Bài giảng Tương tác thuốc

• Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc, thực phẩm, hoá chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc.

• Sử dụng càng nhiều thuốc nguy cơ tương tác càng lớn.

Kết quả của tương tác thuốc: tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc chịu tương tác.

 

 

ppt14 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tương tác thuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tương tác thuốc ? Tương tác thuốc - thuốc Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc, thực phẩm, hoá chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các thuốc. Sử dụng càng nhiều thuốc nguy cơ tương tác càng lớn. Kết quả của tương tác thuốc: tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc chịu tương tác. Bản chất của tương tác thuốc –thuốc 1. Tương tác dược học: Là tương tác hoá lý xảy ra do pha chế, phối hợp hay pha loãng thuốc. Có thể là tương tác của một thuốc với một dung dịch tiêm truyền đường TM, hoặc giữa hai thuốc trong cùng một dung dịch. Hậu quả có thể dẫn tới mất tác dụng của thuốc chịu tương tác. Chính là tương kỵ thuốc Bản chất của tương tác thuốc –thuốc 2. Tương tác dược lực học (có tính đặc hiệu). Xẩy ra tại receptor giữa 2 thuốc nhằm làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc để giải độc thuốc, ví dụ morphin – nalorphin. - Xẩy ra tại các receptor khác nhau, nhưng có cùng một tác dụng, ví dụ kết hợp kháng sinh với thuốc giảm tiết HCl điều trị viêm loét đường tiêu hoá. Bản chất của tương tác thuốc –thuốc 3. Tương tác dược động học: (tương tác không đặc hiệu) tác động đến quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ của thuốc. Ví dụ: erythromycin dùng cùng lúc với theophylin xảy ra tương tác gây tăng nồng độ thuốc trong máu của theophylin có thể dẫn đến ngộ độc mặc dù dùng theophylin ở liều bình thường Ví dụ về phối hợp thuốc tạo tương tác thuốc nguy hiểm Theophylin có ADR nếu nồng độ trong máu > 20 microgram/ml. Nôn, buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh, hạ huyết áp, loạn nhịp thất, chết ! Nếu nồng độ > 25 ug/ml, nguy cơ nguy hiểm của ADR >85%. Xuất hiện tương tác thuốc khi dùng theophylin phối hợp với erythromycin, ciprofloxacin, cimetidin, diltiazem, norfloxacin ứng dụng tương tác thuốc trong điều trị (1) 1. Tận dụng tương tác có lợi để cải thiện tác dụng dược lý, cải thiện dược động học của thuốc, hoặc giải độc thuốc. Bác sĩ kê đơn chủ định tận dụng tương tác có lợi thì Điều dưỡng cho dùng thuốc cùng thời điểm. ứng dụng tương tác thuốc trong điều trị(2) 2. Tránh các tương tác có hại: - Các phối hợp thuốc tạo nên tương tác gây tăng độc tính và tác dụng phụ. - Các phối hợp làm giảm tác dụng dược lý và giảm hiệu quả điều trị. Trong trường hợp bác sĩ buộc chỉ định hai thuốc có tương tác, Điều dưỡng cần hỏi lại BS mục đích phối hợp. Nếu cần tránh tác dụng có hại thì cho người bệnh dùng hai thuốc đó cách nhau ít nhất 2 h( trừ trường hợp tương tác theo cơ chế chuyển hoá) 3. Khi có tương tác thuốc gây độc hại cho thận. Theo dõi lượng chức năng thận của người bệnh qua việc theo dõi lượng nước tiểu của người bệnh trong ngày. Ví dụ: dùng thuốc nhóm cephalosporin kết hợp với thuốc nhóm aminoglycosid trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Vì kết hợp hai thuốc này gây tương tác có hại cho thận. chỉ định Tra cứu tương tác thuốc Sử dụng tài liệu để tra cứu hoặc sử dụng phần mềm Incompatex (tiếng Pháp); Mims Interaction (tiếng Anh); Phần mềm bằng tiếng Việt đang được thử nghiệm Tương tác thuốc với thuốc chia ra 4 mức độ: Mức độ 1: Cần theo dõi quá trình điều trị Mức độ 2: Cần theo dõi bệnh nhân Mức độ 3: Cân nhắc lợi ích và nguy cơ Mức độ 4: Phối hợp nguy hiểm Tương tác thuốc-thức ăn đồ uống 1. Tác động của thức ăn đến thuốc: Có thể - Làm giảm hấp thu hoặc chậm hấp thu thuốc - ảnh hưởng đến chuyển hoá thuốc - Thay đổi bài xuất thuốc - Làm thay đổi độc tính của thuốc ảnh hưởng của thức ăn đến sự hấp thu của thuốc Tương tác thuốc-thức ăn 2. Thời điểm uống thuốc: Thường uống khi dạ dày rỗng Erythromycin base, digoxin và các thuốc giải phóng chậm như Adalat LA, Adalat LP cần uống vào lúc dạ dày rỗng. Vì khi no thức ăn lưu lại dạ dày là 1-4h, do đó erythromycin base, digoxin và màng bao viên của Adalat LA, LP dễ bị môi trường acid của dạ dày phá hủy. Tương tác thuốc - đồ uống 3. Cần tránh uống thuốc với : Sữa: Các kháng sinh đều bị sữa làm giảm hấp thu. Nước chè: Gây kết tủa nhiều thuốc. Nước khoáng: Độ kiềm cao gây tăng hấp thu một số thuốc. Rượu: - Tương tác với các nhóm thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ - Rượu tăng tác dụng viêm loét chảy máu của thuốc chống viêm không steroid - Rượu + thuốc hạ huyết áp gây tụt HA đột ngột - Rượu + isoniazid hoặc metromidazol gây phản ứng sợ rượu

File đính kèm:

  • pptTuong tac thuoc.ppt
Giáo án liên quan