Hiện nay, dạy và học Ngữ văn đang là vấn đề khá nóng trong các chương trình bàn luận về thực trạng các bộ môn học trong trường phổ thông. Nhìn vào thực tế, thấy rất rõ, học sinh đang dần không hứng thú với bộ môn này, học với một tâm lí miễn cưỡng, học cho xong.
Học THPT với xu hướng hầu hết chọn các khối Khoa học tự nhiên, nên một lẽ dễ hiểu là học sinh dần không chú trọng vào học Ngữ văn. Nhiều học sinh có tâm lí coi thường bộ môn này. Trong các giờ học, học sinh thường uể oải nặng nề, không hứng thú. Tình trạng buồn ngủ ở học sinh khi học Ngữ văn có lẽ không còn là vấn đề xa lạ. Hơn nữa, lượng học sinh chủ động chăm chỉ với môn học này ngày càng ít đi.
Trong các giờ Ngữ văn, thường thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không thuộc văn bản, không phân tích được vấn đề giáo viên kiểm tra. Đặc biệt, trong các giờ kiểm tra viết, học sinh thường lạm dụng sách để học tốt, các loại sách văn mẫu tràn lan. Hiện tượng cóp chép từ trong sách văn mẫu đã hình thành ở học sinh thói lười tư duy và dần sinh ra thụ động, phụ thuộc, từ đó ngày càng chán nản với môn học này.
8 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiện nay, dạy và học Ngữ văn đang là vấn đề khá nóng trong các chương trình bàn luận về thực trạng các bộ môn học trong trường phổ thông. Nhìn vào thực tế, thấy rất rõ, học sinh đang dần không hứng thú với bộ môn này, học với một tâm lí miễn cưỡng, học cho xong.
Học THPT với xu hướng hầu hết chọn các khối Khoa học tự nhiên, nên một lẽ dễ hiểu là học sinh dần không chú trọng vào học Ngữ văn. Nhiều học sinh có tâm lí coi thường bộ môn này. Trong các giờ học, học sinh thường uể oải nặng nề, không hứng thú. Tình trạng buồn ngủ ở học sinh khi học Ngữ văn có lẽ không còn là vấn đề xa lạ. Hơn nữa, lượng học sinh chủ động chăm chỉ với môn học này ngày càng ít đi.
Trong các giờ Ngữ văn, thường thấy tình trạng học sinh không học bài cũ, không thuộc văn bản, không phân tích được vấn đề giáo viên kiểm tra. Đặc biệt, trong các giờ kiểm tra viết, học sinh thường lạm dụng sách để học tốt, các loại sách văn mẫu… tràn lan. Hiện tượng cóp chép từ trong sách văn mẫu đã hình thành ở học sinh thói lười tư duy và dần sinh ra thụ động, phụ thuộc, từ đó ngày càng chán nản với môn học này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS THPT không hứng thú trong giờ học Đọc văn, theo tôi có những nguyên nhân cơ bản sau:
Về phía GV: Trong những năm gần đây, ngành luôn đề cao việc đổi mới phương pháp dạy học, nhưng thật sự việc đổi mới ở các GV dạy Ngữ văn còn gặp khá nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng chưa đạt được kết quả mong muốn, do vậy ngoài các tiết dự thi, thao giảng, dạy tốt, thanh tra, đa phần tiết dạy Ngữ văn là tiết "dạy chay", thầy vẫn giữ phương pháp cũ là thuyết giảng. Chính điều đó đã làm giảm rất nhiều sự hào hứng, sáng tạo của HS.
Về phía HS: Đa phần HS hiện nay đã quen với lối học thụ động, không đào sâu tư duy.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và ứng dụng CNTT vào dạy học, đặc biệt là trong môn Ngữ văn để tạo động cơ và tăng cường hứng thú cho người học. Tại các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở, số tiết học được giảng dạy bằng phần mềm trình chiếu ngày càng tăng và thu được những kết quả bước đầu. Một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học là soạn thảo giáo án. Hiện nay có nhiều phần mềm soạn thảo giúp cho giáo viên soạn thảo giáo án, trong đó phần mềm thông dụng nhất hiện nay là MS Word.
