Cù Lao Chàm thuộc vùng biển Hội An, cách Cửa Đại khoảng 21 km. Đây là một nhóm gồm 7 đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mô, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con. Tổng diện tích trên 15km², trong đó rừng chiếm khoảng 90% , Hòn lớn nhất là Hòn Lao, nhỏ nhất là Hòn Khô con.
13 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết minh Hội An phần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cù Lao Chàm thuộc vùng biển Hội An, cách Cửa Đại khoảng 21 km. Đây là một nhóm gồm 7 đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mô, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con. Tổng diện tích trên 15km², trong đó rừng chiếm khoảng 90% , Hòn lớn nhất là Hòn Lao, nhỏ nhất là Hòn Khô con. Dưới thời Vương quốc Cham-pa, nơi đây còn là hoang đảo, là nơi lưu đày những người bị trọng tội, có tên là Chiêm Bất Lao. Đến khoảng thế kỷ 17, một số ngư dân đã đến cư trú trên những bãi cát rộng trên Hòn Lao và lập nên làng Tân Hiệp, 6 hòn đảo còn lại không có người ở vì môi trường không thuận lợi cho con người. Trên Hòn Lao có 8 bãi cát phân bố dọc theo sườn phía Tây: bãi Bắc, bãi Ông, bãi Làng, bãi Xếp, bãi Chồng, bãi Bìm, bãi Hương và bãi Nần, dân cư chỉ sinh sống ở bãi Hương và bãi Làng. Ngọn núi cao nhất là Hòn Biền (517m) nằm trên Hòn Lao. Thực vật trên Cù Lao Chàm khá phong phú, những loại gỗ quí như gõ, kiền kiền, chè, xoan, các loại dây mây, song, các loại cây ăn quả như dừa, sim, khế, ổi... Động vật hoang dã chủ yếu là khỉ, thỏ, trăn, một số loài chim, đặc biệt là chim yến trụ ở các hang (hang Khô, hang Cả, hang Tò Vò, hang Chân Rêu... ) người dân làng Thanh Châu đã khai thác nó thành yến sào quý hiếm từ thế kỷ 17. Vùng biển quanh đảo có nhiều loại cá, tôm, cua, mực, ốc... là ngư trường khai thác rất lý tưởng . Khí hậu vùng Cù Lao Chàm khá dễ chịu, mùa đông nhiệt độ từ 21 -22oC, mùa hè khoảng 28-29oC, lượng mưa điều hòa, tuy nhiên đây là khu vực phải chịu ảnh hưởng nặng của áp thấp nhiệt đới và bão trong vùng biển Đông. Cù lao Chàm còn có một số đình, chùa, miếu có giá trị về lịch sử - văn hóa như chùa Hải Tạng ở bãi Làng, miếu thờ Tổ nghề Yến ở bãi Hương, có những cảnh đẹp như suối Tình, suối Ông, ao Thuyền... những bãi tắm tốt như hãi Ông, bãi Bìm, bãi Chồng. Trong những ngày trời trong xanh, ngồi trên thuyền có thể nhìn thấy những đàn cá đủ màu sắc bơi lội quanh đám san hô trắng tinh hoặc phơn phớt hồng ở độ sâu 7- 10m. Leã hoäi Long Chu Leã teá Caù OÂng LEÃ HOÄI LONG CHU Diễn ra vào tháng giêng (Thượng nguyên), rằm tháng bảy (Trung nguyên). Đây là hai thời điểm chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô. Cuộc sống lạc hậu, thiếu vệ sinh ở thôn quê xưa cộng với tác động của thiên nhiên sau khô hanh, lũ lụt thường có bệnh dịch hoành hành, lây lan cả vùng. Vì vậy tất cả cư dân trong cộng đồng đều có trách nhiệm