã hội; được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động
giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
Năng lực đặc thù: là những năng lực được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa
học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Phẩm chất: là những tính tổt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với
năng lực tạo nên nhân cách con người.
Phát triển chương trình nhà trường: là quá trình nhà trường cụ thể hoá chương trình giáo
dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ
sở giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, nhà trường sẽ
lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với
6
thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thầy, cô, thực hiện có hiệu quả mục tiêu
giáo dục.
Môn học: Môn học được định nghĩa là “hệ thống (hoặc bộ phận tri thức) về một lĩnh vực
khoa học được sắp xếp theo yêu cầu sư phạm để truyền thụ cho thầy, cô, mang các đặc điểm: 1)
Phản ánh các sự kiện, tri thức, quy luật của khoa học tương ứng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ
dạy học và khả năng nhận thức của HS; 2) Các câu hỏí, bài tập,... giúp HS tự kiểm tra luyện tập kĩ
năng, kĩ xảo. Môn học còn có những yêu cầu phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và giáo dục, logic
của môn học không rập khuôn theo logic khoa học tương ứng mà là sự thống nhất giữa logic khoa
học và logic nhận thức chung của HS”.
Kế hoạch bài học: là kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương
tác giữa GV - HS, giữa HS - HS, giữa GV - HS - Môi trường học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy
học.
Dạy học tích hợp: là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng
hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong
học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ
năng.
Dạy học phân hoá: là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau,
nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng,
nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh.
Yêu cầu cần đạt: là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp
học, lớp học ờ từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học lớp học sau đều có
những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước
đó.
Các ký hiệu thường dùng:
Các nguồn tài nguyên: Các nguồn cung cấp thông tin cho học viên.
Hoạt động cá nhân: Thầy, cô làm việc độc lập (đọc thông tin, tra cứu thông tin, trả lời phiếu,
xem video, phân tích hình/tranh/ảnh,).
Hoạt động cá nhân – Tự suy ngẫm: Thầy, cô viết thu hoạch, đặt câu hỏi,
Hoạt động nhóm: Các thầy, cô thảo luận nhóm 2 – 3, người trao đổi, bàn bạc để cùng tạo ra sản
phẩm hoạt động.
Chia sẻ thực tiễn: Thầy, cô gửi bài viết, kế hoạch, bài kiểm tra, cho cộng đồng, đồng nghiệp và
cán bộ quản lí trực tiếp.
Xem và phân tích video: Học viên theo dõi, phân tích, bình luận 1 video học tập.
2. Các ví dụ minh họa được xây dựng
(Chủ trương sẽ làm việc cùng GV ở địa phương để xây dựng ví dụ).
3. Các nguồn tài nguyên được gợi ý: các website, tài liệu
3.1. Thư viện học liệu mở Việt Nam https://voer.edu.vn/
Chương trình Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources –
VOER), hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam (the Vietnam Foundation), có mục tiêu xây dựng kho Tài nguyên
giáo dục Mở của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú (hơn 22.230 tài liệu, 524
7
tuyển tập từ 12.120 tác giả.), có thể sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong
môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
3.2. Giáo dục STEM
Ngày 1/1/2018, mạng xã hội chuyên về giáo dục STEM - stem.vn đã chính thức được “hòa
mạng” cùng Hệ tri thức Việt số hóa (itrithuc.vn). Mạng xã hội stem.vn được xây dựng nhằm hỗ trợ
các thành viên của cộng đồng STEM Việt Nam, những người quan tâm tới giáo dục STEM tại Việt
Nam trao đổi, chia sẻ tài học liệu, khóa học, tăng cường các trải nghiệm, thông tin hoạt động về
giáo dục STEM - một chủ đề mới phục vụ Cách mạng công nghiệp 4.0, theo Chỉ thị 16 ngày
4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp
4.0.
4. Trang web chứa tài liệu học tập online
4.1. (trang web nxb sẽ đưa Tài liệu học tập online)
4.2. “Trường học kết nối”
“Trường học kết nối” tại địa chỉ website là hệ thống hỗ trợ tổ
chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Quá trình tập huấn,
bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên qua mạng được thực hiện thường xuyên, liên tục
nhằm hỗ trợ trực tiếp quá trình dạy học của giáo viên theo tinh thần “bồi dưỡng tại công việc”.
