Câu 1: Đặc điểm nào ở nhà văn Kim Lân đã làm nên thành công của truyện ngắn “Làng”?
A. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
B. Kim Lân gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn.
C. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ
người nông dân.
D. Cả A, B, C.
16 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Đặc điểm nào ở nhà văn Kim Lân đã làm nên thành công của truyện ngắn “Làng”? A. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. B. Kim Lân gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn. C. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân. D. Cả A, B, C. D. Kiểm tra bài cũ. Câu 2: Thành công nổi bật về nghệ thuật của truyện ngắn “Làng” là: A. Xây dựng tình huống truyện căng thẳng, thử thách. B. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. C. cấu trúc bài học: Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” được học trong 2 tiết: Tiết 1: Tiết 2: I. Đọc - hiểu chú thích. b. Vẻ đẹp con người Sa Pa II. Đọc - hiểu văn bản. 3. Tổng kết 1. Tìm hiểu chung. 4. Luyện tập. 2. Tìm hiểu chi tiết. 5. Bài tập về nhà. a. Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa - Nguyễn Thành Long có bút danh khác là Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. - Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí, thành công hơn cả là những sáng tác viết về công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc những năm 60-70 của thế kỉ XX. Nguyễn Thành Long Bát cơm cụ hồ vh (bút kí) Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc. Văn Nguyễn Thành Long như một bài thơ buồn êm dịu, một bông cúc nhỏ xinh run rẩy nở trong sương sớm. Ta ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của bông hoa mà quên mất bông hoa ấy đã từng được bàn tay của người làm vườn chăm tưới. Nhiều khi, hồn văn Nguyễn Thành Long làm dịu mát lòng ta như mạch nguồn trong trẻo, dịu dàng. (Tô Hoài) (Châu Hồng Thuỷ) - Là cây truyện ngắn với một phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người, mang ý nghĩa sâu sắc. - Truyện được viết vào mùa hè năm 1970, trong không khí cả nước hào hùng đánh Mĩ. Riêng ở miền Bắc đang sôi nổi thực hiện phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”. Trong chuyến đi nghỉ ở Sa Pa, nhà văn tình cờ đọc một tờ báo với 6 dòng tin ngắn về người thanh niên làm công tác khí tượng. - Truyện được in trong tập truyện ngắn “Giữa trong xanh”. - Đọc với giọng chậm, cảm xúc, lắng sâu. Cốt truyện : nhẹ nhàng, đơn giản. - Tình huống: độc đáo, tự nhiên, không gay gắt, căng thẳng. Cách 2: Truyện kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ và cô kĩ sư, bác lái xe với người thanh niên trong chuyến đi thực tế trước khi về hưu của ông hoạ sĩ. Cách 1: Trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai, nhà hoạ sĩ cùng cô kĩ sư, qua lời giới thiệu của bác lái xe đã được gặp người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Được chứng kiến cuộc sống của anh và nghe anh kể về công việc của mình, nhà hoạ sĩ đã vẽ chân dung người thanh niên còn cô gái luôn chăm chú lắng nghe. Người hoạ sĩ và cô gái ra xe đi tiếp, có quà của chàng trai tặng, nhưng món quà lớn nhất lại chính là sự cảm phục và tin yêu mà chàng trai đã mang lại trong lòng họ về công việc thầm lặng của anh. - Tóm tắt: - Nhà hoạ sĩ. - Bác lái xe. - Anh thanh niên. - Cô kĩ sư. - Ông kĩ sư vườn rau. - Anh thanh niên nghiên cứu sét. - Vô danh, chỉ gọi tên theo tuổi tác, nghề nghiệp. - Là những con người bình dị, gần gũi, ta có thể bắt gặp họ ở bất cứ nơi đâu, làm nghề gì nhưng luôn hết lòng cống hiến cho quê hương đất nước. Nhân vật: Em có nhận xét gì về cách gọi nhân vật trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa? (Nhân vật chính) (người kể chuyện) - Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường. - Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. - Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, đỏ, tím, hồng phấn, tổ ong… - ở đây có cả mưa tuyết đấy…, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái im lặng lúc đó thật dễ sợ: nó chặt mình ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… - Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo… Nắng bây giờ đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. - Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo… Miêu tả chi tiết, nghệ thuật tu từ nhân hoá, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế và độc đáo. - Đặt cảnh trong mối quan hệ với con người, làm cho cảnh và người thêm hài hoà, tô điểm cho nhau. - Lời nhà hoạ sĩ: Thích chứ, thích lắm! Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Những thay đổi ở các nhân vật khi bắt gặp cảnh Sắc Sa Pa: + Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. + Nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ Cảnh làm ngỡ ngàng và đắm say lòng người, con người mong muốn được đến và sống ở nơi đây. - Rặng đào, đàn bò lang. - Nắng, mây, sương, tuyết. - Cây, hoa, lá, rừng… - Cảnh được khắc hoạ rõ nét dần, mỗi lúc một lộng lẫy, mơ màng, làm đắm say lòng người. - Cảnh trở thành tấm phông nền để nâng đỡ con người tô điểm thêm vẻ đẹp của con người. - Cảnh miêu tả chi tiết, dịu nhẹ, trong trẻo như tranh lụa, tranh thuỷ mặc. - Tấm lòng nhà văn: tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, cao hơn đó còn là tình yêu quê hương, đất nước. - Tài văn của tác giả: rung cảm tinh tế, ngôn ngữ nghệ thuật giầu yếu tố tạo hình, giầu chất thơ, lời văn nhẹ nhàng, trau chuốt, trong sáng.
File đính kèm:
- Tiet 6667.ppt