Bên cạnh soạn giáo án thông thường, tỷ lệ giáo viên sử dụng bản trình chiếu điện tử trong giảng dạy cũng tăng đáng kể. Một trong các phần mềm soạn thảo bản trình chiếu điện tử thông dụng và đơn giản nhất hiện nay mà giáo viên thường dùng là MS PowerPoint. Để có thể soạn được các bản trình chiếu điện tử chất lượng tốt, giáo viên có thể tìm hiểu thêm một số tính năng nâng cao của PowerPoint: Chèn video clip, chèn âm thanh, tạo ảnh động, biên tập video hay một số phần mềm sau: Adobe Photoshop, Macromedia Flash, Violet, Adobe Pressenter.
Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả nhờ ứng dụng CNTT mang lại, một số trường, sở giáo dục và đào tạo đã yêu cầu, động viên, khuyến khích giáo viên soạn giáo án bằng máy vi tính, sử dụng bản trình chiếu điện tử trong dạy học, điều mà cách đây chưa lâu được xem là không cho phép. Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học là phương tiện dạy học. Đặc biệt khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Công nghệ thông tin và truyền thông mới đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Để sử dụng các phương tiện dạy học, giáo viên cần làm chủ phương tiện dạy học, trong đó projector là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù vậy, nhiều giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng nó. Hiện nay, một số trường đã có smart board, tuy nhiên chưa nhiều vì giá quá cao và chưa có nhiều cơ sở bảo trì, sửa chữa trong nước. Trong tương lai gần, xu thế sử dụng smart board vào dạy học là tất yếu vì những công nghệ nổi bật của nó: Điều khiển máy tính trực tiếp trên bảng, lưu bài giảng, thư viện đồ dùng dạy học, viết trực tiếp trên bảng, nhận dạng chữ viết,…
Một sự thay đổi đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là nhiều trường, sở đã đưa tiêu chí sử dụng công nghệ thông tin vào việc đánh giá giờ dạy của giáo viên. Tuy mức độ chưa cao, nhưng đã trở thành động lực để giáo viên khai thác các phương tiện dạy học hiện đại, nâng cao chất lượng bài dạy.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó. Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay,… Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google. Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng…
Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng tiếng…nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, giáo viên cần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình.
Trong quá trình giảng dạy, đã có một số giáo viên nghiên cứu các đề tài về việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở cấp THCS và THPT để đổi mới giờ dạy, nâng cao chất lượng dạy và học:
Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn” của thầy giáo Nguyễn Toàn Thắng, trường THCS Viện Nội. Trên cơ sở thực trạng của tình hình dạy và học văn của HS trường THCS Viện Nội, là một GV tổ xã hội, thầy giáo Nguyễn Toàn Thắng đã đưa ra những phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn, trong công tác kiểm tranh – đánh giá và công tác quản lí.
Chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ Văn” của GV Nguyễn Kim Dung, phòng giáo dục Hoài Đức – Hà Tây. Trong chuyên đề này đã đưa ra các phần mềm ứng dụng trong dạy học, đồng thời trình bày một số bài soạn giáo án bằng phần mềm Powerpoint.
Kỷ yếu Hội thảo "CNTT trong giáo dục Việt Nam - Tích hợp hay chuyển đổi” ngày 13/12/2012 tại Hà Nội: TS Trần Trung (Dự bị ĐH dân tộc Sầm Sơn), PGS TS Trịnh Thanh Hải (ĐH Thái Nguyên), ThS Phan Anh Hùng (ĐH Vinh), ThS Đỗ Đức Thông (THPT Triệu Sơn 5) nêu lên những ứng dụng ICT trong dạy học theo hướng tích hợp. Dạy học bằng phương pháp tổ chức những buổi hội thảo, thảo luận qua mạng hoặc trực tiếp tại lớp dưới sự chủ trì của GV. Thiết kế nhiều định dạng bài học khác nhau, tài liệu học tập, đề thi có thể dùng hình thức trắc nghiệm tại lớp trên giấy hoặc làm ngay trên máy tính. Trong các lớp học truyền thống, GV cần đưa CNTT vào trong giảng dạy qua các giáo án điện tử, các bản tin, bài viết trên mạng và cả trò chơi điện tử cho môn học (nếu có), tập cho HS dần quen với việc tìm tài liệu trên mạng, chia sẻ tài liệu bằng cách cho đề tài, giới thiệu địa chỉ những trang web liên quan, những tài liệu tham khảo.