5. Hướng dẫn sử dụng tài liệu
5.1. Tự học độc lập/Sử dụng bản cứng
Tùy chọn này dành cho các thầy, cô muốn tự bồi dưỡng chuyên môn một cách độc lập. Tính linh
hoạt được ghi vào các kế hoạch bài học, vì vậy thầy, cô có thể chọn các bài tập phù hợp với các sở thích
và trình độ kỹ năng của mình và lên lịch cho các ngày học tại nhà phù hợp với điều kiện của gia đình thầy,
cô.
Tài liệu hướng dẫn này được viết phù hợp với đối tượng thầy, cô thuộc các vùng miền khác nhau.
Học tập dựa trên yêu cầu tuân theo quy trình ba bước mà thầy, cô có thể kết hợp vào nhiều chương trình
dạy- học. Thầy, cô tự hỏi mình ba câu hỏi về bất kỳ môn học mới nào được giới thiệu:
1. Tôi đã biết gì về chủ đề này?
2. Tôi muốn biết gì về chủ đề này?
3. Tôi đã học được gì về chủ đề này?
Hãy bắt đầu với một câu hỏi lớn: Học tập dựa trên câu hỏi thường bắt đầu bằng một "câu hỏi lớn"
kết thúc mở có nhiều câu trả lời khả dĩ. Câu hỏi này như một chất xúc tác để thầy, cô suy nghĩ sâu hơn về
chủ đề này. Thầy, cô có thể đặt ra các câu hỏi như sau: Những khó khăn nào sẽ gặp phải khi thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông mới? Làm thế nào để vượt qua khó khăn đó?...
Tìm hiểu những gì thầy, cô đã biết: Sau khi thầy, cô đã có câu hỏi lớn, hãy xem xét những gì ta đã
biết về vấn đề này. Thầy, cô có thể làm điều này trước tiên trong các nhóm nhỏ (2 -3 giáo viên), sau đó là
một hoạt động của cả tổ chuyên môn trong trường. Trong bước đầu tiên này, thầy, cô trở thành những
người tham gia tích cực vào quá trình học tập, rút kinh nghiệm từ cuộc sống cá nhân của chính thầy, cô để
chia sẻ kiến thức đã học trước đó. Khi thảo luận về những gì đã biết, thầy, cô nên ghi lại thông tin này
trong phần “Những gì tôi đã biết” trên biểu đồ KWL.
Biểu đồ KWL
Chủ đề:
Tôi đã biết gì về chủ đề Tôi muốn biết gì về chủ đề này? Tôi đã học được gì về chủ đề
8
này? này?
Tìm hiểu những gì thầy, cô muốn biết: Thiết lập những gì đã biết là điều cần thiết để xác định được
điều muốn biết về vấn đề đó. Ở bước này, thầy, cô có thể tự hỏi về chủ đề học tập. Ví dụ: Chương trình
giáo dục phổ thông (CT GDPT) là gì? Tại sao phải đổi mới CT GDPT? Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học
của việc đổi mới CT GDPT? CT GDPT mới kế thừa những gì từ CT hiện hành? Thế nào là CT GDPT
xây dựng theo hướng phát triển năng lực? CT GDPT mới hướng tới phát triển những phẩm chất và năng
lực nào cho học sinh? Thế nào là hoạt động trải nghiệm trong CT GDPT? Sự khác nhau giữa môn học và
hoạt động trải nghiệm? Nhà trường và địa phương có quyền tự chủ như thế nào trong việc thực hiện kế
hoạch giáo dục theo CT GDPT mới? Để thực hiện CT GDPT mới, trường phổ thông phải đổi mới thế
nào?
Bắt tay vào giai đoạn khám phá trong quá trình tự học: Trong tài liệu chúng tôi cung cấp
một loạt các bài tập khám phá dành cho thầy, cô để tìm hiểu về mỗi chủ đề học tập. Khi thầy, cô
cảm thấy có động lực để tìm câu trả lời cho câu hỏi hay bài tập thực hành, hãy đọc và tìm kiếm
thông tin (đã được cung cấp đầy đủ trên bản mềm) với ý thức rõ ràng, đầy đủ về mục đích của việc
tự bồi dưỡng chuyên môn.
Tìm hiểu những gì ta đã tự học: Cuối cùng, sau một loạt các bài học trong đó thầy, cô khám phá
một chủ đề, làm tiền đề cho bước thứ ba: thảo luận về những gì thầy, cô đã học được. Nên làm việc trong
các nhóm nhỏ ở giai đoạn này để chia sẻ những gì thầy, cô đã học được thông qua các bài học. Khi cuộc
thảo luận chuyển sang hoạt động của cả tổ chuyên môn, giáo viên có thể tự tin trao đổi về kinh nghiệm
học tập của mình. Thầy, cô có thể ghi lại điều này trên phần “Những gì chúng ta đã học” trên biểu đồ
KWL.
