Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
38 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thuyết trình Về khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình VỀ KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Thực hiện: Tổ 1 – 10A1 THPT Đan Phượng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tích Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Khu đất này nguyên nằm phía tây bắc của Hoàng thành thuộc Kinh thành Thăng Long xưa. Tổng thể khu di tích rộng hơn 14 hécta, trong đó diện tích được xếp hạng là 22.000 m², bao gồm 16 công trình. Các điểm di tích chính Phủ Chủ tịch Nhà 54 Nhà sàn Bác Hồ Nhà 67 Các di tích ngoài trời Phủ Chủ tịch Điểm di tích đầu tiên trong hành trình tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là toà nhà Phủ Chủ tịch. Đây là toà nhà sang trọng, bề thế, cao bốn tầng nhìn thẳng ra đường Hùng Vương. Phủ Chủ tịch Điểm di tích đầu tiên trong hành trình tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là toà nhà Phủ Chủ tịch. Đây là toà nhà sang trọng, bề thế, cao bốn tầng nhìn thẳng ra đường Hùng Vương. Công trình mang phong cách thời Phục Hưng này được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX với diện tích gần 1300 mét vuông gồm trên 30 phòng được trang trí theo nhiều phong cách riêng. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường chủ trì các phiên họp Hội đồng Chính phủ quyết định những vấn đề lớn, quan trọng của đất nước; tiếp đón khách quốc tế và gặp gỡ đại biểu nhân dân Việt Nam. Ngày nay, Phủ Chủ tịch trở thành một trong những di tích lưu niệm về Người được Nhà nước xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng trong tổng thể Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nhà 54 Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại ngôi nhà này từ tháng 12 năm 1954, vì vậy ngôi nhà có tên là “Nhà 54”. Người ở và làm việc tại ngôi nhà này gần 4 năm từ 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958. Sau đó, chuyển sang ở ngôi nhà sàn phía bên kia bờ ao, nhưng hàng ngày Người vẫn trở về nơi đây để dùng cơm và khám sức khoẻ định kỳ. Nhà sàn Bác Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà sàn trong 11 năm cuối đời (1958 - 1969). Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa thơm. Nhà sàn Bác Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà sàn trong 11 năm cuối đời (1958 - 1969). Trước nhà là một vườn hoa nhỏ, trồng nhiều loại hoa thơm. Phía ngoài là hàng rào dâm bụt gợi nhớ hình ảnh ngôi nhà Người đã sinh ra và lớn lên ở quê hương Nghệ An. Nhà sàn Bác Hồ Tầng dưới nhà sàn kê một bộ bàn ghế lớn. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc về mùa hè, nơi Người họp, trao đổi công việc với các đồng chí trong Bộ Chính trị, cán bộ phụ trách đầu ngành hoặc các địa phương đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ miền Nam ra miền Bắc chữa bệnh và công tác. Nhà sàn Bác Hồ Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc, phòng ngủ. Phòng làm việc có một bàn, một ghế, một giá sách. Nhà sàn Bác Hồ Tầng trên nhà sàn có hai phòng: phòng làm việc, phòng ngủ. Phòng làm việc có một bàn, một ghế, một giá sách. Phòng ngủ, tiện nghi sinh hoạt cũng đơn giản như ở mọi gia đình người dân Việt Nam thời đó. Nhà 67 Ngôi nhà màu xanh nhạt ở phía sau nhà sàn, nằm sát gò đất cao được gọi là “Nhà 67”. Ngôi nhà cũng được gọi tên theo thời gian xây dựng. Đây là ngôi nhà được Bộ Chính trị xây dựng ở phía sau nhà sàn đề phòng khi máy bay Mỹ bắn phá bất ngờ, Người chưa kịp xuống hầm. Nhưng Người đề nghị sử dụng làm nơi họp Bộ Chính trị, làm việc với các đồng chí Trung ương, và các cán bộ phụ trách đầu ngành để bàn những vấn đề quan trọng của đất nước. Ngày 17 tháng 8 năm 1969, Theo lời đề nghị của bác sĩ, Người chuyển hẳn xuống ở nhà 67 do tình trạng sức khỏe không được tốt. Từ ngày 25 tháng 8 năm 1969 trở đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh lâm bệnh nặng. Ngày mùng 2 tháng 9 Người ra đi chính tại ngôi nhà 67. Các di tích ngoài trời Là một bộ phận vô cùng quan trọng và gắn bó chặt chẽ trong tổng thể Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ao cá Bác Hồ Vườn cây Đường Xoài Bao gồm: Các di tích ngoài trời Ao cá Bác Hồ Có diện tích 3.320 m², sâu 3 m, với nhiều loài cá Trắm, chép, mè, rô phi... Các di tích ngoài trời Ao cá Bác Hồ Có diện tích 3.320 m², sâu 3 m, với nhiều loài cá Trắm, chép, mè, rô phi... Trước đây, sau giờ làm việc buổi chiều Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ra cầu ao trước nhà sàn cho cá ăn. Các di tích ngoài trời Ao cá Bác Hồ Có diện tích 3.320 m², sâu 3 m, với nhiều loài cá Trắm, chép, mè, rô phi... Trước đây, sau giờ làm việc buổi chiều Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ra cầu ao trước nhà sàn cho cá ăn. Ngày nay, Ao cá là điểm di tích sống động cho du khách đến tham quan nơi này. Các di tích ngoài trời Ao cá Bác Hồ Vườn cây Vườn cây xanh, thảm cỏ ở trong Khu di tích Phủ Chủ tịch kết hợp với hồ nước làm phong phú thêm cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh . Diện tích vườn cây xanh, thảm cỏ chiếm hơn 65.000 mét vuông. Cây trong vườn Phủ Chủ tịch gồm rất nhiều loài, tạo thành một hệ sinh thái thực vật phong phú, đa dạng, làm nên cảnh quan đẹp, giản dị và có sức cuốn hút du khách. Các di tích ngoài trời Ao cá Bác Hồ Vườn cây Đường Xoài Con đường rộng 5 mét, dài hơn 200 mét. Hai bên đường là hai hàng cây xoài cổ thụ, bởi vậy, con đường mang tên “Đường xoài”. Đây cũng là con đường ghi dấu nhiều kỷ niệm đẹp và cảm động giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Danh sách các thành viên Đỗ Thị Thu Trà Nguyễn Mạnh Cường Nguyễn Thị Thùy Linh C Nguyễn Thanh Hiếu Nguyễn Quỳnh Liên Nguyễn Bình Dương Bùi Kim Phượng Tạ Đăng Thành Nguyễn Thị Hoa Nguyễn Thị Ngọc Trâm Nguyễn Thị Ánh Dương Nguyễn Thị Thu Hương
File đính kèm:
- Khu di tich phu chu tich.ppt