Bên cạnh việc đổi mới trong phương pháp dạy học của GV, cũng phải nhìn nhận thấy rằng chương trình sách giáo khoa Ngữ văn vẫn nghèo nàn, bị cắt khúc. Nội dung dài dòng, nhưng lại bỏ qua nhiều tri thức văn hoá nền tảng, cần thiết cho sự phát triển đặc thù của một quốc gia phương Đông như nước ta trong thời hiện đại. Cấu trúc tích hợp cứng, cồng kềnh, đã trở nên hình thức, không linh hoạt. Phương pháp dạy/ học bị lạm dụng, thể hiện qua hệ thống câu hỏi, khiến bài học càng trở nên dài và nặng nề. Phương pháp suy luận trong làm văn rất yếu. Tư duy suy luận trong toàn hệ thống không được bổ trợ tích cực, sức mạnh ngôn ngữ không được phát huy để trở thành một ngôn ngữ đẳng cấp. Vấn đề tư duy lại các nền văn học, việc giải mã lại các tác phẩm văn học chưa hề được đặt ra trong biên soạn chương trình sách giáo khoa, nên cách hiểu và cách biên soạn còn đi theo lối mòn. Vì vậy, cần có những nghiên cứu để đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn. Ngày nay, dạy học theo đặc trưng thể loại và phương pháp tích hợp, GV cần có sự vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học truyền thống và dạy học hiện đại.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, rất hạn chế trong việc ứng dụng CNTT để triển khai giảng dạy. Vì vậy, trong lựa chọn bài học để thiết kế, cần lựa chọn một cách cẩn thận, biết khai thác nội dung và sử dụng CNTT hợp lí. Chúng tôi đưa ra bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Bài giảng có bố cục ba phần: Dẫn nhập, Nội dung và Tổng kết; trong mỗi phần sẽ được chia thành các hoạt động có sử dụng CNTT.
Trong phần dẫn nhập: Chúng tôi sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint, chiếu những hình ảnh và địa danh liên quan đến tác giả. Trên cơ sở gợi mở, phát vấn, HS có thể đưa ra những ý kiến của mình về tác giả, sự nghiệp sáng tác và đôi nét về tác phẩm. Ví dụ: Chúng tôi trình chiếu chân dung Hàn Mặc Tử; hình ảnh làng quê Vĩ Dạ, Quy Nhơn… Sau khi HS đưa ra ý kiến, GV sẽ nhận xét và chốt lại vấn đề.
Trong phần triển khai nội dung:
Mở đầu bài dạy: GV cho HS nghe file “Nhạc và ngâm thơ” để HS cảm nhận được chất Huế trong thơ Hàn Mặc Tử qua giọng đọc Huế.
Triển khai: tìm hiểu bức tranh thiên nhiên và tâm trạng thi nhân. Trong khi phân tích từng câu thơ, chúng tôi trình chiếu hình ảnh minh họa để HS quan sát và liên tưởng dễ hơn, HS đưa ra các ý kiến nhận xét, GV chốt vấn đề.
Ở phần cuối bài thơ, GV tổ chức thảo luận nhóm. GV trình chiếu yêu cầu thảo luận trên máy chiếu, dành thời gian 3 phút cho HS thảo luận. Sau đó các nhóm trình bày trên giấy A0 và chiếu hắt trên máy chiếu vật thể để cả lớp quan sát. GV chốt vấn đề.
Trong phần tổng kết:
Để tổng kết toàn bộ nội dung bài học, GV sử dụng phần mềm mindmap để HS có thể thao tác trực tiếp trên bảng tương tác. Thông qua việc sử dụng “sơ đồ tư duy”, HS có thể hệ thống kiến thức toàn diện và nắm vững nội dung hơn.