Tổng hợp: Về cơ bản, học tập dựa trên yêu cầu là một cách tự nhiên để tự học bồi dưỡng chuyên
môn giáo viên. Nó cho phép thầy, cô kiểm soát nhiều hơn trải nghiệm tự học của mình theo các mođun
hướng dẫn của tài liệu. Nó khuyến khích sự tò mò tự nhiên của thầy, cô và mang đến cảm giác tuyệt vời
về sự thành công trong học tập tự bồi dưỡng của mình.
5.2. Tự học từ xa/ Sử dụng bản tài liệu tự học online
Ở đây, thầy, cô sẽ tìm thấy các siêu liên kết được tham chiếu trong tài liệu bản cứng, các video học
tập, các thí nghiệm khoa học, v.v... Thầy, cô cũng có thể tìm thông tin mở rộng, các ví dụ minh hoạ hoặc
hướng dẫn trả lời các bài tập.
Chúng tôi hỗ trợ giáo viên tại nhà và cung cấp phản hồi bằng văn bản, đánh giá và trả lời câu hỏi
của giáo viên qua email và cấp chứng chỉ hoàn thành khoá bồi dưỡng.
III. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
1. TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ
Hoạt động 1. Khảo sát ban đầu
Mục tiêu của hoạt động:
Hoạt động này nhằm giúp học viên tự đánh giá sự quan tâm và cảm xúc của mình về việc thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018.
Hoạt động cá nhân: Trả lời phiếu về mức độ quan tâm và cảm xúc của cô giáo/thầy giáo về
việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới.
9
➢ Sản phẩm: Hoàn thành bảng dưới đây bằng cách tích dấu “X” vào ô tương ứng.
(RĐ: rất đúng; Đ: đúng; KĐ: không đúng; RKĐ: rất không đúng)
Tôi đang ở đâu? RĐ Đ KĐ RKĐ
1. Tôi biết CTGDPT mới là như thế nào. ☐ ☐ ☐ ☐
2. Tôi quen thuộc với lý do phải thay đổi chương trình giáo dục
phổ thông hiện hành.
☐ ☐ ☐ ☐
3. Tôi phân biệt được CTGDPT tổng thể và CT môn học ☐ ☐ ☐ ☐
4. Tôi quen thuộc với dạy học tích hợp và phân hoá. ☐ ☐ ☐ ☐
5. Tôi tin rằng CTGDPT mới có giá trị cho HS của tôi. ☐ ☐ ☐ ☐
6. Tôi có hiểu biết sâu rộng về nội dung môn học mà tôi dạy. ☐ ☐ ☐ ☐
7. Tôi cam kết giúp HS của tôi phát triển phẩm chất, năng lực. ☐ ☐ ☐ ☐
8. Tôi thường xuyên nghiên cứu thông tin về CTGDPT mới. ☐ ☐ ☐ ☐
9. Tôi mong muốn điều chỉnh hoặc thay đổi các phương pháp
giảng dạy của mình để thực hiện CTGDPT mới.
☐ ☐ ☐ ☐
10. Tôi muốn học và thực hiện CTGDPT mới tốt nhất. ☐ ☐ ☐ ☐
1.1. Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Hoạt động 2. Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Mục tiêu của hoạt động:
Hoạt động này nhằm giúp học viên tự tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Phân
tích được các cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông; Tư tưởng
chủ đạo và quan điểm phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông.
Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin từ trang 07 đến trang 08 trên “Tài liệu học tập online”,
hoàn thành Biểu đồ KWL.
➢ Sản phẩm:
- Mỗi giáo viên viết bản thu hoạch về tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
theo biểu đồ KWL.
Biểu đồ KWL
Chủ đề: Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Tôi đã biết gì về chủ đề
này?
Tôi muốn biết gì về chủ đề này? Tôi đã học được gì về chủ đề
này?
1.2. Điểm mới/khác biệt của CTTT 2018 so với chương trình 2006
Hoạt động 3. Thảo luận nhóm, tìm ra điểm mới/khác biệt của CTTT 2018 so với chương
trình 2006.
Mục tiêu của hoạt động
Trình bày được những điểm khác nhau về số lượng môn học/hoạt động giáo dục ở mỗi cấp
10
học trong CTTT 2018 so với chương trình 2006.
Hoạt động nhóm: Thảo luận về những điểm mới/khác biệt về số môn học/hoạt động giáo
dục ở mỗi cấp học của CTTT 2018 so với chương trình 2006.