tham gia cúng Long Chu. Lễ hội Long Chu phần cúng lễ kéo dài hai ngày hai đêm, nặng phần phù thủy. Long Chu thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người dân xưa, khi chưa cắt nghĩa và có hành động giải quyết được những hiện tượng lạ quanh mình nên để thực hiện phải nhờ đến thế lực phù thủy với các nghi lễ ma thuật huyền bí. Bản chất đích thực tốt đẹp ban đầu bị chìm lấp, tính chủ động, sáng tạo bị kìm hãm nên ý nghĩa hội cũng bị chìm sâu, không nổi trội. Bóng dáng các cuộc hát đối đáp hiện lên mờ nhạt. Trước năm 1945 Long Chu được mọi làng, ấp làm; làng làm lớn, ấp làm nhỏ thường kết hợp với đình nên bị hiểu lầm là hoạt động phụ của tổ chức cúng tế lớn thường kỳ hàng năm. Lễ hội Long Chu, thực chất là một cuộc tổng tấn công trừ khử tà ma dịch bệnh và cũng là công cụ để chuyển tải, bày tỏ sâu sắc văn hóa của cộng đồng cư dân nông nghiệp. Dù ở mức độ nào cũng có tác dụng đoàn kết, hòa đồng, để cùng chiến thắng, để mưu sinh. Mặc dầu có những hạn chế, có màu sắc tín ngưỡng,Long Chu vẫn lấp lánh ước mơ của cư dân nông nghiệp "Gạo Lương Sơn ngon tại Thiên Phù, ăn tất quí đầy thiên thu, uống tất sống lâu muôn tuổi, đầy đầy hồ gạo châu tích, tràn tràn hồ lúa khắp vạn nơi". Và, Long Chu vẫn là loại lễ hội kết hợp một sản phẩm sáng tạo văn hóa của cư dân nông nghiệp sông nước Hội An cũng như những lễ hội nước khác cần được tiếp tục nghiên cứu, phát huy những mặt tốt của nó. LEÃ TEÁ CAÙ OÂNG Ở Hội An, ngư dân sông biển và thương nhân bằng ghe bàu, theo đạo Phật ở Hội An gọi cá voi là cá Ông hay ông Ngư. Căn cứ vào hình dáng và nơi xuất hiện họ gọi cá Voi bằng nhiều tên: ông Khơi, ông Lộng, ông Chuông, ông Kìm, ông Xưa, ông Đựng, ông Hoa, ông Ngư... Sau khi làm lễ Đàm Tế (bỏ tang phục) thân chủ trở lại vai trò ngư dân bình thường; và hằng năm vào hạ tuần tháng 2 sẽ tổ chức lễ tế cá Ông kết hợp cầu ngư. Lễ tế cá Ông được tổ chức vào ngày thứ hai khi mai táng cá Ông cũng như sau này kết hợp cầu ngư ở các lăng thờ và đặc biệt là ở cửa Đại vì là nơi tiếp cận biển, có nhiều thần linh phối hưởng nhất nên làm lớn. Lễ tế cá Ông là hoàn cảnh cho hát bả trạo bộc lộ, hay nói đúng hơn là dịp cho người lao động trấn tĩnh, bày tỏ đạo đức tâm tư. Chiếc ghe, mái chèo được nghệ thuật hóa là phương tiện cụ thể chất chứa phẩm chất trọng đạo đức, nghi lễ, yêu lao động, trân trọng truyền thống mà điểm lấp lánh là lòng vị tha, bác ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Lễ tế cá Ông đã vươn khỏi ý niệm phồn thực, tiếp thu những nghi lễ cổ truyền của dân tộc, có màu sắc Phật giáo, được chính quyền phong kiến ủng hộ, có hơi thở của đạo Nho. Song, căn nguyên vẫn là do dân, vì dân nên từ một con vật có hành động ích lợi cho con người đã được nâng cao lên thành đấng cứu nhân độ thế và tôn sùng, biết ơn như cha mẹ mình. Nhaø coå quaân thaéng
File đính kèm:
- Thuyet minh Hoi An Phan 3.ppt