Bài giảng Ý nghĩa của vốn từ tiếng việt

“Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta”.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ý nghĩa của vốn từ tiếng việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(?) Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ------------------------------- ... là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. ... là hiện tượng trong đó sinh ra chất mới. ... là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. ... là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn thẳng ấy. ... là tập hợp năm đường kẻ song song cách đều nhau để ghi nốt và dấu nhạc. - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa - (Ngữ văn). - Phản ứng hoá học là hiện tượng trong đó sinh ra chất mới - (Hoá học). - Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa – (Lịch sử). - Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn thẳng ấy – (Toán học). - Khuông là tập hợp năm đường kẻ song song cách đều nhau để ghi nôt và dấu nhạc – (Âm nhạc). (?) Em hiểu tác giả muốn nói điều gì ------------------------------ “Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta”. (?) Ý kiến của cố Thủ tướng, nhà văn hoá Phạm Văn Đồng ------------------ Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. Muốn phát huy tốt khả năng sẵn có của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ. Kết luận 1 (ghi nhớ tr.100/sgk) -------------------------- + Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt -> trau dồi vốn từ. + Muốn trau dồi vốn từ -> rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ, cách sử dụng từ. (?) Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào? --------------------------------- “Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy. Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà...). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời. Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!” (?) Ý kiến phân tích của nhà văn Tô Hoài ------------------- Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân. (?) Hãy so sánh hình thức trau dồi vốn từ (qua VD bài tập 2/tr103,SGK) với hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du (qua đoạn văn phân tích của nhà văn Tô Hoài) ----------------------------------- Kết luận 2 (ghi nhớ tr.101/sgk) ------------------------ + Muốn trau dồi vốn từ -> rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, thường xuyên làm tăng vốn từ của bản thân. Tổng kết ------------------------ Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt -> trau dồi vốn từ. + Muốn trau dồi vốn từ -> rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ, cách sử dụng từ (ghi nhớ 1/sgk,tr.100). + Muốn trau dồi vốn từ -> rèn luyện để làm tăng vốn từ (ghi nhớ 2/sgk,tr.101). Ví dụ ----------------------- “Việc lười học đã để lại hậu quả cho nó”. “Nó đã đoạt giải Nhất môn thi cờ vua”. “Trên bầu trời đêm, những vì tinh tú đã bắt đầu xuất hiện”. (?) Chọn cách giải thích đúng ------------------ (?) Yếu tố Hán Việt: “tuyệt” có nghĩa là dứt, không còn gì (?) Yếu tố Hán Việt: “tuyệt” có nghĩa là cực kỳ, nhất (?) Điền từ thích hợp a/ Đồng nghĩa với “nhược điểm” là ... (yếu điểm, điểm yếu, điểm thiếu sót, khuyết điểm) b/ “Cứu cánh” nghĩa là ... (phương tiện, cứu giúp, mục đích cuối cùng) c/ Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là ... (đề bạt, đề cử, đề đạt, đề xuất) d/ Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là ... (láu lỉnh, láu táu, liến láu, liến thoắng) e/ Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là ... (hoảng hồn, hoảng loạn, hoảng hốt, hoảng sợ) a/ Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu b/ “Cứu cánh” nghĩa là “mục đích cuối cùng” c/ Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt d/ Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu e/ Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn Phân biệt nghĩa Lưu ý Một số trường hợp đảo trật tự các yếu tố có thể dẫn đến sự sai lệch về nghĩa. Ví dụ: + điểm yếu - yếu điểm + sĩ tử - tử sĩ + bệ hạ - hạ bệ + ... - “...tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để thăm hỏi(1) đồng bào (...) thăm hỏi(2) các cụ phụ lão, ...” -> thay “thăm hỏi”(1) bằng “chúc mừng ...”, -> thêm“anh hùng” (“...chiến sĩ anh hùng”) - “...tôi sẽ thay mặt nhân dân đi thăm viếng và cảm ơn các nước anh em ...” -> bỏ chữ “viếng” “ ...nhưng tinh thần, đầu óc vẫn sáng suốt như thường ...” -> thêm chữ “rất” (“vẫn rất sáng suốt”) và bỏ chữ “như thường” “... đã ngoại 70 tuổi” -> thay chữ “tuổi” bằng chữ “xuân” “...tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi phải đi gặp cụ Các Mác, ...” -> thay chữ “phải” bằng chữ “sẽ” * Củng cố nội dung bài học --------------------- Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt -> trau dồi vốn từ. + Muốn trau dồi vốn từ -> rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ, cách sử dụng từ. + Muốn trau dồi vốn từ -> rèn luyện để làm tăng vốn từ. (?) Để làm tăng vốn từ, cần phải làm gì ------------------- Chú ý quan sát, lắng nghe lời ăn tiếng nói hằng ngày của những người quanh ta và trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài, internet,...) Đọc sách, báo; nhất là các tác phẩm văn học của những nhà văn lớn. Ghi chép lại những từ ngữ đã nghe được, đọc được. Rèn luyện thói quen tra từ điển để hiểu chính xác nghĩa của từ và mở rộng vốn từ. Tập viết những đoạn văn ngắn hoặc đặt câu có sử dụng từ ngữ mới học được. * Yêu cầu về nhà -------- - Xem lại kiến thức lớp 6 (Sgk NV 6, tập I): + Cấu tạo từ (Từ đơn, từ phức) + Nghĩa của từ + Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Xem lại kiến thức lớp 7 (Sgk NV 7, tập I): + Thành ngữ

File đính kèm:

  • pptngu van 9(8).ppt