➢ Sản phẩm: Hoàn thành bảng sau đây:
Cấp học Chương trình 2006 Chương trình 2018
Tiểu học 11 môn học + 3 hoạt động ?
THCS 13 môn học + 4 hoạt động ?
THPT 13 môn học + 5 hoạt động ?
Hoạt động cá nhân – Tự suy ngẫm
Bạn hãy viết ra những gì đã thu hoạch được về cơ sở cho sự đổi mới; tư tưởng chủ đạo và
quan điểm phát triển Chương trình GDPT 2018. Vai trò của Chương trình GDPT tổng thể trong lần
đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT này đối với sự phát triển của học sinh.
2. TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
2.1. Mục tiêu của chương trình môn TIẾNG VIỆT LỚP 1
Hoạt động 4. Tìm hiểu mối quan hệ giữa CT môn TIẾNG VIỆT LỚP 1 với CTCTGD tổng
thể
Mục tiêu của hoạt động:
Hoạt động này nhằm giúp học viên tự tìm hiểu mối quan hệ giữa CT môn Tiếng Việt lớp 1
với CTGDPT tổng thể.
Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin từ trang 3 đến trang 5 và từ trang 7 đến trang 8 Tài
liệu “CT môn Tiếng Việt”; Tìm mối quan hệ giữa CT môn Tiếng Việt lớp 1 với CT GDPT tổng thể.
➢ Sản phẩm:
- Mỗi giáo viên viết bản thu hoạch về tìm hiểu mối quan hệ giữa CT môn TIẾNG VIỆT
LỚP 1 với CT GDPT tổng thể.
Hoạt động nhóm: Thảo luận về mối quan hệ giữa CT môn Tiếng Việt lớp 1 với CTGDPT
tổng thể:
- Vị trí của môn Tiếng Việt trong CTGDPT tổng thể?
- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc quy định cho lớp 1 trong CT GDPT tổng thể?
Vị trí, vai trò của môn Tiếng Việt lớp 1 với CT GDPT tổng thể?
- Đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn Tiếng Việt?
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung, yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn
Tiếng Việt?
- Phân biệt các biểu hiện của năng lực đặc thù trong môn Tiếng Việt: Năng lực ngôn ngữ và năng
lực văn học; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
➢ Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi nêu trên.
11
2.2. Tìm hiểu các chủ đề nội dung của môn Tiếng Việt lớp 1
Hoạt động 5. Tìm hiểu cấu trúc và nội dung khái quát của chương trình môn Tiếng Việt lớp
1. So với chương trình 2006, cấu trúc nội dung khái quát của chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 đã
kế thừa, tinh giảm và đổi mới ở điểm nào?
Mục tiêu của hoạt động:
Hoạt động này nhằm giúp học viên tự tìm hiểu cẩu trúc và nội dung khái quát của chương
trình môn Tiếng Việt lớp 1, chỉ ra những điểm đã kế thừa, tinh giảm và đổi mới ở môn Tiếng Việt
lớp 1 so với CT năm 2006.
Hoạt động nhóm: Thảo luận về nội dung môn Tiếng Việt lớp 1, hoàn thành bảng dưới đây.
➢ Sản phẩm:
Chủ đề / Mạch nội dung
Nội dung
kế thừa
Nội dung
tinh giảm
Nội
dung
mới
CT 2018 CT 2006
Kiến thức
Tiếng Việt
1.1. Âm, vần, thanh; chữ
và dấu thanh;
1.2. Quy tắc chính tả
phân biệt: c và k, g và
gh, ng và ngh
1.3. Quy tắc viết hoa:
viết hoa chữ cái đầu câu,
viết hoa tên riêng
2. Vốn từ theo chủ điểm:
Từ chỉ sự vật, hoạt động,
đặc điểm gần gũi
3. Công dụng của dấu
chấm, dấu chấm hỏi:
đánh dấu kết thúc câu
4.1. Từ xưng hô thông
dụng khi giao tiếp ở nhà
và ở trường
4.2. Một số nghi thức
giao tiếp thông dụng ở
nhà và ở trường: chào
hỏi, giới thiệu, cảm ơn,
xin lỗi, xin phép
5. Thông tin bằng hình
ảnh (phương tiện giao
tiếp phi ngôn ngữ)
Kiến thức
Tiếng Việt
1.1. Ngữ âm và
chữ viết
- Âm và chữ cái,
thanh điệu và dấu
ghi thanh điệu
- Một số quy tắc
chính tả (c/k, g/gh,
ng/ngh)
1.2. Từ vựng
- Từ ngữ về nhà
trường, gia đình,
thiên nhiên, đất
nước
1.3. Ngữ pháp
- Dấu chấm, dấu
chấm hỏi
- Nghi thức lời
nói: chào hỏi, chia
tay
12
Kiến thức
Văn học
1. Câu chuyện, bài thơ
2. Nhân vật trong truyện
Kiến thức
Văn học
- Một số đoạn văn,
bài văn, bài thơ
viết về đề tài nhà
trường, gia đình,
thiên nhiên, đất
nước
Hoạt động 6. Lập bảng ma trận mối quan hệ giữa từng chủ đề nội dung và yêu cầu phẩm
chất năng lực thể hiện trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1.