Hoạt động tiếp theo, GV cho HS nghe phổ nhạc bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Sau đó, GV cho HS tham gia chơi trò chơi ghép tranh để luyện tập và củng cố bài học.
Ứng dụng CNTT trong bài giảng này sẽ đạt được rất nhiều ưu điểm như:
- Nội dung
+ Các kiến thức được trình bày dưới dạng những mệnh đề ngắn gọn, có tính chất khái quát, tổng hợp cao, tiết kiệm được thời gian.
+ Kiến thức trọng tâm được lưu ý, nhấn mạnh
+ Kiến thức mở rộng liên hệ phong phú qua nhiều thông tin đại chúng
- Phương pháp
+ Đây là một phương pháp dạy học tương tác có hiệu quả, có thể phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong vấn đề tìm kiếm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự tương tác mạnh.
+ Nó có tính chất cô đọng, linh hoạt trong hình thức tổ chức lớp học ở trường, ở nơi tham quan thực tế (khi có phương tiện)
- Hiệu quả nhận thức:
+ Tác động trực quan với nhiều khía cạnh khác nhau của cùng một vấn đề (ngoài văn bản ngôn từ) giúp học sinh nắm bắt, liên hệ kiến thức một cách cụ thể, toàn diện.
+ Với ưu điểm của ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, học sinh sẽ dễ nhớ, dễ học hơn những lời giảng văn chương bay bổng mà không đúng trọng tâm.
+ Tạo được hứng thú say mê cho học sinh khi áp dụng một phương pháp mới.
+ Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim tư liệu, tranh ảnh, khúc ngâm, bài hát (hoặc các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học trong luyện tập, củng cố... Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.
+ Những giờ thực hành hoặc phần chuẩn bị bài của học sinh sẽ thật sự hữu ích cho các em với các bài thuyết trình hoặc thực hiện thảo luận nhóm. Từ đó học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn. Kiến thức các em tự tích lũy từ kho tư liệu khổng lồ Internet qua các giờ thực hành giúp bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa (phần chuẩn bị tư liệu về Hàn Mặc Tử).
Bên cạnh những ưu điểm, việc ứng dụng CNTT còn có những hạn chế, đó là những thách thức đối với GV trong cương vị giảng dạy và quản lí:
- Không phát huy tối đa được hiệu quả của các phương pháp bình giảng, đọc diễn cảm, gợi mở vốn là một phương pháp phù hợp với đặc trưng riêng của bộ môn Văn.
- Không khí lớp học bị phân hóa, mạch tiếp nhận của học sinh đôi khi bị gián đoạn, lời giảng của giáo viên không được chú ý nhiều, chủ đề của giờ học bị phân hóa. Những cái phụ trong bài giảng (hình ảnh, phim, âm thanh liên quan, minh họa) lấn át cái chính (nội dung kiến thức cần truyền đạt).
- Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Văn có ứng dụng CNTT. Song, bên cạnh đa số học sinh tiếp cận nhanh chóng với phương pháp học mới này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục sau: Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài. Một số khác gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ...
- Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao.
Từ những ưu điểm và hạn chế trên, để ứng dụng CNTT trong nhà trường đạt được hiệu quả, mỗi giáo viên cần làm tốt một số việc sau:
- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
- Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh,… ), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ và hiệu ứng thích hợp, hiệu ứng nên đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng.
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác định một chủ đề rõ ràng (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh. Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết này có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. (Củng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm).
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh; công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
- Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những các làm hay.
- Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, …và hướng dẫn sử dụng, (vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần xem xét) , dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách phòng này để khắc phục sự cố và bảo quản sử dụng lâu dài.
Tóm lại, không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Thành công trong giờ dạy là nghệ thuật sư phạm của GV, vận dụng CNTT là một hướng đi trong xu thế đổi mới hiện nay mà GV nên vận dụng, điều này không hoàn toàn bắt buộc song chính việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng sẽ làm mỗi giờ lên lớp của chúng ta phong phú hơn, thu hút được sự hứng thú của HS, tạo động lực cho người học và cả người dạy. Hi vọng trong tương lai, các GV sẽ ứng dụng hiệu quả hơn nữa công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn để có được những giờ dạy văn thực sự chất lượng.