Mục tiêu của hoạt động:
Hoạt động này nhằm giúp học viên xây dựng ma trận mối quan hệ giữa từng chủ đề nội dung
và yêu cầu phẩm chất năng lực.
Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin từ trang 18 đến trang 21 Tài liệu “CT môn Tiếng Việt”;
Tìm mối quan hệ giữa từng chủ đề nội dung và yêu cầu phẩm chất năng lực.
Hoạt động nhóm: Thảo luận về yêu cầu cần đạt trong từng nội dung và chỉ rõ phẩm chất năng
lực được hình thành, phát triển, hoàn thành các bảng sau:
➢ Sản phẩm:
NỘI DUNG 1: KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
TT
Nội dung
chính
Yêu cầu cần đạt
Phẩm chất, năng lực chủ đề góp
phần phát triển
NL
khoa
học
NL chung
Phẩm
chất
chủ yếu
1.1 Âm, vần,
thanh;
chữ và
dấu thanh
– Nhận ra được (phân tách) các
tiếng từ câu nói;
– Phân tích được tiếng bằng cách
đọc đúng tất cả âm, vần, thanh (lưu
ý một số tiếng có vần khó đọc, ít
dùng) tiếng Việt;
– Thuộc và viết được các chữ bảng
chữ cái tiếng Việt, viết/ bỏ đúng
các dấu thanh;
– Từ đó tiến tới đọc đúng từ-câu;
– Đọc đúng, rõ ràng và lưu loát
đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc
độ đọc khoảng 40 – 60 tiếng trong
1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu
13
phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ
kết thúc dòng thơ;
– Biết đọc thầm, đọc nhanh
– Nhận biết được nhan đề văn bản,
bìa sách và tên sách;
- Viết với tốc độ 5 tiếng một phút;
- Tuân thủ quy tắc: ghi các tiếng
rời nhau, viết từ trái sang phải, ghi
đúng để đọc đúng; Giữ đúng tư thế-
kĩ thuật đọc/viết (không chỉ ngón
tay vào từng chữ khi đọc; không ê a
đánh vần khi đọc).
1.2 Quy tắc
chính tả
phân biệt:
c và k, g
và gh, ng
và ngh
- Thuộc quy tắc trước e/ê/i:
+ viết k không viết c: ke, kê, ki;
+ viết gh, ngh không viết g: ghe,
ghê, ghi/nghe, nghê, nghi;
- Thuộc quy tắc trước oa/uê/uy/uơ
(vần có âm đệm) viết q không viết
c.
1.3 Cách ghi
âm [i]
bằng chữ
y hoặc
chữ i
- Biết viết y khi âm [i] đứng một
mình: chú ý/ý nghĩ; viết i sau gh và
ngh: ghi chép/nghi ngờ;
- Còn lại tùy chọn một trong hai
cách viết: kĩ thuật-kĩ thuật.
1.4 Quy tắc
viết hoa
- Biết viết hoa chữ đầu tiên của
tiếng đầu câu;
- Biết viết hoa chữ đầu tiên của
tiếng tên riêng của người (riêng tên
gọi hay cả họ, tên đệm);
- Biết viết hoa chữ đầu tiên của
tiếng tên riêng của địa điểm.
2 Công
dụng của
một số
dấu câu
- Biết công dụng đánh dấu kết thúc
câu của dấu chấm, dấu chấm hỏi,
dấu chấm than;
- Bước đầu nhận ra được ý nghĩa
cách dùng của dấu hai chấm, dấu ba
chấm, dấu gạch ngang khi đọc các
văn bản ngữ liệu trong SGK; - Biết
ngắt hơi ngừng nghỉ dài ngắn
File đính kèm:
- cam_nang_huong_dan_giao_vien_thuc_hien_chuong_trinh_giao_duc.pdf